7
Ông Trịnh Văn Quyết hầu tòa
vụ thao túng chứng khoán
Ngày 22-7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử
bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu chủ tịch Tập đoàn FLC) và 49
đồng phạm trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán.
Ông Quyết và hai em gái là Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh
Thị Thúy Nga cùng bị xét xử về các tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, thao túng thị trường chứng khoán.
Tại tòa, nhiều bị cáo là người thân, anh em, cháu… của
ông Quyết. Các bị cáo đều thừa nhận tội danh bị truy tố.
Các bị cáo này khai không góp vốn, không phải cổ đông
Công ty Faros nhưng được nhờ đứng tên khi Faros tăng
vốn điều lệ…
Theo cáo buộc, với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà
đầu tư để sử dụng vào mục đích riêng của mình, ông Trịnh
Văn Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo
cấp dưới và bà Trịnh Thị Minh Huế thực hiện hành vi gian
dối tăng khống vốn chủ sở hữu từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ
đồng.
Sau đó hoàn thiện thủ tục để niêm yết cổ phiếu, sử dụng
sàn HOSE làm công cụ, phương tiện bán cổ phiếu, chiếm
đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư.
Có bảy bị cáo thuộc các cơ quan quản lý đã có hành vi
sai phạm, tạo điều kiện cho ông Trịnh Văn Quyết và đồng
phạm tăng vốn, niêm yết và bán cổ phiếu để chiếm đoạt
tiền.
Ở hành vi thao túng chứng khoán, ông Quyết chỉ đạo
em gái Minh Huế mượn giấy tờ cá nhân của 45 người để
thành lập, đứng tên doanh nghiệp và mở 500 tài khoản tại
41 công ty chứng khoán.
Sau đó sử dụng các tài khoản này đặt lệnh mua bán liên
tục nhằm tạo ra cung cầu giả tạo, thao túng giá đối với
năm mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Qua đó,
thu lời bất chính hơn 723 tỉ đồng.
BÙI TRANG
Tài xế xe Thành Bưởi tông chết 5 người
lãnh 11,5 năm tù
Ngày 22-7, TAND huyện Định Quán (Đồng Nai) mở
lại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ tài xế xe Thành Bưởi gây
tai nạn khiến năm người chết, bốn người bị thương hồi
tháng 9-2023. HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Dương (phó
giám đốc Công ty TNHH Thành Bưởi) hai năm sáu tháng
tù về tội điều động người không đủ điều kiện điều khiển
phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Bị cáo Hoàng
Văn Tính (tài xế gây tai nạn) lãnh 11 năm sáu tháng tù về
tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, HĐXX tiếp tục kiến nghị làm rõ dấu hiệu tội
phạm của những người liên quan trong việc thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra giấy phép lái xe của Hoàng Văn Tính
vào ngày xảy ra tai nạn trước khi xuất bến chở khách.
Theo cáo trạng, rạng sáng 30-9-2023, Tính lái xe khách
Thành Bưởi từ TP.HCM đi Đà Lạt (Lâm Đồng).
Đến Quốc lộ 20 (xã Phú Vinh, huyện Định Quán), do
không giữ khoảng cách an toàn nên xe va chạm với xe
khách 16 chỗ do anh Nguyễn Văn Cảnh điều khiển đang
chở tám hành khách chạy theo chiều ngược lại. Cú tông
mạnh làm năm người chết, bốn người bị thương (đều trên
xe khách của anh Cảnh, bao gồm cả tài xế).
Thời điểm lái xe gây tai nạn, Tính đã bị Phòng CSGT
Công an tỉnh Lâm Đồng tước giấy phép lái xe hạng E từ
ngày 5-8-2023 đến hết ngày 5-11-2023.
Tại nhà xe Thành Bưởi, bị cáo Dương là người có thẩm
quyền ký lệnh vận chuyển trong hoạt động vận chuyển
hành khách. Tuy nhiên, Dương không kiểm tra giấy phép
lái xe, đo nồng độ cồn với Tính mà vẫn điều động tài xế
này lái xe khách từ TP.HCM đi Đà Lạt.
Sau khi xảy ra tai nạn giao thông, Công ty Thành Bưởi
đã bồi thường cho gia đình các bị hại gần 2,7 tỉ đồng và
800 triệu đồng cho chủ xe khách và xe tải trong vụ tai nạn.
Các gia đình bị hại đã làm đơn bãi nại xin giảm nhẹ hình
phạt cho các bị cáo.
Trước đó, ngày 16-5, TAND huyện Định Quán đã mở
phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án này và tuyên trả hồ sơ để
điều tra bổ sung chứng cứ nhằm làm rõ vai trò đồng phạm
của một số người liên quan trong vụ án.
Tuy nhiên, theo công văn trả lời bổ sung cáo trạng của
VKS gửi TAND huyện Định Quán, VKS vẫn giữ nguyên
quan điểm truy tố đối với Hoàng Văn Tính và Lê Dương
về các tội danh trên.
VŨ HỘI
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa23-7-2024
HỮUĐĂNG- SONGMAI
N
gày 22-7, TANDTP.HCM tiếp
tục xét xử sơ thẩm 254 bị cáo
trong đại án đăng kiểm xảy ra
tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11
trung tâm đăng kiểm trên địa bàn
TP.HCMvà ba trung tâm đăng kiểm
tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
HĐXX thông báo ngày 23-7, sau
khi đại diện VKS công bố xong
phần còn lại của cáo trạng, HĐXX
sẽ xét hỏi nhóm 28 bị cáo là lãnh
đạo Cục Đăng kiểm, lãnh đạo phòng
Kiểm định xe cơ giới (phòng VAR)
và các bị cáo là đăng kiểm viên có
liên quan.
Áp lực chung chi
cho lãnh đạo cục
Theo cáo trạng, đại án đăng kiểm
là vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh
tế có quy mô đặc biệt lớn, mang tính
hệ thống và gây thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng.
Trung tâm 50-07V do Ngô Ngọc
Sơn làm giám đốc. Thời gian đầu,
nhằm chấn chỉnh không để xảy ra
tiêu cực, sai phạm, Ngô Ngọc Sơn
đã không cho phép các đăng kiểm
viên nhận tiền của chủ phương tiện
khi kiểm định.
Đến tháng 8-2018, để thực hiện
chủ trương của cựu cục trưởngĐặng
Việt Hà rằng phải chung tiền cho Hà
dựa trên tổng số phương tiện đến
trung tâm đăng kiểm, Ngô Ngọc
Sơn đã cho phép các đăng kiểm
viên nhận tiền hối lộ từ chủ phương
tiện hoặc cò môi giới để bỏ qua lỗi,
kiểm định đạt.
Kết quả điều tra xác định tổng
số tiền đăng kiểm viên Trung tâm
50-07V đã nhận hối lộ là hơn 13,2
tỉ đồng. Ngô Ngọc Sơn đã trực tiếp
đưa cho cựu cục trưởng Trần Kỳ
Hình số tiền 680 triệu đồng, đưa
cho Đặng Việt Hà 357 triệu đồng.
Ngô Ngọc Sơn đã bàn bạc, thống
nhất cùng hai phó giám đốc là bị
cáo Trần Hữu Thông và Nguyễn
Hồng Quang về việc nhận tiền bỏ
qua lỗi khi kiểm định.
Do đó, ba bị cáo phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi nhận hối
lộ với tổng số tiền hơn 13,2 tỉ đồng.
Sơn hưởng lợi bất chính 800 triệu
BịcáoĐặngViệtHà,cựucụctrưởngCụcĐăngkiểmViệtNam.Ảnh:HOÀNGGIANG
đồng; Thông hưởng lợi 695 triệu
đồng và Quang hưởng lợi 720
triệu đồng.
Các đăng kiểmviên đã cùng thống
nhất với ban giám đốc thực hiện chủ
trương, trực tiếp nhận tiền hối lộ nên
phải chịu trách nhiệm với tất cả số
tiền hối lộ trong chuyền của mình
trong thời gian làm việc, quản lý.
Các bị cáo này phải chịu trách
nhiệm hình sự về hành vi nhận hối
lộ đối với số tiền nhận hối lộ 2,9-4,8
tỉ đồng và hưởng lợi từ 174 triệu
đến 1,5 tỉ đồng.
Xét xử vắng mặt cựu
trưởng phòng Tàu sông
Trong số 254 bị cáo, bị cáo Đỗ
Trung Học (cựu trưởng phòng Tàu
sông trực thuộc Cục Đăng kiểmViệt
Nam) đang trốn truy nã và được đưa
ra xét xử vắng mặt.
Theo cáo trạng, phòng Tàu sông
có chức năng quản lý nhà nước về
phương tiện thủy nội địa. Để được
cấp thông báo năng lực, chủ các cơ
sở đóng tàu tại Long An đã liên hệ
bị cáo PhạmHoài Hà (cựu giám đốc
Chi cục Đăng kiểm Long An) và
được Hà giới thiệu bị cáo Nguyễn
Xuân Hào (đăng kiểm viên Chi cục
Đăng kiểm Long An) để lập hồ sơ
của 38 cơ sở đóng tàu.
Hào đã nhận của chủ các cơ sở
đóng tàu 30-150 triệu đồng/xưởng
trọn gói đến khi được cấp thông
báo năng lực. Hào đã gửi các hồ sơ
này ra Cục Đăng kiểm để đánh giá.
Bị cáo Lê Ngọc Tú (cựu phó
trưởng phòng Tàu sông) là người
đánh giá các hồ sơ tại LongAn, còn
Học là người soát xét hồ sơ. Học đã
cung cấp số tài khoản và yêu cầu
Hà chuyển tiền để duyệt hồ sơ. Sau
đó, Hà yêu cầu Hào chuyển tiền vào
tài khoản Nguyễn Thành Lê và Đỗ
Trung Học.
Hào đã chuyển vào tài khoản của bị
cáo Nguyễn Thành Lê và Đỗ Trung
Học là 4,1 tỉ đồng, trong đó có hơn
2,8 tỉ đồng để cấp thông báo năng lực
cho 38 cơ sở đóng tàu tại LongAn,
còn lại hơn 1,3 tỉ đồng Hà nhờ Hào
chuyển cho Học làm hồ sơ thiết kế.
Kết quả kiểm tra xác định các hồ
sơ đánh giá các cơ sở tại Long An
không đủ điều kiện để cấp thông báo
năng lực theo quy định nhưng Tú
và Học vẫn đề xuất Trần Kỳ Hình
ký cấp thông báo năng lực cho 38
cơ sở đóng tàu này hoạt động trái
pháp luật.
Bị cáo Học bị TAND TP.HCM
đưa ra xét xử vắng mặt về tội nhận
hối lộ với số tiền hơn 2,8 tỉ đồng.•
Theo cáo trạng, đại án
đăng kiểm là vụ án tham
nhũng, chức vụ, kinh tế
có quy mô đặc biệt lớn,
mang tính hệ thống và
gây thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Hôm nay, xét hỏi 2 cựu cục trưởng
Cục Đăng kiểm
Ngày 23-7, HĐXX sẽ xét hỏi 28 bị cáo thuộc nhóm lãnh đạo, trong đó có hai cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm
Trần Kỳ Hình và Đặng Việt Hà.