13
Đội “Gia sư áo xanh” dạy học
miễn phí cho trẻ em nghèo
GIAAN
N
hiều năm qua, cứ mỗi
độ hè về, các bạn sinh
viên trong đội “Gia sư
áo xanh” lại háo hức tổ chức
những buổi học rèn luyện kỹ
năng và bổ sung kiến thức cho
trẻ emcó hoàn cảnh khó khăn.
Vượt khóđể“nuôi chữ”
cho các em
Vừa bước vào ngưỡng cửa
ĐH, bạn Nguyễn Ngọc Minh
Hiếu, sinh viên năm nhất
Trường ĐH Tôn Đức Thắng,
đã hăng hái tham gia chương
trình “Gia sư áo xanh”.
Mặc dù đoạn đường từ
nhà trọ đến lớp học dài tận
18 km nhưng đều đặn buổi
sáng Minh Hiếu dậy rất sớm,
chăm chỉ đến lớp để dạy các
em học vẽ.
Khi được hỏi về lý do tham
gia chương trình “Gia sư áo
xanh”, Minh Hiếu tâm sự:
“Công sức của mình nhỏ bé
lắmnhưng lại mang đến nhiều
giá trị cho các em. Đây thật sự
là một chương trình ý nghĩa
và nhân văn, mình hạnh phúc
khi được góp sức nhỏ vào ý
nghĩa lớn đó”.
Tương tự, chàng trai nhiệt
huyết Nguyễn Công Khiêm,
sinh viên năm hai Trường
ĐH Bách khoa (ĐH Quốc
gia TP.HCM), với mục đích
sống là phải làm công việc có
ý nghĩa, ngay từ hè năm nhất,
Công Khiêm đã tham gia đội
hình “Gia sư áo xanh”.
Dù bận rộn với việc học
tập và làm thêm khác nhưng
Công Khiêm luôn dành một
khoảng thời gian nhất định
cho lớp học hè.
Công Khiêm cho biết ở
mỗi điểm dạy có rất nhiều
em ở độ tuổi khác nhau, từ
cấp I, cấp II, thậm chí là các
em chưa bao giờ được đi học,
cho nên thách thức lớn nhất
khi tham gia làm gia sư là
việc tiếp cận, tạo động lực
học tập cho các em.
Dẫu vậy, Công Khiêm nói:
“Dù khó nhưng mình không
nản. Chúng mình luôn nỗ lực
tạo ra những phương pháp dạy
học thú vị, thay vì dạy suông
thì kết hợp thêm hình ảnh, trò
chơi. Khi tham gia chương
trình, trung tâm cũng có tập
huấn kỹ năng sư phạm. Tuy
nhiên, mình nghĩ điều quan
trọng nhất trong quá trình dạy
học đó là sự thấu hiểu. Chịu
khó hỏi han, tâm sự, chia sẻ
thì các em sẽ ngoan lắm”.
Gắn bó công việc
nhờ tình cảm của
các em nhỏ
Kể về trải nghiệm làm gia
sư, trên khuônmặt các bạn trẻ
là những nụ cười hạnh phúc.
Hạnh phúc đến từ những điều
giản đơn, đó là bức vẽ xinh
xắnmàMinh Hiếu nhận được
cuối giờ học “chị ơi, em tặng
chị nè”; là những chú gấu
bông nhỏ nhắn - gia tài tuổi
thơ quý giá mà các em sẵn
sàng tặng Công Khiêm để
bày tỏ lòng cảm ơn.
“Điều khiến mình vui nhất
cũng là động lực để tiếp tục
gắn bó với hành trình này là
tình cảm của các em nhỏ. Các
em rất hào hứng đến lớp. Đặc
biệt, các em và phụ huynh
đều rất thương các anh chị
“Gia sư áo xanh”” - Công
Khiêm tâm sự.
Tại lớp họcBìnhChánh, em
Nguyễn Trần Phương Anh,
một học sinh hoàn cảnh khó
khăn có thành tích vượt khó,
đã được nhận một bộ máy vi
tính từ chương trình “Gia sư
áo xanh”.
Kể về quá trình học tập
cùng các anh chị, PhươngAnh
vui mừng kể: “Em thích học
với các anh chị lắm, đi học
rất vui. Em được học toán,
tiếng Việt… và học võ nữa”.
Được một hôm nghỉ làm,
anh Trần Ngọc Anh (39 tuổi,
khu nhà lưu trú công nhân Lê
Minh Xuân), một phụ huynh
có con theo học lớp của các
“Gia sư áo xanh”, đã đến lớp
học từ rất sớm để xem con
mình học tập.
“Hè về, các cháu ở đây
không có khu vui chơi, phụ
Đời sống xã hội -
ThứBa23-7-2024
Dù bận rộn với việc học và làm thêm, các sinh viên trong đội “Gia sư áo xanh” vẫn dành thời gian tổ chức dạy
học miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn.
huynh lại bận nên con cái chỉ
tập trung điện thoại. Từ khi đi
học, tôi thấy cháu nhà tôi có
ý thức tốt lên rất nhiều. Đến
ngày đến giờ là háo hức đi
học. Qua cách giảng dạy, tôi
thấy các bạn sinh viên thật
sự nhiệt tình, tận tâm” - anh
NgọcAnh bày tỏ sự cảm kích
đối với các sinh viên trong
đội “Gia sư áo xanh”.
Chị Ngô Thùy Dung (36
tuổi, khu nhà lưu trú công
nhân Lê Minh Xuân) cũng
hào hứng chia sẻ: “Nhờ có
những lớp học này, con em
công nhân chúng tôi có thêm
một sân chơi mùa hè bổ ích.
Con tôi ngày nào có lịch học
thì tối trước đó đều thao thức
mong chờ, sáng thì dậy rất
sớm để được đến lớp. Cứ
rảnh là tôi lại ghé thăm lớp
học. Không khí ở lớp lúc nào
cũng rộn ràng, náo nhiệt, các
cháu học rất thích thú”.
Trong khuôn khổ hoạt động
của chương trình “Gia sư áo
xanh” năm 2024, Thành đoàn
TP.HCM đã đến thăm, động
viên tinh thần các chiến sĩ
tình nguyện tại TP Thủ Đức
và huyện Bình Chánh.
Có mặt tại buổi thăm, ông
Thổ Hoài Phong, Phó Giám
đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh
niên công nhân TP, Phó ban
chương trình “Gia sư áo xanh”
năm 2024, cho biết đã có hơn
500 em khó khăn là con em
thanh niên công nhân, người
lao động; trẻ emmồ côi hoặc
bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại
dịchCOVID-19đãđượcchương
trình “Gia sư áo xanh” hỗ trợ.
“Có được hành trình này,
một phần lớn là sự góp sức
ý nghĩa của hơn 1.000 sinh
viên đầy nhiệt huyết đã đăng
ký trở thành gia sư miễn phí
cho các em” - ông Phong nói.•
“Gia sư áo xanh” là chương trình tình
nguyện do Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh
viên TP.HCM và Ban Công nhân lao động
Thành đoàn, Trung tâm Hỗ trợ thanh niên
công nhân TP.HCM phối hợp tổ chức.
Qua nhiều nămhoạt động (2012-2024),
chương trình“Gia sư áo xanh”đã thu hút
hàng ngàn sinh viên từ nhiều trường ĐH
thamgia làmgia sư.
Tính đến hết năm 2023, chương trình đã
thu hút 7.251 lượt sinh viên thamgia làmgia
sư; 9.126 lượt học sinh thamgia lớp học; thực
hiện 773.552 giờ lên lớp gia sư, phụ đạo.
Riêng trong chiến dịch năm 2024, đang
có hơn 1.000 sinh viên đăng ký tham gia
lực lượng gia sư tình nguyện.
Hàng ngàn sinh viên tham gia làm gia sư
Riêng trong chiến
dịch năm 2024,
đang có hơn 1.000
sinh viên đăng ký
tham gia lực lượng
gia sư tình nguyện.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM “chốt”
mức tăng học phí năm học 2024-2025
Sáng 22-7, Trường ĐH Y Dược TP.HCM đã có thông báo
về mức thu học phí năm học 2024-2025 cho các khóa học,
ngành học. Nhìn chung, so với năm học trước, mức học phí
của trường có sự tăng nhẹ khoảng 10% theo quy định.
Theo đó, với sinh viên hệ ĐH chính quy, Trường ĐH Y
Dược TP.HCM chia làm hai nhóm mức thu học phí.
Cụ thể, đối với sinh viên tuyển sinh khóa năm 2019 trở
về trước, mức thu học phí 20-27,6 triệu đồng/năm học.
Còn đối với sinh viên khóa tuyển sinh năm 2020 trở về
sau, mức học phí dao động 46-84,7 triệu đồng/năm học.
Trong đó, răng hàm mặt là ngành có mức học phí cao
nhất với 84,7 triệu đồng/năm học, kế đến là y khoa với 82,2
triệu đồng/năm học. Riêng đối với đào tạo sau ĐH, học phí
dao động 42,35-72,6 triệu đồng/năm học.
PHẠMANH
Bé gái sơ sinhbị bỏ rơi gần chùa Tây Tạng
ở Bình Dương
Ngày 22-7, UBND phường Chánh Nghĩa (TP Thủ Dầu
Một, Bình Dương) phát thông báo tìm thân nhân của bé
gái sơ sinh bị bỏ rơi tại cổng một ngôi chùa.
Theo thông báo này, rạng sáng cùng ngày, người dân
phát hiện ở khu vực gần chùa Tây Tạng một bé gái sơ
sinh bị bỏ rơi.
Tại đây, người dân phát hiện bé gái sơ sinh cùng nhiều
đồ dùng trẻ em bỏ trong túi vải. Trên túi vải có ghi tên
“Tuệ Mẫn, sinh ngày 18-7”. Ngoài ra, không còn bất cứ
giấy tờ gì liên quan đến bé.
Sau khi nhận được thông tin người dân phản ánh,
UBND phường đã bàn giao bé cho cán bộ y tế phường
chăm sóc.
UBND phường thông báo ai là thân nhân bé gái trên
thì đến UBND phường để nhận lại con, nếu không ai đến
nhận thì UBND phường sẽ làm thủ tục theo quy định của
pháp luật.
Trước đó, tối 12-7, người dân tại ấp Phú Thuận (xã Phú
An, TP Bến Cát) phát hiện hai bé trai sinh đôi hơn 10
ngày tuổi ở một bụi cỏ ven đường (gần khu nghĩa trang).
Thời điểm phát hiện, hai bé trai được bỏ trong giỏ nhựa
có đầy đủ tã, khăn… nhưng không có bất cứ giấy tờ gì
liên quan.
Sau khi tiếp nhận hai bé, UBND xã Phú An đã nhanh
chóng đưa hai bé đi kiểm tra sức khỏe và cử cán bộ chăm sóc.
UBND xã Phú An đã làm thông báo về việc hai bé trai
sinh đôi bị bỏ rơi để người thân đến nhận. Sau thời gian
bảy ngày (từ ngày 13 đến 19-7) mà không có người nhà
đến nhận thì UBND xã Phú An sẽ làm thủ tục trẻ bị bỏ rơi
theo quy định.
LÊ ÁNH
Dù bận rộn với việc học tập và làmthêmkhác nhưng Công Khiêm luôn dànhmột khoảng thời gian
nhất định cho lớp học hè. Ảnh: MT
Nămnay, sinh viên hệĐH chính quy TrườngĐHYDược TP.HCM
chia làmhai nhómmức thu học phí. Ảnh: PA