057 - page 5

5
thứbảy
8 - 3 - 2014
Camkếtkhắcphụcô
nhiễm, dânthôi vây
nhàmáyximăng
Ngày 7-3, hàng trăm người dân hai phường Hương
Văn và Hương Vân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên-
Huế) rời khỏi Nhà máy xi măng Luks Việt Nam sau
khi lãnh đạo công ty này cũng như chính quyền cam
kết sẽ nhanh chóng di dời và khắc phục ô nhiễm môi
trường tại đây.
Ngày 6-3, người dân cho rằng khói bụi từ nhà máy
xi măng làm họ mắc bệnh, cây trồng bị chết nên bao
vây và khóa cổng nhà máy xi măng khiến cho nhà máy
này tạm ngừng hoạt động.
Sáng 7-3, ông Zack Sluk, Tổng Giám đốc Công ty
Hữu hạn Xi măng Luks Việt Nam, đã đối thoại với
người dân. Ông thừa nhận môi trường của nhà máy
đang có vấn đề và hứa sẽ tuyển thêm người có chuyên
môn để thiết lập hệ thống xử lý môi trường nhằm giảm
thiểu tối đa việc ô nhiễm. Về việc di dời dân, ông cho
biết là đã nhiều lần gặp hoặc gửi công văn tới lãnh đạo
UBND thị xã Hương Trà kiến nghị sớm hoàn thành
thủ tục di dời để chi trả tiền cho người dân. “Hiện tiền
đã có, chỉ chờ chính quyền địa phương hoàn thành hồ
sơ. Chúng tôi sẽ cử cán bộ chuyên trách của mình phối
hợp với chính quyền hoàn thành việc di dời trong tháng
7-2014” - ông Zack cam kết.
Lãnh đạo thị xã Hương Trà cho biết đã niêm yết 17
hộ dân thuộc diện di dời ở phường Hương Văn. Một
số hộ dân phường Hương Vân sẽ sớm triển khai kiểm
kê tái định cư vào tháng 7-2014. Các hộ dân bị ảnh
hưởng từ nhà máy, thị xã sẽ thành lập tổ chuyên trách
kiểm tra và sẽ hỗ trợ cho dân bị thiệt hại.
Tại buổi đối thoại, ông Trần Thanh Bình, Phó Bí thư
Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế, yêu cầu công
ty nghiêm túc xử lý ô nhiễm môi trường và chỉ đạo thị
xã Hương Trà làm trọng tài để giải quyết công bằng
những yêu cầu, bức xúc của người dân…
VIẾTLONG
Nha nuoc-Cong dan
MINH PHONG
N
gày 7-3, tài xế Lương
Hoàng Mỹ, người để
chiếcxetải68C-011.26
chở ba tấn cá nằm ì trên QL
63, đã đến trụ sở Công an
huyện UMinh Thượng (Kiên
Giang) để nhận kết quả giải
quyết khiếu nại. Tuy nhiên,
buổi làm việc chưa có kết quả
vì qua đối chất, hai bên vẫn
bảo vệ quan điểm“không sai”
nên Công an huyện U Minh
Thượng sẽ tiếp tục xác minh
để làm rõ, thay vì công bố
quyết định giải quyết khiếu
nại như thư mời.
Trước đó, tài xếMỹđã khiếu
nại cho rằng CSGT huyện
này dừng xe sai quy trình,
gán lỗi gượng ép, giữ giấy tờ
xe sai, không cho chuyển cá
sang xe khác là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến gần ba tấn
cá tươi thối rữa.
Tại buổi làm việc, Công
an huyện U Minh Thượng
cho tài xế Mỹ đối chất với
tổ CSGT (gồm bốn người)
đã dừng xe.
Trong buổi làm việc, ông
Mỹ vẫn giữ quan điểm, rằng
CSGT dừng xe quá bất ngờ
vào ban đêm nhưng không bố
trí đèn khiến ông chạy lố qua
nơi CSGT đứng 15 m. “Khi
nhận thấy CSGT ra hiệu, tôi
đá xi nhan, tấp vào lề nhưng
phải có thời gian chứ không
thể dừng đột ngột được vì
có thể gây tai nạn cho người
đi đường. Không bắt được
lỗi vi phạm, họ nói tôi chạy
lố là không chấp hành hiệu
lệnh nhưng tôi không đồng ý,
không ký biên bản vi phạm.
Tôi đề nghị lập biên bản hiện
trường để có cơ sở xác định
khoảng cách giữa xe với
CSGT nhưng không được
chấp nhận, điều xe đến chuyển
cá đi cũng không được đồng
tình” - ông Mỹ nói.
Ngược lại,CSGTĐàmMinh
Thái (tổ trưởng) cho rằng khi
xe ông Mỹ cách 50 m đã chỉ
gậy, thổi còi ra hiệu lệnh dừng
xe. Cạnh đó có một CSGT
khác dùng đèn ra hiệu vị trí
xe đỗ nhưng ông Mỹ không
mở đèn xi nhan, vẫn cho xe
chạy thẳng, buộc ông phải
nhảy vào lề né. Cho đến khi
ông thổi một hồi còi dài tiếp
theo, chiếc xe mới dừng lại.
Các CSGT còn lại cũng
khẳng định tổ có sử dụng đèn
pin, đèn báo hiệu và có xe tuần
tra đậu tại vị trí tổ làm việc
chứ không phải như lời khai
của tài xế là “chẳng có gì”.
Bảo vệ lời khai của mình,
ông Mỹ khẳng định có nhân
chứng nhìn thấy việc ông bị
CSGT ra lệnh dừng xe thế nào
cũng như CSGT không bố trí
đèn hiệu để “phản pháo” lại
lời khai của bốn CSGT.
Vì “ông nói gà, bà nói vịt”
nên công an huyện đề nghị
ông Mỹ cung cấp các nhân
chứng này và sẽ xác minh
lại, sau đó sẽ có kết quả trả
lời cuối cùng.
Cũng trong buổi chiều 7-3,
công an huyện tiếp tục làm
việc với chủ xe Nguyễn Văn
Tho về yêu cầu công bố quyết
định giải quyết khiếu nại.
Bảo vệ quyền lợi miễn phí
cho lái xe Mỹ, luật sư Hà Hải
(Đoàn Luật sư TP.HCM) cho
biết sẽ khởi kiện hành vi hành
chính của tổ CSGT nêu trên
và yêu cầu bồi thường số cá
thối nếu Công an huyện U
Minh Thượng không thu hồi
quyết định xử phạt đối với ông
Mỹ, cũng như giải quyết thỏa
đáng những thiệt hại của chủ
xe, tài xế phát sinh trong vụ
việc này.
s
Vụ xe cáthối
Tài xế vàCSGTvẫn
khôngai chịuai!
Lái xecungcấpnhânchứng“phảnpháo”lập luậncủaCSGT.
Trong bản tường trình củamột lái xe bị tổ CSGT này xử
phạt mà phía ôngMỹ cung cấp cho chúng tôi, người này
khẳng định mình đã chứng kiến việc CSGT dừng xe và
“giằng co” với ông Mỹ. Trong tường trình, người này cho
biết tổ CSGT không có xe tuần tra, không có đèn báo…
khi dừng xe ông Mỹ.
Thạch Sô Phách
kể và tả cảnh
mình bị treo và
bị đánh trong
trại tạm giam
nên đã “đầu
thú” rằng có
tham gia vụ giết
người. Ảnh: TV
Lái xe Lương Hoàng Mỹ
(phải)
khẳng định mình đúng và sẽ theo kiện đến cùng.
Ảnh: MP
HélộnghivấnépcungvụgiếtngườiởSócTrăng
Hai nhómnhậntội giếtngười ởSócTrăngđềucóngười đầuthú.
Như chúng tôi đã thông tin, vụ án giết anh Lê Văn Dũng
hành nghề chạy xe ôm ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) vào
tháng 7-2013 có đến hai nhóm người đều nhận là hung thủ.
Điều đặc biệt là trong cả hai nhóm này đều có người đầu thú.
Trong nhóm bảy bị can bị bắt sau khi vụ án xảy ra (tạm
gọi nhóm 1), Thạch Sô Phách cho biết mình đã xác nhận
vào biên bản đầu thú. Bị can Phách kể: “Sau khi bị bắt tạm
giam, tôi bị đánh nhiều quá không chịu nổi nên phải khai
không đúng sự thật và lăn tay vào nhiều biên bản ghi lời
khai với nội dung này. Trong đó, tôi có lăn tay vào hồ sơ
mà cán bộ điều tra nói là hồ sơ đầu thú. Lúc đó, cán bộ điều
tra nói với tôi, với hồ sơ đầu thú này, tôi sẽ được xem xét
giảm nhẹ tội khi ra tòa.
Tôi không nhớ chi tiết nhưng đại loại là họ buộc tôi khai
với nội dung là có chứng kiến việc đánh anh Dũng, riêng
tôi chưa tìm được cây nên không trực tiếp tham gia đánh
anh Dũng. Do thấy việc làm của các bạn mình là sai khiến
anh Dũng tử vong và tôi cũng là người dính dáng nên chủ
động ra đầu thú kể rõ mọi việc, nhằm hưởng khoan hồng”.
Ở nhóm nhận tội Lê Thị Mỹ Duyên và Nguyễn KimXuyến
(tạm gọi nhóm 2) thì Duyên cũng là người ra công an đầu
thú. Theo lời thú tội của Duyên, vào tháng 12-2013 ở Công
an phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân (TP.HCM), sau
khi giết chết anh Dũng xe ôm, Duyên và Xuyến cùng bỏ trốn
lên TP.HCM. Do Xuyến thương người khác nên Duyên ghen
tức, đi đầu thú vụ giết anh Dũng xe ôm để cả hai cùng vào
tù, để Xuyến không thể yêu người khác.
Hiện nhiều người đặt nghi vấn là hai nhóm bị can này có
liên quan và có khả năng họ đã dàn xếp nhận tội thay nhưng
điều này hoàn toàn không có cơ sở. Bởi lẽ trong lời khai ban
đầu của Duyên, không hề có bóng dáng của nhóm 1. Còn
các bị can ở nhóm 1 thì khẳng định với chúng tôi là không
hề biết gì về hai cô gái tên Xuyến, Duyên. Theo tìm hiểu của
chúng tôi, bảy bị can (đã được tại ngoại) đều nghèo khó, thất
nghiệp, học vấn thấp, một số người không biết chữ. Bị can
Trần Văn Đở mang tiếng là “đàn anh giang hồ” nhưng người
dân cho biết đó là hư danh vì Đở hành nghề bắt chuột đồng
bán cho các quán nhậu gần 20 năm qua và hay “nổ” là đại ca.
Nếu lời trình bày của bị can Phách là sự thật, rõ ràng bị
can này đã bị bắt giam thì không thể có chuyện đi đầu thú để
hưởng lượng khoan hồng và dư luận có quyền đặt câu hỏi:
Liệu có việc công an đã ép cung với nhóm 1?
Đến chiều 7-3, người phát ngôn Công an tỉnh Sóc Trăng
cho biết vụ án đang trong quá trình điều tra. Hai nhóm nhận
tội giết người vẫn là các bị can của vụ án.
TRẦN VŨ
Người dân tập trung trước cổng nhà máy xi măng
đòi bồi thường vì gây ô nhiễm. Ảnh: VIẾT LONG
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook