057 - page 4

4
thứbảy
8 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
T.LỘC - L.LA
C
hiều 7-3, ông Bùi Tô
Hoài, Cục phó Cuc
Quản lý Đường bộ
III tại Đà Nẵng, cho biết sự
cố hư hỏng tại cầu Đà Rằng
bắc qua sông Ba trên quốc
lộ 1 đoạn qua TP Tuy Hòa
(Phú Yên) - cây cầu dài nhất
miền Trung trên quốc lộ 1 - là
sự cố hư hỏng cầu đường bộ
dang mới nhất, lần đầu tiên
xảy ra ở Việt Nam.
Theo đó, các tấm gối cầu
bằng cao su dày 0,5 m kê
trên đầu dầm của nhịp 28 bị
xoay, dịch chuyển ra khỏi
đá kê gối hơn 0,5 m làm
dầm cầu bị sụp lún hơn
0,5 m. Ngoài ra, hai tấm
gối cao su kê trên đầu dầm
nhịp 27 cũng bị trôi lệch ra
ngoài. Tình trạng này khiến
nửa mặt cầu bên phải tuyến
phía nam trụ T27 bị lún thấp
hơn mặt cầu phía bắc, lan
can tay vịn bằng ống thép
bị xô lệch hoàn toàn, mặt
cầu xuất hiện nhiều vết nứt.
“Kết quả kiểm tra thực tế
cho thấy nguyên nhân hư
hỏng không phải do sai sót
trong thiết kế mà do quá
trình hoạt động của toàn
bộ một cây cầu quá dài, co
giãn liên tục nên xuất hiện
sự cố trên” - ông Hoài nói.
Hiện Cục Quản lý Đường
bộ III tiếp tục kiểm tra toàn bộ
các khe co giãn trên cầu, điều
tra nguyên nhân sự cố; đồng
thời báo cáo khẩn về Tổng
cục Đường bộ Việt Nam, đề
xuất hướng xử lý. Theo đánh
giá của đoàn công tác Cuc
Quản lý Đường bộ III, nếu
không cấp bách sửa chữa, sự
cố trên sẽ gây
hư hỏng kết
cấu, làm nứt
mặtcầu,phávỡ
các nhịp cầu.
“Do sự cố hư
hỏng cầu Đà Rằng chưa từng
xảy ra ở Việt Nam nên Cuc
Quản lý Đường bộ III đã yêu
cầu các đơn vị chức năng, các
công ty quản lý đường bộ trực
thuộc tiến hành tổng kiểm tra
các cầu có dạng như cầu này
để kịp thời có phương án xử
lý” - ông Hoài nói.
Sau khi cầu Đà Rằng dịch
chuyển, Công tyTNHHMTV
Quản lý Sửa chữa Đường bộ
PhúYênđãrào
chắn gần nửa
mặt cầu Đà
Rằng, không
cho xe chạy
qua đoạn mặt
cầu bị hư. Công ty cũng bố trí
lực lượng thường xuyên kiểm
tra, theo dõi sự cố trên. Theo
ông Cù Huy Kiểm, Phó Giám
đốc Công ty TNHH MTV
Quản lý Sửa chữa Đường bộ
Phú Yên, hiện đoạn cầu hư
hỏng bị rung lắc mạnh mỗi
khi có xe qua lại nên không
đảm bảo an toàn giao thông.
Do đó, nếu không khẩn cấp
sửa chữa, đơn vị quản lý sẽ
đề nghị ngừng lưu thông qua
cầu Đà Rằng. Khi đó, các loại
ô tô dưới 16 chỗ sẽ đi qua cầu
Đà Rằng cũ, các phương tiện
có tải trọng lớn sẽ phân luồng
qua cầu Hùng Vương (cuối
hạ lưu sông Ba) hoặc đi theo
các quốc lộ 14, 26.
Được biết cầu Đà Rằng dài
1.525,7 m, có 36 nhịp, rộng
12,5 m, do Ban Quản lý Dự
án 18 (thuộc Bộ GTVT) làm
chủ đầu tư với kinh phí 420
tỉ đồng từ nguồn vốn ODA,
khánh thành đưa vào sử dụng
từ tháng 11-2004.
s
Sẽ ngưng lưu thông
qua cầuĐàRằng?
Tấmgối cầubằngcaosubị xoayvà trôi rangoài, gâysụp lúndầmlàsựcốxảy ra
lầnđầutiênvới cầuđườngbộViệtNam.
Người nhậpcưkhó
tiếpcậnchínhsách
củangười nghèo
Đây là thực trạng đang diễn ra tại các đô thị lớn
thu hút nhiều lao động nhập cư như TP.HCM, Hà
Nội, Bình Dương, Đồng Nai… Ý kiến này đã thu
hút nhiều tham luận từ các đại biểu tham dự Hội
thảo “Vấn đề nghèo khu vực đô thị, lấy ý kiến dự
thảo đề cương báo cáo kết quả giám sát việc thực
hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn
2005-2012”, do Ủy ban Về các vấn đề xã hội của
Quốc hội tổ chức, ngày 7-3.
Các đại biểu có chung nhận định thực trạng
nghèo đang diễn ra cả thành thị và nông thôn. Đa
phần người nghèo, hộ nghèo nói chung do không
có nghề nghiệp ổn định, không có tư liệu sản xuất,
thường xuyên bị đau ốm, dính vào tệ nạn. Nhiều
tỉnh, thành kinh tế phát triển như TP.HCM (dưới 16
triệu đồng/người/năm), Hà Nội đã nhiều lần nâng
chuẩn nghèo cao hơn chuẩn chung cả nước nhưng
mỗi lần nâng chuẩn thì nguy cơ tái nghèo lại tăng,
vì rơi vào diện nghèo theo chuẩn cao hơn. Từ đó
các đại biểu cho rằng đánh giá chuẩn nghèo theo
một chiều (thu nhập) như lâu nay thực hiện chưa
khái quát hết các chuẩn nghèo khác như chỗ ở, việc
làm, khám chữa bệnh, an sinh xã hội, hoạt động xã
hội. Theo đó cần đánh giá chuẩn nghèo đa chiều để
nhận diện rõ hơn mức nghèo của từng hộ, từ đó có
chính sách hỗ trợ phù hợp hơn.
Ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng Quốc
gia giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH), nhìn nhận:
“Người nghèo đô thị vẫn còn là “điểm mờ” trong
chính sách giảm nghèo chung của cả nước. Một bộ
phận lớn lao động di cư tự do chưa được thụ hưởng
những chính sách giảm nghèo từ Nhà nước như
chăm sóc sức khỏe, học tập, nhà ở, việc làm... Đây
cũng là áp lực đối với các đô thị có đông lao động
nhập cư. Nguyên nhân chủ yếu là do vướng hộ
khẩu (không có hộ khẩu tại các đô thị)”.
Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về
các vấn đề xã hội, đánh giá: Thời gian qua đã có
nhiều chính sách dành cho người nghèo, tuy nhiên
các chính sách này vẫn chưa phát huy hiệu quả,
giúp người nghèo thoát nghèo bền vững. Công tác
đào tạo, dạy nghề cho các hộ nghèo chưa phù hợp,
cá biệt một số xã vùng núi dạy nghề… nuôi trồng
thủy sản (!). Vốn vay dành cho người nghèo quá
thấp (cao nhất 30 triệu đồng) chưa kích thích người
nghèo phát triển, sản xuất. Việc hỗ trợ đất ở, đất
sản xuất còn nhiều vướng mắc, chậm giải quyết.
PHONG ĐIỀN
Xử lý trách nhiệmnếu chậm
cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước tại DN
Theo chinhphu.vn, Chính phủ vừa ban hành nghị
quyết về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa,
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN).
Theo đó, Chính phủ giao các bộ, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, hội đồng thành
viên các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước…,
quán triệt và làm tốt công tác tư tưởng theo các
nghị quyết, kết luận của Đảng về tiếp tục sắp xếp,
đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN.
Trường hợp không thực hiện được tiến độ cổ
phần hóa và thoái vốn nhà nước theo kế hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì hội đồng
thành viên các tập đoàn, tổng công ty nhà nước,
hội đồng thành viên, chủ tịch công ty các DNNN
và ban lãnh đạo DN phải làm rõ nguyên nhân, xác
định trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan
và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy
định. Đồng thời, bộ trưởng các bộ quản lý ngành,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách
nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
trong việc chậm hoàn thành kế hoạch đã được phê
duyệt theo quy định.
TX
Ông Bùi Tô Hoài, Cục phó Cuc Quản lý Đường bộ III, kiểm tra cầu Đà Rằng (mới) và
một phần lan can cầu bị xô lệch hoàn toàn
(ảnh nhỏ)
. Ảnh: LL - TL
Làmrõ việc hành hung người
khiếu nại
Ngày 7-3, UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đã chỉ đạo công
an tỉnh hỗ trợ, giúp đỡ về chuyên môn cho Công an huyện Tuy
Phong sớm làm rõ việc một số công dân ở xã Vĩnh Hảo khiếu
kiện Công ty Muối Thông Thuận làm ô nhiễm môi trường và
người dân nghi bị công nhân công ty này hành hung.
Tỉnh cũng yêu cầu Công ty Thông Thuận khẩn trương tổ
chức nạo vét, vệ sinh tuyến kênh mương ngoại lai, khắc phục
nhiễm mặn và giải quyết bồi thường, hỗ trợ cho 18 hộ dân.
Cuối năm 2002, tỉnh Bình Thuận thu hồi hơn 200 ha đất cho
Công ty Thông Thuận thuê, xây dựng đồng muối. Năm 2005,
khi chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư
đã đưa đồng muối vào sản xuất, gây nhiễm mặn, ảnh hưởng
xấu đến sinh hoạt, sản xuất của người dân… Do không giải
quyết dứt điểm, cuối năm 2011, hàng chục người dân đã chặn
xe khiến hàng chục ngàn tấn muối của công ty bị nằm kho.
Tháng 3-2013, khi công ty này tổ chức san ủi nhưng chưa
thực hiện việc đền bù cho dân, chủ tịch xã Vĩnh Hảo ra thông
báo yêu cầu công ty này tạmngưng thi công nên bị tỉnh chỉ đạo
kiểmđiểm. Khi kiểmđiểmxong, SởXây dựng kết luận việc chủ
tịch xã ra thông báo tạm ngưng là đúng thẩm quyền vì công ty
không đủ điều kiện để khởi công công trình!
PHƯƠNGNAM
Cho thuê khai thác bến cảng
ThịVải
Chiều 7-3, Cục Hàng hải Việt Nam và Liên danh Công ty
TNHHMTVCông ty Cảng Sài Gòn - Công ty CPCảng Dịch
vụ Dầu khí Tổng hợp PhúMỹ - Công ty CPVinacommodities
- Công ty CP Tập đoàn Muối miền Nam - Công ty CP Dịch
vụ Hàng hải Dầu khí Hưng Thái đã ký hợp đồng cho thuê
khai thác bến cảng tổng hợp quốc tế Thị Vải.
Dự án có quy mô đầu tư hai bến container Cái Mép hạ,
hai bến tổng hợp Thị Vải với tổng mức đầu tư hơn 12.890
tỉ đồng bằng nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản
và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Bến tổng hợp Thị
Vải được thiết kế và xây dựng cho tàu chở hàng rời có trọng
tải 50.000 DWT (có xét đến tàu hàng rời 75.000 DWT giảm
tải), tổng chiều dài bến là 600 m. Các công trình phụ trợ kèm
theo gồm văn phòng, nhà kho, thiết bị, xưởng bảo dưỡng,
trạm nhiên liệu, mặt sân bãi và cổng kiểm tra.
Dự án Cảng quốc tế Cái Mép-Thị Vải đánh dấu lần đầu
tiên Chính phủ Việt Nam lựa chọn nhà khai thác cảng thông
qua hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, tiến tới phá bỏ
dần sự độc quyền đồng thời tăng tính cạnh tranh, nâng cao
chất lượng dịch vụ và tạo bước đột phá cho các doanh nghiệp
khai thác cảng của Việt Nam.
NB
Nếu không khẩn cấp sửa
chữa, đơn vị quản lý sẽ đề
nghị ngừng lưu thôngqua
cầuĐà Rằng.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook