050 - page 5

5
thứbảy
1 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Vụ dùng gas, xăngtấn công đoàn cưỡng chế
Bứcxúcvìmụcđích
thuhồiđấtkhôngrõ
Mụcđíchthuhồiđấtkhôngrõràngvàgiábồithườngthấplàm17hộdânphảnứng.
NGUYỄNDÂN
H
iệncơquanchứcnăng
tỉnh Bắc Giang đang
tiếp tục điều tra hai
bị can Vi Văn Thế và Vi Văn
Tùng đã dùng gas, xăng tấn
công đoàn cưỡng chế vào sáng
24-2. Hai người này có đất
bị thu hồi và cho rằng chính
quyền lu lấp trong việc thu
hồi đất nên đã sử dụng biện
pháp tiêu cực.
Thu hồi đất cách
đường hơn 5 m
Theo đơn tố cáo của 17
hộ dân tại khu phố Trường
Chinh và Lê Duẩn thuộc thị
trấn Chũ, huyện Lục Ngạn,
năm 2007, huyện Lục Ngạn
có chủ trương thu hồi đất để
thực hiện dự án xây dựng
đường nội thị thị trấn Chũ với
chiều dài hơn 1,2 km. Chủ
trương này được toàn thể bà
con đồng ý vì thu hồi đất để
làm đường phục vụ nhu cầu
cuộc sống của người dân.
Đến năm2008, chính quyền
khởi công làm đường và năm
2011, con đường cơ bản đã
làm xong nhưng có 17 hộ dân
phản đối vì con đường không
đi qua phần đất của họ nhưng
họ vẫn bị thu hồi đất.
Bà Hoàng Thị Tân nói:
“Con đường đã xong, cách
phần đất của tôi đến hơn 5 m
nhưng họ vẫn thu hồi gần 700
m
2
phía sau”. Một số hộ dân
khác cũng cùng hoàn cảnh
tương tự bị thu hồi đến hàng
trăm mét vuông. Điều khiến
những người dân ở đây bức
xúc là thay vì thu hồi đất để
làm đường thì lại phân lô
bán nền, trong khi giá đền
bù thấp, người bị thu hồi
đất không đủ tiền mua đất
tái định cư. “Đang yên đang
lành, tự nhiên tôi bị mất nhà,
mất đất và còn không đủ tiền
Ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch huyện Lục Ngạn
(đứng)
, trong buổi gặp gỡ báo chí
ngày 28-2. Ảnh: ND
Thu hồi đất phải minh bạch từ đầu
Khi làmđường, Nhà nước được thuhồi đất
ở hai bên đường để làm hạ tầng khu dân cư
như làmđườngđiện, trườnghọc, trạmy tế…
hoặc làmkhu giãn dân nhưng phải theo quy
hoạch. Người dân bị thu hồi đất phải được
bồi thường thỏa đáng. Việc thu hồi đất phải
căncứvàodựánđầu tưvàphải cóquyết định
thuhồi, phươngánbồi thườngvànhữngviệc
này phải làm công khai từ đầu. Một thanh
tra viên thuộc Thanh tra BộTN&MT cho biết.
để mua lại chỗ ở mới” - ông
Đỗ Văn Mười, người bị thu
hồi hơn 300 m
2
nói.
Điều chỉnh nhưng
dân không biết
Trong các thông báo của
UBND huyện Lục Ngạn từ
năm 2007 đến 2013 đến các
hộ dân ghi rõ: “Thu hồi đất
để thực hiện dự án xây dựng
đường nội thị thị trấn Chũ”
nhưng đến thông báo ngày
31-12-2013, huyện thêm vào:
“... và hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư”.
Các hộ dân cho rằng
không rõ chính quyền thu hồi
đất là để làm đường hay để
làm khu dân cư?
Ông Trần Quang Tấn, Chủ
tịch UBND huyện Lục Ngạn,
lý giải: Dự án đường nội thị
đến nay đã hoàn thành phần
đường, còn phần hệ thống
cống thoát nước và đường
dây điện vẫn chưa xong.
Nguyên nhân do chưa xong
việc giải phóng mặt bằng
của một số hộ dân tại đây
nên ngày 24-2 đoàn thực
hiện cưỡng chế tại khu vực
thì gặp phải sự chống cự của
các thành viên trong gia đình
bà Hoàng Thị Tân.
Ông tiếp: Đúng là năm
2007, UBND tỉnh đã có quyết
định duyệt dự án xây dựng
công trình:
Đường nội thị
thị trấn Chũ
với kinh phí là
hơn 23 tỉ đồng. Nhưng đến
tháng 9-2013, qua hai lần
điều chỉnh do mục tiêu đầu
tư không rõ ràng nên chính
quyền lại ra quyết định mới
điều chỉnh lại dự án thành
Đường nội thị thị trấn Chũ
và hạ tầng kỹ thuật khu
dân cư
với kinh phí hơn 72
tỉ đồng. Nghĩa là với quyết
định mới này, chính quyền
sẽ san nền, phân lô thành
250 lô để bán.
Vì phần điều chỉnh này nên
người dân bức xúc là huyện
lu lấp trong mục đích thu hồi
đất nên dùng gas, xăng tấn
công đoàn cưỡng chế. Ông
Đào Công Lý, một hộ dân
bị thu hồi đất nói: “Quyết
định thu hồi đất của nhà tôi
có trước khi có quyết định
thay đổi này nhưng chính
sách bồi thường, tái định cư
không rõ ràng. Phải chăng
họ tính toán chia lô phần đất
nhà tôi từ trước?”.
Thủyđiệnl mQuảng
Nambịxâmmặnnặng
QuảngNamsẽ làmviệcvới BộTN&MTvềviệcphân
chianguồnnướcởsôngVuGia.
Không chỉ TP Đà Nẵng mà vùng hạ du Bắc Quảng
Nam đang hứng chịu những thiệt hại nặng nề do việc
thủy điện thượng nguồn chặn dòng dẫn đến việc thiếu
nước. Để cứu 3.000 ha lúa, hoa màu khu vực Bắc
Quảng Nam, tỉnh này đang tính tới việc đắp đập ngăn
sông Vĩnh Điện (huyện Điện Bàn, một nhánh của sông
Thu Bồn) để tích giữ nước và chống mặn. Trong khi
các thủy điện vẫn khư khư giữ nước thì cách đối phó
này cũng chỉ có thể cầm cự được một thời gian ngắn.
Trạm bơm Tứ Câu (xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn)
lấy nước từ sông Vĩnh Điện đang phải treo bơm. Trạm
bơm Cẩm Sa, trạm bơm Thanh Quýt cũng rơi vào
cảnh tương tự.
Anh Trương Hồng Nam (cán bộ trạm bơm Tứ Câu)
cho hay hiện tại độ mặn của nước trên sông Vĩnh Điện
lên tới 4.5/1.000. “Nếu bơm nước này vào ruộng lúa,
hoa màu thì cây sẽ chết ngay. Sông cạn kiệt vì thủy điện
chặn dòng nên không có nước về để đẩy mặn” - ông nói.
Còn ông NguyễnViết Long, Phó Giám đốc Chi nhánh
thủy lợi Điện Bàn, cho hay: “Phải canh độ mặn bơm
nước vì chỉ cần bơm sơ sẩy một tí là hàng trăm hecta
lúa của người dân sẽ mất trắng”.
Do đó, chưa bước vào mùa khô mà đồng ruộng đã
nứt nẻ, cây lúa héo hắt và người dân phải đi gánh nước
về tưới để cứu hoa màu của mình. Người dân vùng
Bắc Quảng Nam khốn đốn.
Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam và UBND huyện
Điện Bàn đang lên phương án đắp đập ngăn sông Vĩnh
Điện khẩn cấp để cứu 3.000 ha lúa, hoa màu cho người
dân phía bắc tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Tuy
nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tình thế.
Theo ông Nguyễn Ngọc Truyền, Chánh Văn phòng
UBND tỉnh Quảng Nam, tỉnh sẽ có kế hoạch làm việc
cụ thể với các thủy điện ở thượng nguồn Vu Gia - Thu
Bồn để chia sẻ nguồn nước. “Thủy điện không thể cứ
khư khư giữ nước ở thượng nguồn để phát điện mà
không lo gì cho hạ du được. Nếu không đảm bảo nguồn
nước cho hạ du thì tỉnh sẽ làm việc với Bộ TN&MT để
đảm bảo lợi ích cho cả thủy điện và lợi ích của người
dân. Tỉnh rất quan tâm tới vấn đề nguồn nước và chỉ
thị chống hạn tới đây sẽ đề cập tới việc thủy điện
phải có trách nhiệm cùng nhân dân chống hạn” - ông
Truyền nói.
LÊ PHI
Các trạm bơm ở huyện Điện Bàn ngưng hoạt động
vì sông cạn kiệt, nước bị xâmmặn. Ảnh: LÊ PHI
Hàng trămngười vây công an vì
cho rằng đánh người
(PL)-Tối 27-2, trên đườngĐiệnBiênPhủ (TPHuế), hàng trăm
người dân bao vây hai công an để phản đối việc công an dùng
dùi cui đánh vào đầu nạn nhân làmnạn nhân ngã xuống đường.
Theo một nhân chứng, khoảng 21 giờ 30, em Phạm Văn
Tây (17 tuổi, ngụ TPHuế) chở bạn đi ngược chiều trên đường
Điện Biên Phủ. Khi đến trước số nhà 30, Tây bị xe công an
chặn lại. Tây cho xe lách sang một bên để tránh đâm trực
diện vào xe công an liền bị một công an tuần tra ngồi sau
vụt dùi cui vào đầu làm em ngã vật xuống đường. Người dân
thấy vậy đã vây hai công an để phản đối. Khi lãnh đạo Công
an TP Huế đến, người nhà mới chịu đưa Tây đến bệnh viện.
Anh Trần Bá Thắng ngụ đường Trần Phú, TP Huế, người
chứng kiến sự việc, cho biết: “Tôi thấy hai công an dùng xe
máy chắn ngang trước mũi xe máy đi ngược chiều và đánh vào
người thanh niên cầm lái. Thấy vậy bọn tôi rất bức xúc, vì hai
emkhông hề chống đối hay chửi mắng gì công an họ vẫn đánh”.
Sáng 28-2, Công an TP Huế đã gọi Tây và người nhà lên
làm việc và phủ nhận việc đánh người. Ông Đặng Ngọc Sơn,
Trưởng Công an TP Huế, cũng cho rằng nạn nhân tự ngã
khi bị công an truy đuổi chứ không ai đánh.
VIẾT LONG
Người dân vây công an để phản đối. Ảnh: VIẾT LONG
QuảngNam: Hơn 53 tỉ đồng
sai phạmtrong đất đai
(PL)- Đã phát hiện sai phạm hơn 53 tỉ đồng, kiến
nghị thu hồi 15.834 ha đất và hơn 8,6 tỉ đồng. Đó là
kết quả thanh tra chuyên ngành của Sở TN&MT tỉnh
Quảng Nam thực hiện trong 10 năm qua.
Theo Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, qua 10 năm
ngành đã tiến hành 90 cuộc thanh tra chuyên ngành
trong các lĩnh vực môi trường, khoáng sản, quản lý
sử dụng đất đai và phát hiện sai phạm trên. Trong số
231 vụ khiếu nại của công dân, chỉ có 20 đơn khiếu
nại đúng, 184 đơn khiếu nại sai và 27 đơn khiếu nại
có đúng, có sai. Qua thanh tra đã kiến nghị và cơ quan
chức năng trả lại gần 160.000 m
2
đất cho công dân.
Sở cũng cho rằng việc phát hiện tham nhũng trên lĩnh
vực đất đai còn bất cập, thu hồi số tiền sai phạmcòn chậm,
thanh tra về môi trường còn bỏ ngỏ.
LÊ PHI
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook