13
thứBảy
1 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
Quỹ BHYT tạmdừng thanh
toán thuốc Ringerfundin
(PL)- Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc
BHXHViệt Nam, vừa có công văn gửi BHXH các tỉnh/
thành phố, BHXH Bộ Quốc phòng, Trung tâm Giám
định BHYT và thanh toán đa tuyến về việc tạm dừng
thanh toán chi phí thuốc Ringerfundin, số đăng ký VN-
5745-09. Lý do, hoạt chất này không có trong danh mục
thuốc theo Thông tư 31/2011 của BộY tế nên chưa thuộc
phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.
Theo BHXH Việt Nam, thời gian qua, một số cơ sở
khám, chữa bệnh đã mua, sử dụng và thanh toán thuốc
này theo chế độ BHYT với giá cao hơn nhiều so với các
loại thuốc có thành phần tương tự, do không có cạnh
tranh khi tham gia đấu thầu. Do vậy, BHXH Việt Nam
yêu cầu các đơn vị liên quan tạm dừng thanh toán loại
thuốc này theo chế độ BHYT, đồng thời báo cáo tình
hình sử dụng về BHXH Việt Nam trước ngày 15-3.
Ringerfundin là dung dịch tiêm truyền do một công
ty ở Đức sản xuất và công ty ở Malaysia đăng ký tại
Việt Nam.
DUY TÍNH
900 triệu đồng chămsóc sức
khỏe cho học sinh tiểu học
(PL)- UBND TP vừa có quyết định phê duyệt dự án
sức khỏe và dinh dưỡng học đường giai đoạn 2. Mục
tiêu nhằm tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vệ
sinh và dinh dưỡng tại trường học; cải thiện môi trường
trường học (an toàn, sạch đẹp, có nước uống sạch, khu
vực vệ sinh và khu vực rửa tay sạch sẽ); nâng cao kiến
thức, thái độ và sự quan tâm sử dụng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe và thực hành các hành vi bảo vệ sức khỏe…
Đây là dự án do Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế tài
trợ với tổng kinh phí là 44.000 USD (tương đương 900
triệu đồng). Dự án sẽ được triển khai tại sáu trường
tiểu học trên địa bàn các quận, huyện: 12, Gò Vấp, Tân
Bình, Tân Phú, Phú Nhuận và Hóc Môn. Dự án sẽ kéo
dài trong hai năm, từ tháng 3-2014 đến tháng 7-2016.
V.HOA - T.HƯƠNG
Nhiều cơ hội việc làmmiễn
phí, thu nhập cao tại Qatar
(PL)- Ông Đàm Trung Bắc, Tổng Giám đốc Công ty
Cổ phần Dịch vụ Nhân lực Toàn Cầu (GMAS), cho biết
chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Brioche Doree (thuộc Tập
đoàn Business Trading tại thủ đô Doha, Qatar) đang có
nhu cầu tuyển dụng hơn 130 lao động Việt Nam (nam
lẫn nữ) sang làm việc trong chuỗi cửa hàng bán thức
ăn nhanh, với thu nhập từ 400 đến 1.700 USD/tháng.
Theo đó, các ứng viên có độ tuổi từ 20 đến 35, có kinh
nghiệm làm việc trong nhà hàng, khách sạn, tiếng Anh
giao tiếp, khi trúng tuyển sẽ không chịu các khoản chi
phí khi xuất cảnh, không bị khấu trừ lương. Thời gian
làm việc trong hai năm (có gia hạn), làm 8 giờ/ngày.
Các chi phí ăn, uống được người sử dụng lao động cấp
miễn phí bữa ăn ca theo giờ làm.
Các đầu việc tuyển dụng gồm, giám đốc điều hành cửa
hàng, trợ lý, giám sát, bếp trưởng, phụ bếp, pha chế, thu
ngân…Ngoài mức lương cơ bản, theo từng vị trí người lao
động còn được hưởng phụ cấp hằng tháng bằng 40% lương
cơ bản. Các vị trí giámsát trở lên được 30 ngày phép hưởng
nguyên lương và vé máy bay đi lại hằng năm.
P.ĐIỀN
Sáchmới của NguyễnNhật
Ánh sốt trước ngày ramắt
(PL)- Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa hoàn thành tập
sách thiếu nhi
Chúc một ngày tốt lành
và sẽ được NXB
Trẻ phát hành vào ngày 6-3.
Tập sách mở ra một khu vườn với nhân vật chính là
chú heo Lọ Nồi cùng bạn chó Mõm Ngắn con chị Vện,
mẹ Nái Sề, anh Đuôi Xoăn, Cánh Cụt và bọn gà chíp
nhà chị Mái Hoa…
Tất cả nhân vật trên đã làm nên những câu chuyện vừa
kỳ lạ, vừa thú vị vì trí tưởng tượng phong phú của tác giả.
Bên cạnh đó, tập truyện cũng không thiếu những câu
chuyện tình cảm nhẹ nhàng của tuổi mới lớn, đủ làm
bạn đọc xốn xang về một mối tình ngây thơ, trong trẻo.
Sách được họa sĩ Đỗ Hoàng Tường vẽ minh họa 40 hình
vẽ dí dỏm, hóm hỉnh, vui nhộn.
NXB Trẻ cho biết sách chưa phát hành chính thức
nhưng đơn đặt hàng của các đơn vị phát hành đã mua
hết số lượng sách in lần đầu của NXB Trẻ. NXB Trẻ
đang in nối bản (bản bìa mềm) để đủ cung cấp cho thị
trường.
TRÀ GIANG
LÊ PHI
T
rongsố20y,bácsĩđược
TPĐàNẵng vinh danh
tiêu biểu về y đức với
danh hiệu “Tỏa sáng Blouse
trắng”, chúng tôi có dịp gặp
chị. Chị là BS Nguyễn Thị Ái
Nghĩa (38 tuổi, khoa Thămdò
chức năng cận lâm sàng, BV
Mắt TP Đà Nẵng) phải sống
chung với căn bệnh ung thư
nhưng vẫn hằng ngày thăm
khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ cũng là
bệnh nhân
BS Ái Nghĩa tốt nghiệp
Y khoa Huế năm 2001. Khi
đó TP Đà Nẵng có chính
sách thu hút nhân tài, chị
nộp đơn và được nhận về
BV Mắt làm việc. Niềm vui
nhân lên khi chị thành lập
gia đình và có hai con nhỏ.
Chồng chị cũng là một bác
sĩ đang công tác tại BV Ung
thư TP Đà Nẵng.
Hai vợ chồng hết mình với
nghiệp cứu người. Nhưng
một ngày, phát hiện mình
đang mang căn bệnh ung thư.
“Đang khám cho bệnh nhân
thì tôi bị đau. Cứ tưởng chỉ
là đau ốm vặt rồi vài ngày
lại khỏe. Đến khi quyết định
giấu chồng để đi khám thì
tôi bàng hoàng biết mình
mắc bệnh ung thư vú. Đó
là vào tháng 3-2011. Lúc
đó tôi chỉ nghĩ về gia đình.
Tưởng tượng ra những điều
không hay sẽ đến. Nghĩ đến
những điều xấu nhất có thể
xảy ra và muốn buông xuôi
tất cả” - BS Ái Nghĩa kể lại.
Tháng 3-2011, lúc biết mình
bị ung thư, BS Ái Nghĩa đang
vừa làm việc tại BVMắt vừa
theo học thêm tại Huế.
Từ bác sĩ, chị Ái Nghĩa trở
thành bệnh nhân và quen với
rất nhiều người bệnh cùng
cảnh ngộ. “Khi bị bệnh,
mình mới thấm thía hết nỗi
đau của bệnh nhân. Mình
hiểu và cảm thông hơn với
bệnh nhân của mình”- BS
Ái Nghĩa bộc bạch. Cũng từ
đây, ngoài việc thăm khám
cho người bệnh, chị còn kiêm
luôn bác sĩ tâm lý cho các
bệnh nhân bị ung thư. Cứ
mỗi lần thăm khám tại khoa
Ung bướu BV TP Đà Nẵng,
chị lại dành thời gian gặp và
làm công tác tinh thần cho
người bệnh.
Chị chia sẻ: “Nhiều bệnh
nhân mỗi khi nghĩ quẩn lại
gọi điện thoại đến tâm sự
với tôi. Thậm chí có những
cuộc điện thoại lúc đêm
khuya, tôi phải dậy để tâm
sự, khuyên người bệnh. Hơn
ai hết, họ cần một người để
được chia sẻ và động viên
để chiến đấu với bệnh tật
của mình”.
Phải uống thuốc, xạ trị
liên tục trong năm tháng nên
đầu BS Ái Nghĩa trọc lóc.
Đến bệnh viện thăm khám
cho bệnh nhân chị phải
quấn khăn. “Bệnh nhân khi
chưa biết bệnh tình của tôi
đã rất ngạc nhiên. Họ bảo
sao bệnh viện
này lại có cô
bác sĩ ănmặc
sành điệu thế.
Quấn khăn
t r ê n đ ầ u
giống… ca
s ĩ . Lúc đó
tôi đã cười ra
nước mắt. Tôi đã nghĩ tới
việc mình không thể tiếp
tục công việc nhưng rồi
nghĩ tới người bệnh đang
cần mình nên không đành
bỏ cuộc” - chị nhớ lại.
Vì cái đầu trọc lóc nênmuốn
đi tắm biển cùng gia đình chị
cũng ngại. “Một hôm, thương
con nên mạo muội xuống tắm
biển. Khi lên bờ ngồi, mọi
người đi qua cứ xuýt xoa. Họ
bảo sao bà sư mà cũng đi tắm
biển. Lúc đó chỉ biết nhìn họ
cười rồi buồn thiu” - chị nói.
Phần thưởng
khoai lang
Kỷ niệm về nghề y của
chị là những nụ
cười nở trênmôi
bệnhnhânkhihết
bệnh và những
món quà quê của
bệnhnhânnghèo
biếu tặng. Năm
ngoái, một bệnh
nhân ở Quảng
Nam ra chạy thận ở BV TP
Đà Nẵng. Khi đến BV Mắt
để chụp võng mạc và khám
bệnh bỗng bật khóc hu hu.
Bệnh viện bảo nộp tiền để
chữa trị thì chị này càng khóc
to hơn. “Hỏi ra mới biết gia
đình chị ấy nghèo quá, không
có tiền khám bệnh. Thấy họ
vậy không cam lòng nên tôi
đứng ra xin bệnh viện chữa
miễn phí cho họ. Sau khi chữa
bệnh xong thì vợ chồng họ về
quê. Mấy hôm sau họ bắt xe
đò ra bệnh viện chỉ để tặng
tôi một bì khoai lang. Đối
với tôi, bì khoai ấy là một
kỷ niệm không bao giờ quên.
Là phần thưởng quý giá nhất
động viên mình phải hết lòng
vì bệnh nhân. Cuộc đời một
bác sĩ là đem lại hạnh phúc
cho người khác mà” - BS Ái
Nghĩa mỉm cười.
Đó không phải là lần đầu
BS Ái Nghĩa tự mình xin
miễn tiền chữa trị cho các
bệnh nhân nghèo. Mỗi lần
thấy bệnh nhân nghèo không
có tiền là chị lại đứng ra lo
tiền nhập viện. Chị còn nhiều
lần tự bỏ tiền túi để giúp đỡ
các bệnh nhân khi gặp hoàn
cảnh khó khăn. Mặc dù vẫn
đang phải uống thuốc và
khám định kỳ bệnh ung thư
vú nhưng mỗi lần có phong
trào đi khám, chữa bệnh tình
nguyện là BS Ái Nghĩa lại
xung phong vác ba lô lên đi.
Chuyếnđimới nhất là vào cuối
năm 2013, chị cùng đoàn từ
thiện của BV Mắt sang Lào
để khám và phẫu thuật cho
người nghèo.
Quan niệmcủa chị về ngành
y cũng thật đơn giản, đó là hết
mình vì bệnh nhân và không
cho phép đầu óc mình được
nghĩ tới hai từ “phong bì”.
s
Bệnhnhânđếnvới
bệnhnhân
Mangtrongngười cănbệnhungthưnhưngmộtbác sĩ vẫn lạcquanvượtqua
nhữnggiai đoạnkhốc liệt củabệnhtậtđểđếnvới bệnhnhân.
Đối với tôi, bì khoai ấy là
một kỷ niệmkhôngbaogiờ
quên. Là phần thưởngquý
giá nhất động viênmình
phải hết lòng vì bệnhnhân.
BS Ái Nghĩa
(phải)
đi tình nguyện và chữa bệnh cho các bệnh nhân nghèo ở Lào.
Ảnh: CTV
BS Ái Nghĩa là một tấm gương về sự nỗ lực và rất hăng
say trong công việc, làm hết mình vì các phong trào tình
nguyện. Hơn hết, đó là tấmgương vượt lên trên căn bệnh
nan y để vui vẻ sống và cống hiến. Mặc dù bị bệnh nặng,
rụng hết tóc, không thể ăn được nhưng chị vẫn lạc quan
vượt qua những giai đoạn khốc liệt của bệnh tật để đến
với bệnh nhân.
BS
TRẦN NGHỊ
,
Giám đốc BV Mắt TP Đà Nẵng
BS Ái Nghĩa là một tấm gương về nghị lực phi thường.
Mặc dù mang trong người căn bệnh ung thư nhưng chị
vẫn hằng ngày vượt qua những cơn đau để đội tóc giả,
quấn khăn đến với bệnh nhân củamình. Chị ấy hoàn toàn
xứng đáng với giải thưởng này.
Ông
PHẠM HÙNG CHIẾN
,
Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng
,
thành viên Hội đồng bình xét giải “Tỏa sáng blouse trắng”