057 - page 16

intạitp.hcm,cầnthơ
Giá:
bangànbảytrămđồng
16
thứ bảy
8 - 3 - 2014
Quoc te
Tiêu điểm
DUY KHANG - TNL
S
áng 7-3, một đoàn
đại biểu Quốc hội
nước cộng hòa tự trị
Crimea (thuộc Ukraine) đã
đến Moscow và được các
lãnh đạo Quốc hội Nga đón
tiếp. Các lãnh đạo Quốc hội
Nga cam kết ủng hộ Crimea
tổ chức trưng cầu dân ý về
sáp nhập Crimea vào Liên
bang Nga vào ngày 16-3 tới.
Theo hãng tin RIANovosti
(Nga), Chủ tịchDumaquốcgia
(Hạ viện) Sergey Naryshkin
tuyênbố: “Chúng tôi ủnghộ sự
chọn lựa tự do và dân chủ của
nhân dân Crimea”. Chủ tịch
Hội đồng liên bang (Thượng
viện) Valentina Matviyenko
đánh giá đây là một chọn lựa
lịch sử của Crimea.
Trong khi đó, Mỹ và châu
Âu phản đối gay gắt trước
quyết định tổ chức trưng cầu
dân ý về sáp nhập Crimea vào
Liên bang Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu
Herman Van Rompuy tuyên
bố quyết định của Crimea là
bất hợp pháp vì trái ngược
với hiến pháp Ukraine.
Tại cuộc họp báo bên lề hội
nghị quốc tế về Libya, Ngoại
trưởngMỹ JohnKerrynhấn
mạnh: “Crimea là một phần
của Ukraine. Crimea chính là
Ukraine”.
Nhà Trắng dẫn lời Tổng
thống Obama khẳng định
cuộc trưng cầu dân ý về sáp
nhập Crimea vào Liên bang
Nga đã vi phạm hiến pháp
Ukraine và luật pháp quốc
tế. Ông nói: “Mọi quyết định
về tương lai Ukraine phải bao
gồm chính phủ hợp pháp của
Ukraine”.
Trong khi đó, Mỹ và EU
tiếp tục tăng cường trừng
phạt đối với Nga.
Báo
Washington Post
(Mỹ)
đưa tin ngày 6-3, Tổng thống
Obama đã ký sắc lệnh trừng
phạt Nga và ủy quyền cho Bộ
NgaủnghộCrimea
sápnhập
TổngthốngObamađiệnđàmvớiTổngthốngPutinkêugọi rútquânkhỏi
Crimea.
l
Ngày 7-3, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius tuyên
bố nếu vòng trừng phạt đầu tiên không hiệu quả, vòng
trừng phạt thứ hai sẽ nhắm vào các doanh nghiệp Nga và
những người thân cận với tổng thống Nga.
l
Cùng ngày, Canada đã yêu cầu chín quân nhân Nga
đang tu nghiệp ngoại ngữ ở Canada phải về nước trong
vòng 24 tiếng. Canada đã ngưng toàn bộ hợp tác quân
sự với Nga.
1
tỉUSDkhoảnvaychoUkraineđã
được vayHạ việnMỹ thôngqua
hôm 6-3 với 385 phiếu thuận
và 23 phiếu chống. Dự luật sẽ
được xem xét tại Thượng viện
vào tuần tới.
“Khủng hoảng tại Ukraine là
mối đe dọa lớn nhất đối với EU
từkhi kết thúc chiến tranh lạnh”.
Tổng Thư ký NATO
ANDERS FOGH RASMUSSEN
Tổng thống Obama họp với Hội đồng An ninh quốc gia thảo luận về tình hình Ukraine
ngày 3-3. Ảnh: NHÀ TRẮNG
Tài chính áp đặt các biện pháp
trừng phạt đối với cá nhân
và tổ chức liên can đến hoạt
động tiếp quản quân sự của
Nga tại Crimea.
Theo sắc lệnh, BộTài chính
Mỹ sẽ phong tỏa tài sản của
các cá nhân và tổ chức (ở Mỹ
hay do Mỹ quản lý) có hành
động giúp đỡ gây nguy hại
đến an ninh hoặc chủ quyền
lãnh thổ của Ukraine, hoặc
chiếmmột phần của Ukraine
mà không được chính phủ tại
Kiev đồng ý.
TheoReuters, sắc lệnh trừng
phạt không nêu đích danh cá
nhân và tổ chức nào nhưng
không có tên Tổng thống Nga
Putin và các quan chức cấp
cao khác của Nga.
Song song theo đó, Bộ
Ngoại giao đã ban hành lệnh
cấm visa đối với nhiều cá
nhân ở Nga.
Sau khi ký sắc lệnh trừng
phạt, Tổng thống Obama đã
điện đàm trong một giờ với
Tổng thốngPutin. ÔngObama
đề nghị Nga rút quân khỏi
Crimea, cho phép các quan
sát viên quốc tế bảo vệ quyền
lợi người dân Ukraine và ủng
hộ cuộc bầu cử tại Ukraine
vào tháng 5 tới.
TheoNhàTrắng, ôngObama
đã đề nghị cộng đồng quốc tế
làm trung gian cho cuộc đàm
phán trực tiếp giữa Moscow
và Kiev.
Tổng thống Nga Putin
khẳng định chính quyền mới
ở Kiev đã áp đặt các quyết
định hoàn toàn không chính
đáng đối với khu vực miền
Đông cũng như Crimea, do
đó Nga không thể thờ ơ trước
yêu cầu bảo vệ người Nga tại
miền Đông và Crimea.
Ông kêu gọi không nên để
vấn đề Ukraine ảnh hưởng tới
quan hệ Mỹ-Nga và khẳng
định quan hệMỹ-Nga rất quan
trọng đối với tình hình ổn
định và an ninh trên thế giới.
Đối với EU, sau hội nghị
cấp cao đặc biệt về Ukraine
hôm 6-3, EU đã thông báo
quyết định đầu tiên về trừng
phạt chính trị đối với Nga.
Đó là ngừng đàm phán về
visa với Nga.
EU cho biết nếu tình hình
tiếp tục xấu ở Ukraine, EU sẽ
xem xét thêm các biện pháp
trừng phạt kinh tế như cấmdu
lịch, phong tỏa tài sản hoặc
ngay cả hủy hội nghị thượng
đỉnh EU-Nga.
Ngày 6-3, Đối thoại Delhi VI (Đối thoại ASEAN
- Ấn Độ lần thứ sáu) đã khai mạc tại New Delhi
(Ấn Độ) với chủ đề
Thực hiện tầm nhìn ASEAN -
Ấn Độ vì hợp tác và thịnh vượng
. Hãng tin
Press
Trust of India
(Ấn Độ) đưa tin phát biểu tại đối
thoại, Ngoại trưởng Ấn Độ Salman Khurshid nhấn
mạnh đây là lúc thích hợp nhất để củng cố luật
pháp quốc tế về an ninh hàng hải.
Bên lề đối thoại, báo
Phil Star
(Philippines)
đưa tin Thư ký Bộ Ngoại giao Ấn Độ Shri Anil
Wadhwa cho biết Ấn Độ lo ngại tranh chấp ở biển
Đông sẽ ảnh hưởng đến giao thương đường biển.
Ông nhấn mạnh Ấn Độ luôn ủng hộ tự do hàng hải;
Ấn Độ mong muốn các nước trong khu vực biển
Đông tôn trọng các công ước quốc tế về biển và
muốn thấy tranh chấp ở đây được giải quyết theo
phương thức hòa bình.
Ông khẳng định Ấn Độ ủng hộ tính trung tâm
của ASEAN và ASEAN đang đi đúng hướng khi
đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển
Đông với Trung Quốc (COC). Ông kêu gọi các bên
liên quan kiềm chế trong lúc chờ COC hoàn tất.
Trong khi đó, theo Đài Tiếng nói dân chủ
Burma (Myanmar) ngày 6-3, hội nghị tư lệnh
quân đội ASEAN không chính thức ở Naypyitaw
(Myanmar) đã ra tuyên bố chung khẳng định môi
trường an ninh Đông Nam Á vẫn tương đối ổn
định nhưng các mối đe dọa an ninh tiếp tục gây
thách thức cho hòa bình và ổn định.
Tuyên bố chung khẳng định ASEAN sẽ tập trung
hợp tác quân sự về thảm họa thiên nhiên, biến đổi
khí hậu và chống khủng bố.
Hội nghị đã đưa ra sáng kiến tổ chức tập trận
an ninh hàng hải chung tại eo biển Malacca (giữa
Indonesia và Malaysia, nối Ấn Độ Dương và biển
Đông) vào năm 2015. Đây là lần đầu tiên ASEAN
đưa ra sáng kiến này.
LÊ LINH - DUY KHANG
Nhật không xembitcoin
là tiền tệ
Ngày 7-3, tại cuộc họp báo ở Tokyo, Chánh Văn
phòng nội các Nhật Yoshihide Suga tuyên bố Nhật
không xem tiền ảo bitcoin là tiền tệ hay sản phẩm
tài chính; tuy nhiên Nhật sẽ xem bitcoin như mọi
hàng hóa và dịch vụ và sẽ đánh thuế các giao dịch
liên quan.
Theo Reuters, ông Yoshihide Suga cho biết luật
ngân hàng và chứng khoán không cho phép các
ngân hàng và công ty chứng khoán xử lý các giao
dịch bitcoin. Ông cho biết chính phủ đang rà soát
luật pháp hiện hành để cân nhắc các biện pháp xử
lý đối với tiền ảo bitcoin.
Tuần trước, sàn giao dịch bitcoin lớn nhất thế
giới MtGox ở Tokyo đã tuyên bố phá sản do mất
số bitcoin giá trị khoảng 560 triệu USD vì bị tin
tặc tấn công. Trên thế giới, Nga, Trung Quốc, Đan
Mạch đã cấm các giao dịch bitcoin. Singapore xem
bitcoin là hàng hóa và đánh thuế đối với các giao
dịch bitcoin.
THẠCH ANH
ẤnĐộ longại tranh
chấpởbiểnĐông
ASEANsẽ tậptrậnchungvàonăm2015.
Ngày 6-3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Tần Cương nói Trung Quốc đã liên lạc với CHDCND Triều
Tiên để bày tỏ lo ngại sâu sắc sau vụ tên lửa của CHDCND
Triều Tiên suýt đâm trúng máy bay Airbus 321 của hãng
hàng không China Southern Airlines ngày 4-3.
Hãng tin Reuters đưa tin người phát ngôn nói khi một
nước liên quan tiến hành tập trận, nước đó phải thực hiện
biện pháp cần thiết theo thông lệ quốc tế để bảo đảm an toàn
cho các máy bay dân sự và tàu bè nằm trong khu vực biển
và không phận bị ảnh hưởng.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc nói
TrungQuốc longại vụTriềuTiênbắntên lửa
Hàn Quốc sẽ không xem xét viện trợ cho CHDCND Triều
Tiên thông qua chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
Hôm trước đó, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn
Quốc nói vụ bắn tên lửa của CHDCND Triều Tiên vi phạm
các nghị quyết của LHQ và đe dọa nghiêm trọng đến máy
bay dân dụng đồng thời vi phạm luật hàng không quốc tế.
Trong khi đó, Tổng thống Park Geun-hye kêu gọi CHDCND
Triều Tiên từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân để hai miền
Triều Tiên có thể khởi động lại các dự án hợp tác kinh tế và
tiến tới hòa bình, thống nhất.
Hãng tin AP cho biết Mỹ đã gửi báo cáo lên Ủy ban trừng
phạt CHDCND Triều Tiên của LHQ để đề nghị trừng phạt
vì CHDCND Triều Tiên tiến hành hai vụ thử tên lửa đạn
đạo trong hai tuần qua.
Hãng thông tấn nhà nước KCNA (CHDCND Triều Tiên)
ngày 7-3 đưa tin ngày 6-3, Chủ tịch Kim Jong-un đã đến thị
sát cuộc tập trận của đơn vị phòng không 2620.
Tháp tùng ông Kim Jong-un bao gồm Chủ nhiệm Tổng
cục chính trị quân đội nhân dân Triều Tiên, Phó nguyên soái
Choe Ryong-hae. Đây là lần đầu tiên ông Choe Ryong-hae
xuất hiện trên các phương tiện truyền thông của CHDCND
Triều Tiên kể từ hôm 16-2. báo chí Hàn Quốc từng đưa tin
ông Choe Ryong-hae có thể đã bị bắt giam và thẩm vấn vì
bị Kim Jong-un thanh trừng.
THẠCH ANH
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook