159-2024 - page 8

8
ĐồngNai cấmxe từ5 tấnvàođườngnốiBìnhDươnggiờ caođiểm
Sở GTVT tỉnh Đồng Nai vừa thông báo về việc tổ chức
lại giao thông trên tuyến đường Nhà máy nước Thiện Tân,
hay còn gọi là đường Hoàng Văn Bổn - Thiện Tân. Đây là
tuyến đường nối từ Quốc lộ 1A đi đường ĐT 768 kết nối
với tỉnh Bình Dương bằng cầu Thủ Biên.
Tuyến đường này được đầu tư đưa vào sử dụng từ năm
1999, không có hệ thống thoát nước nên đã hư hỏng, nhất
là đoạn từ ngã ba Minh Nguyệt đến Quốc lộ 1. Để đảm bảo
an toàn giao thông, Sở GTVT đã phối hợp với các đơn vị
liên quan xem xét và thống nhất phương án tổ chức lại giao
thông trên tuyến đường Nhà máy nước Thiện Tân.
Theo đó, từ ngày 25-7, tỉnh Đồng Nai chính thức cấm xe
có trọng tải từ 5 tấn trở lên lưu thông trong hai khung giờ,
từ 6 giờ đến 8 giờ và từ 16 giờ đến 18 giờ 30 trên tuyến
đường Nhà máy nước Thiện Tân (đoạn từ ngã ba Minh
Nguyệt đến Quốc lộ 1).
Lực lượng công an, thanh tra hỗ trợ điều tiết giao
thông, hướng dẫn tài xế ra vào tuyến đường Nhà máy
nước Thiện Tân cũng như hỗ trợ xử lý trong quá trình
điều chỉnh phương án tổ chức giao thông. Qua đó, đảm
bảo lực lượng chốt trực trong giờ cao điểm, kiểm tra, xử
lý các vi phạm theo thẩm quyền…
Tuyến đường trên thuộc dự án BOT đường ĐT 768 do
Công ty CP Sonadezi Châu Đức làm chủ đầu tư. Tuyến
đường đã được tiến hành duy tu, sửa chữa theo kế
hoạch nhưng hiện xuống cấp trầm trọng, lượng xe lưu
thông rất đông, chủ yếu là các xe có trọng tải lớn. Để
đảm bảo cho xe lưu thông an toàn, chủ đầu tư thường
xuyên đổ đá, san gạt.
Trước đó, vào ngày 11-6, UBND tỉnh Đồng Nai đã
phê duyệt quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư dự
án BOT đường ĐT 768. Trong đó, đưa tuyến đường Nhà
máy nước Thiện Tân ra khỏi dự án BOT. Đồng thời, để
đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường cấp bách
trên tuyến đường này, UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận
chủ trương sửa chữa tuyến đường này bằng nguồn vốn sự
nghiệp giao thông.
VŨ HỘI
Đô thị -
Thứ Bảy 20-7-2024
TuyếnđườngNhàmáynướcThiệnTân(đườngHoàngVănBổn-Thiện
Tân)nằmtrongdựánBOTđườngĐT768hưhỏngnặng.Ảnh:VH
36 tỉnh, thành
sử dụng phần mềm
VBDLIS
Không chỉ TP.HCM, hệ thống
phầnmềmVBDLIS (VietnamLand
Database and Land Information
System) được Viettel cung cấp
miễn phí cho 36 tỉnh, thành. Ở
một số tỉnh, 100% TTHC về đất
đai đều thông qua hệ thống này.
NGUYỄNCHÂU- TRỌNGPHÚ
S
au một thời gian phần mềm xử
lý hồ sơ nhà đất VBDLIS của
Viettel cung cấp gián đoạn,
đến nay việc giải quyết hồ sơ cho
người dân và doanh nghiệp ở các
địa phương trên cả nước đã cơ bản
thông suốt.
Bộ TN&MT đã vào cuộc
ngay từ khi xảy ra sự cố
Ngày 18-7, trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ông Mai Văn Phấn, Cục
trưởng Cục Đăng ký và dữ liệu thông
tin đất đai (Bộ TN&MT), cho biết
ngay khi Viettel thông báo ngừng
cung cấp dịch vụ từ tháng 6-2023,
Bộ TN&MT đã nhận diện được vấn
đề này. Ngay sau đó, bộ đã vào cuộc
cùng với các địa phương xử lý nhằm
bảo đảm thực hiện các giao dịch của
người dân và doanh nghiệp.
Trong đó, Bộ TN&MT đề nghị các
địa phương cần xây dựng kế hoạch
thực hiện, thuê đường truyền, lựa chọn
các đơn vị cung ứng dịch vụ… “Bộ
cũng ban hành các tiêu chí lựa chọn
đơn vị cung ứng để hướng dẫn cho
các địa phương chủ động xây dựng
kế hoạch thực hiện và có thể bắt tay
làm luôn vào đầu năm 2024” - ông
Phấn nói. Ông Phấn cho biết đến
nay đã là tháng 7-2024, do một số
địa phương “ngồi chờ” nên dẫn đến
tình trạng chậm như trên.
Cũng theo ông Phấn, trong cùng
bối cảnh hoạt động như thế nhưng có
tỉnh đã chủ động được, không bị ách
tắc hồ sơ sau khi Viettel ngắt phần
mềm. Chẳng hạn như Trà Vinh, một
tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng vẫn
chủ động được. Hoặc như Hà Nội, từ
hơn một năm nay cũng đã sử dụng hệ
thống phần mềm của TP trong quản
lý dữ liệu đất đai…
Ông Phấn khẳng định không phải
đến Luật Đất đai năm 2024 mà từ
Luật Đất đai năm2013 (khoản 4Điều
124) đã giao cho các địa phương có
trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản
lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu đất đai ở địa phương. Từ
đó, cung cấp dữ liệu này cho Bộ
TN&MT để tích hợp vào cơ sở dữ
liệu đất đai quốc gia. Do vậy, các
địa phương cần chủ động hơn trong
triển khai các nội dung này.
Trước đó, vào ngày 20-6, Thứ
trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân
TP.HCM: Hồ sơ đất
đai đãhết ách tắc sau
sự cố lỗi phầnmềm
Khi Viettel thông báo ngừng cung cấp phầnmềmVBDLIS từ
tháng 6-2023, Bộ TN&MT đã vào cuộc cùng với các địa phương
xử lý nhằmbảo đảm thực hiện các giao dịch của người dân
và doanh nghiệp.
đã có văn bản gửi các địa phương
để đốc thúc tiến độ xây dựng, hoàn
thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất
đai với các nhiệm vụ, giải pháp khá
chi tiết và cụ thể.
Theo đó, Bộ TN&MT đề nghị các
địa phương coi đây là nhiệmvụ chính
trị quan trọng, dành nguồn lực để đẩy
nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện
cơ sở dữ liệu đất đai. Từ đó, bao đam
đến năm 2025 đưa hệ thống thông
tin quốc gia về đất đai vào vận hành,
khai thác theo luật đinh.
Xử lý hồ sơ đất đai
ở TP.HCM đã ổn định
Từ 7 giờ 30 ngày 6-6 đến 12 giờ
ngày 10-6, hệ thống phầnmềmchuyên
ngành VBDLIS đã tạm dừng cung
cấp dịch vụ kết nối. Cũng như các
tỉnh, thành khác, toàn bộ quá trình
xử lý hồ sơ đất đai của hệ thống Văn
phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ)
TP.HCM cũng bị gián đoạn. Tuy
nhiên, chỉ vài ngày sau, phần mềm
đã tiếp tục vận hành, các thủ tục đã
được thực hiện lại bình thường.
Ông Nguyễn Lê Tuân, Giám đốc
VPĐKĐĐ quận Bình Tân, cho biết
hiện nay các hồ sơ liên quan đến
đất đai đã thực hiện lại bình thường,
không bị ùn ứ hồ sơ, phần mềm hiện
vẫn hoạt động. “Chỉ từ ngày 6 đến
10-6, khi phần mềm quản lý ngừng
hoạt động mới ảnh hưởng đến việc
giải quyết hồ sơ. Sau đó, phần mềm
hoạt động trở lại thì các quy trình, thủ
tục vẫn thực hiện bình thường, không
có việc ùn ứ hồ sơ” - ông Tuân nói.
Tại Chi nhánhVPĐKĐĐquậnTân
Bình, hồ sơ cũng trục trặc trong những
ngày phần mềm bị ngưng nhưng sau
đó đã thực hiện lại bình thường.
“Trong tháng 6, một số ngày phần
mềm ngưng hoạt động cũng có ảnh
hưởng đến việc giải quyết hồ sơ.
Tuy nhiên, thời điểm này chúng tôi
vẫn thực hiện nhập dữ liệu trên hệ
thống nội bộ và giải quyết hồ sơ cho
người dân. Đến nay mọi thứ đã vận
hành trở lại bình thường” - đại diện
Chi nhánhVPĐKĐĐ quận Tân Bình
khẳng định.
Theo UBND TP.HCM, hiện nay
Bộ TN&MT chưa thống nhất phần
mềm quản lý thông tin đất đai dùng
chung cho cả nước. Để duy trì kết
nối, chia sẻ thông tin trên cổng
dịch vụ công, các hệ thống khác
và công tác quản lý hồ sơ địa chính
số, TP triển khai thí điểm hệ thống
thông tin quản lý đất đai VBDLIS
(Vietnam Land Database and Land
Information System) của Viettel gắn
với vận hành hệ thống thông tin giải
quyết TTHC của TP để tiếp nhận và
xử lý hồ sơ.
Vì vậy, từ ngày 22-10-2022, cơ sở
dữ liệu địa chính đã được quản lý
vận hành tập trung thống nhất. Theo
đó, 100% đơn vị tiếp nhận, cập nhật
hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC)
trên hệ thống thông tin giải quyết
TTHC TP (trừ các thủ tục ghép, rút
gọn đang trình quy trình, thủ tục đã
trình đang chờ UBND TP ban hành
theo thẩm quyền).
TP đã thực hiện kết nối giữa hệ
thống thông tin giải quyết TTHC
của TP, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư và hệ thống thông tin quản lý đất
đai, số hóa kết quả giải quyết TTHC.
Tuy nhiên, trong thời gian từ 7 giờ
30 ngày 6-6 đến 12 giờ ngày 10-6,
hệ thống phần mềm chuyên ngành
VBDLIS đã tạm dừng cung cấp dịch
vụ kết nối. Điều này đã dẫn đến toàn
bộ hồ sơ số về đất đai trên hệ thống
của VPĐKĐĐ dừng hoàn toàn.
Cũng theo UBND TP.HCM, phần
mềm này đang được Viettel cung
cấp miễn phí cho TP.HCM theo dự
án “Tăng cường quản lý đất đai và
cơ sở dữ liệu đất đai” do Chính phủ
thực hiện từ năm 2017, World Bank
tài trợ. Dự án đã kết thúc cách đây
hai năm.
Không còn nguồn tài trợ nênViettel
cũng không thể vận hànhmiễn phí mà
có thể ngừng bất cứ lúc nào. Trong
khi đó, TP.HCM là địa phương đầu
tiên bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi xảy
ra sự cố, UBNDTP.HCM đã đề nghị
Viettel hỗ trợ mở lại dịch vụ nhưng
doanh nghiệp này chỉ đồng ý cung
cấp một số ngày trong tuần.•
Người dân làmhồ sơ nhà đất tại Văn phòngĐăng ký đất đai quận Tân Phú. Ảnh: NGUYỄNCHÂU
Thứ trưởng Bộ TN&MT
Lê MinhNgân cũng đã
có văn bản gửi các địa
phương để đốc thúc tiến độ
xây dựng, hoàn thiện cơ sở
dữ liệu quốc gia về đất đai.
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook