057 - page 13

13
thứBảy
8 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
XUÂNNGỌC -
PHẠMANH
S
áng 7-3, căn nhà nhỏ
góc đường Nguyễn
Văn Săng, phường
Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú
(TP.HCM) phủ màu tang
thương. Ở góc nhà, anh
Nguyễn Văn Sơn cùng chị
Nguyễn Thị Thanh Hà, cha
mẹ của em Quách Gia Phú
(13 tuổi, học lớp 6 Trường
THCS Trần Quang Khải,
phường Tân Sơn Nhì, quận
Tân Phú, TP.HCM), chết
lặng. Khóe mắt người mẹ
đỏ hoe, giàn giụa nước mắt,
miệng luôn lẩm bẩm gọi tên
con trong tuyệt vọng. Cạnh
đó, bé gái ba tuổi chưa hiểu
gì chỉ biết nhìn di ảnh anh
rồi khóc theo mẹ. Hình ảnh
đầy xót xa khiến người thân,
giáo viên cùng bạn học đến
viếng không thể cầm lòng.
Giọng run rẩy, chị Hà nhớ
lại thời khắc con trai gặp nạn.
Khoảng 8 giờ 30 ngày 6-3,
chị chở Phú đến trước cổng
Trường THPT Tây Thạnh
(phường Tây Thạnh, quận
Tân Phú), nơi mà Trường
Trần Quang Khải tổ chức
cho học sinh (HS) học bơi.
Vì chỉ học trong vòng một
giờ nên chị ngồi ngoài cổng
đợi chở con về. “Đến hơn 9
giờ, tôi nghe tiếng người la
hét có HS đuối nước. Tiếp
đó, một giáo viên tay ẵm bé
trai chạy ra bên ngoài đưa đi
cấp cứu. Chưa kịp phản ứng,
tôi giật mình khi được thông
báo HS Quách Gia Phú gặp
nạn. Tôi thất thần chạy vào
Phòng khám Đa khoa Cộng
Hòa nhưng không tìm được
con. Khi đếnTrạmYtếThành
Công gần trường thì đã quá
muộn, con tôi được xác nhận
đã qua đời” - chị Hà nói trong
tiếng nấc nghẹn. Theo chị, Phú
còn nhỏ nhưng biết cha mẹ
vất vả nên rất ngoan ngoãn,
chịu nghe lời. Lúc anh chị lo
chuyện công việc Phú còn biết
chăm em gái để người lớn an
tâm. Buổi đầu tiên Phú được
học bơi nhưng ai ngờ đó cũng
là buổi cuối cùng.
Trả lời PV, thầy PhạmNgọc
Trân - Hiệu trưởng Trường
THCS Trần Quang Khải nói:
“Bơi làmôn tự chọn nằmtrong
chương trình dạy thể dục của
nhà trường. Sau khi lấy ý kiến
và được sự đồng ý của phụ
huynh, nhà trường bắt đầu tổ
chức học bơi cho HS bắt đầu
từ học kỳ II. Nhà trường đã ký
hợp đồng với Công ty TNHH
Phát triểnThể thaoCộng đồng
(trụ sở ở quận Phú Nhuận)
với học phí 100.000đồng/
HS/khóa. Công ty này chịu
trách nhiệm quản lý, dạy bơi
ở dưới nước. Giáo viên phụ
trách môn thể dục chỉ điểm
danh, quản lý các em ở trên
bờ. Lớp 6/3 của Quách Gia
Phú học buổi đầu tiên thì xảy
ra sự cố thương tâm”.
Hiện tại, nhà trường đã
quyết định tạm ngưng môn
học này.
ÔngNguyễnThanh Phong,
GiámđốcCông tyTNHHPhát
triểnThể thaoCộng đồng, cho
biết thời điểm em Phú gặp
nạn ông không có mặt ở hiện
trường nên chưa nắmcụ thể sự
việc. Buổi học sáng 6-3, ông
có cắt cử ba giáo viên chuyên
trách của công ty kết hợp hai
giáo viên Trường THCS Trần
Quang Khải quản lý và dạy
hơn 100 HS khối lớp 6. Theo
ông Phong, đây là buổi học
đầu tiên nên giáo viên đã phân
loại từng HS theo nhóm biết
bơi và chưa biết bơi để kiểm
tra, có giáo án phù hợp. Cháu
Phú xếp vào nhóm biết bơi
nên cho ra đường bơi riêng
tập luyện nhưng không may
gặp nạn. Hồ bơi có này có độ
sâu 1,2-2 m, dài 25 m, rộng
15 m. “Hiện tại chưa nắm rõ
nguyên nhân nên phải chờ cơ
quan công an điều tra làm
rõ. Tai nạn bất ngờ không ai
mong nhưng công ty sẽ chịu
trách nhiệm và lo toàn bộ chi
phí” - ông Phong khẳng định.
Công an quận Tân Phú đã
tiến hành lấy lời khai các bên
liên quan, lập hồ sơ điều tra
làm rõ nguyên nhân.
s
Một namsinh
chết đuối khi học bơi
Emhọc sinhkhôngmaychếtđuối trongbuổi họcbơi đầutiêndonhà trường
tổchức, ngày6-3.
Nhiềungànhtuyển
sinhtrở lại:Khôngcó
cơchế“xin-cho”!
Bộ GD&ĐT vừa thông báo đồng ý cho 62 ngành trong
số 207 ngành bị dừng tuyển sinh được tuyển sinh trở lại
và tiếp tục dừng tuyển sinh thêm sáu ngành. Chiều 7-3,
Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD&ĐT) Nguyễn
Thị Kim Phụng khẳng định không có cơ chế “xin-cho”
trong việc cho tuyển sinh trở lại.
Theo bà Phụng, trong số hơn 100 ngành đề nghị tuyển
sinh trở lại của các trường có báo cáo giải trình, Bộ không
đồng ý cho tuyển sinh trở lại 50 ngành của 20 trường do
chưa đáp ứng được điều kiện đội ngũ, hoặc minh chứng,
giải trình của các trường không thuyết phục.
Lý giải vì sao các trường được tuyển sinh trở lại, bà Phụng
cho rằng khoảng thời gian từ khi các trường báo cáo đến
lúc Bộ tổng hợp, ra thông báo dừng tuyển là khá dài nên có
những thay đổi so với trước. “Các ngành được tuyển sinh
lại do nhà trường chủ động bố trí lại đội ngũ, tuyển dụng
thêmgiảng viên hoặcmột số giảng viênmới tốt nghiệp nhận
bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Một số trường đã rà soát cơ cấu ngành
đào tạo, dừng một số ngành để tập trung cho những ngành
là thế mạnh và đủ lực lượng. Cũng có một số trường trước
đây báo cáo không chính xác đội ngũ giảng viên ở một số
ngành nay báo cáo giải trình lại” - bà Phụng thông tin.
Đối với ngành nghệ thuật, ngôn ngữ nước ngoài, Bộ
cho phép áp dụng biện pháp linh hoạt, đặc thù để huy
động đội ngũ giảng viên trong giai đoạn quá độ nhưng
không phải hạ thấp điều kiện đảm bảo chất lượng.
Trả lời câu hỏi các trường báo cáo bằng văn bản, rồi
lại giải trình để được tuyển sinh lại bằng văn bản; vậy
công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ thế nào để không
có báo cáo ảo, đảm bảo sự công bằng giữa các trường,
bà Phụng cho biết đã có hơn 2.400 ngành đào tạo ĐH
của 242 cơ sở được rà soát, kiểm tra, xem xét. “Với số
lượng lớn như vậy thì không thể đợi kiểm tra hết toàn bộ
mà trước hết cần phải tin các trường vì phần lớn là báo
cáo chính xác. Việc kiểm tra thực hiện theo cơ chế hậu
kiểm hoặc chỉ kiểm tra xác suất, kiểm tra ngẫu nhiên.
Tuy nhiên, với những báo cáo giải trình xin tuyển sinh
lại thì Bộ kiểm tra chặt chẽ hơn rất nhiều. Tất cả báo
cáo, giải trình đều phải có minh chứng cụ thể về từng
giảng viên. Bộ không chấp nhận một giảng viên đăng
ký cơ hữu ở nhiều trường; danh sách cho tuyển sinh trở
lại có ghi rõ lý do để các trường, các nhà giáo tự giám
sát và công luận giám sát” - bà Phụng nói.
Theo bà Phụng, đồng thời với việc rà soát, Bộ xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý giảng viên, khi một
giảng viên có tên ở nhiều trường thì Bộ sẽ thông báo cho
các trường. Trường nào chứng minh được giảng viên cơ
hữu thì Bộ công nhận.
Bà Phụng nói rõ trong thời gian từ nay đến hết năm
2015, các trường vẫn tiếp tục kiện toàn đội ngũ, báo cáo
để được xem xét tuyển sinh trở lại theo đúng yêu cầu
của Bộ GD&ĐT. Nếu đến hết năm 2015, trường nào
không khắc phục được, Bộ sẽ kiên quyết thu hồi quyết
định cho phép mở ngành.
Trong năm 2014, Bộ tiếp tục rà soát các điều kiện
đảm bảo chất lượng đào tạo đối với hệ CĐ. Trước đó,
Bộ đã chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ đối
với 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo do không
khắc phục được tình trạng thiếu giảng viên và dừng
tuyển sinh 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ của 50 cơ
sở đào tạo do không đủ giảng viên cơ hữu.
HUY HÀ
Sởmới nhận được báo cáo của các trường và đơn vị liên
quan đến tai nạn đáng tiếc này. Chúng tôi rất đau lòng
trước sự việc này, Bộ GD&ĐT cũng đã điện chỉ đạo làm rõ
và rút kinh nghiệm sâu sắc. Chúng tôi sẽ tập trung làm rõ
để quy trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân.
Việc phổ cập bơi lội cho HS là chủ trương rất đúng đắn
của Sở và Bộ nhiều năm nay nhưng quan trọng nhất vẫn
là cách làmcủa từng đơn vị, tùy theo đặc thù của từng địa
phương, cũng có nhiều địa phương đã làm tốt.Tuy nhiên,
qua đây cho thấy một số đơn vị có quan tâm đến việc tổ
chức các hoạt động cho HS nhưng trách nhiệmchưa cao.
Giáo viên và huấn luyện viên còn chủ quan, chưa thực sự
quan tâm đến an toàn của các em, HS xuống nước mà
giáo viên không chú ý gì để rồi không biết vì sao HS chết
đuối là rất đáng trách. Sở sẽ có công văn chỉ đạo, nhắc
nhở cụ thể đến từng đơn vị phải tăng cường trách nhiệm
hơn nữa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho HS trong các
hoạt động nói chung, bơi lội nói riêng.
Ông
TRẦN KHẮC HUY
, Trưởng phòng Công tác HSSV
của Sở GD&ĐT TP.HCM
Hồ bơi trong khuôn viên Trường THPT Tây Thạnh, quận Tân Phú, nơi HS Quách Gia
Phú đuối nước dẫn đến tử vong. Ảnh: XUÂN NGỌC
Một tai nạn thương tâm do điện giật đã xảy ra với em
Nguyễn Công Trí (15 tuổi, tổ 18, ấp Trường Huệ, xã Trường
Tây, huyện Hòa Thành, Tây Ninh).
Trí chơi thả diều gần nhà, con diều bị vướng vào dây điện.
Em lấy cái liềm cột vào đầu một cây sắt dài rồi leo lên mái
tôn khều diều xuống. Ngay sau đó, Trí bị điện giật, ngã
xuống mái tôn, cây sắt bị giật ghim vào bụng. Đến khi mọi
người phát hiện thì Trí đã bất tỉnh, tay chân tím đen, co rút,
vùng bụng bị bỏng nặng.
Trí được đưa vào bệnh viện tỉnh cấp cứu, sau đó được
chuyển lên khoa Bỏng BV Chợ Rẫy. BS Ngô Đức Hiệp,
khoa Bỏng - Tạo hình, cho biết bệnh nhân bị bỏng nặng ở
hai cổ tay, hai chân, bụng và cơ quan sinh dục. “Hiện chưa
đánh giá cụ thể được bệnh nhân bị tổn thương bộ phận
sinh dục là bao nhiêu phần trăm. Ngoài ra, do bị bỏng ở
cổ tay, gây chèn ép mạch, thần kinh nên các bác sĩ phải
mổ giải áp. Chúng tôi cố gắng làm hết sức nhưng việc giữ
hai bàn tay cho bệnh nhân rất khó, khả năng là phải đoạn
chi” - BS Hiệp nói.
Hiện tại, hoàn cảnh mẹ con Trí rất ngặt nghèo. Bà
Phượng đơn thân nuôi con bằng nghề làm mướn, thu
nhập bấp bênh. Trí thể trạng ốm yếu, đi học chậm tiếp
thu nên đã nghỉ học từ năm lớp 6. Bà Phượng đang rất
lo lắng không biết kiếm đâu ra tiền để đóng viện phí cho
con (Trí không có BHYT).
Theo BS Hiệp, thỉnh thoảng BV Chợ Rẫy cũng tiếp nhận
những trường hợp lấy diều trên đường dây điện cao thế bị
điện giật mà đa số họ trong độ tuổi lao động, là lao động
chính, khi bị bỏng thì rất khó khăn. Mới đây, một bệnh nhân
leo lên cột điện cao thế lấy diều cho con bị giật phải đoạn
hai chi và tổn thương cả bộ phận sinh dục. “Hãy xem tai nạn
điện tác hại như tai nạn giao thông, tác hại hút thuốc lá, thậm
chí là hơn nữa; người dân phải biết rằng tai nạn điện là rất
nguy hiểm làm tàn phế tay, chân, tai…; các công ty truyền
tải điện phải có cảnh báo, tuyên truyền bằng những hình
ảnh sinh động để người dân sợ mà phòng ngừa vì nhiều tai
nạn quá thương tâm, dù bác sĩ cố gắng hết sức nhưng cũng
không giúp được” - BS Hiệp khuyến cáo.
HỒNG MINH
-
DUY TÍNH
Chơi diều,một trẻbị điệngiật
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook