057 - page 3

3
thứbảy
8 - 3 - 2014
Thoi su
Sáng 7-3, trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo UBND
TP.HCM cho biết TP đã chỉ đạo Sở GTVT TP.HCM và
các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm dẫn
đến cái chết đau lòng của em Nguyễn Đức Bảo Trác (12
tuổi, học lớp 6 Trường THCS Hà Huy Tập).
Lãnh đạo UBND TP cũng yêu cầu Sở GTVT tăng cường
kiểm tra các tuyến xe buýt, kịp thời xử lý ngay những tài
xế không tuân thủ các quy định để lập lại an toàn giao
thông. Lãnh đạo TP cũng chỉ đạo Sở GTVT và các đơn
vị liên quan xử lý nghiêm đơn vị thi công các công trình
giao thông, các “lô cốt” vi phạm về rào chắn, cảnh báo…
Đồng thời phải triển khai nhanh dự án để trả lại sự thông
suốt cho tuyến đường, đảm bảo an toàn cho người tham
gia giao thông.
Trao đổi về việc này, một đại biểu HĐND TP bức xúc:
“Về nguyên nhân tai nạn như thế nào thì cần cơ quan
điều tra làm rõ. Tuy nhiên, có tình trạng xe buýt chạy
quá ẩu, gây tai nạn hoặc chạy nhanh không xử lý tình
huống kịp khi có vụ va quẹt… Theo tôi, Sở GTVT phải
tăng cường xử lý tình trạng xe buýt chạy ẩu gây tai nạn
thương tâm trong thời gian qua. Người dân ra đường phải
được đảm bảo an toàn chứ không phải trong tâm trạng
phập phồng lo xe buýt chạy ẩu…”. Vị này nhấn mạnh:
“Sở GTVT cũng cần nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm
của mình trong những vụ tai nạn do xe buýt né “lô cốt”
đang thi công…”.
Trước đó, khoảng 6 giờ 15 ngày 6-3, chị Nguyễn Thị
Lệ Thu chở hai con trai học lớp 9 và lớp 6 từ quận Tân
Phú đến trường. Khi di chuyển qua ngã tư Phan Đăng
Lưu - Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) thì xảy ra vụ
va chạm với xe buýt mang biển số 53N-4204 lưu thông
cùng chiều phía sau. Vụ tai nạn khiến cả ba mẹ con chị
Thu ngã xuống đường, con trai nhỏ của chị Thu là cháu
Nguyễn Đức Bảo Trác không may bị bánh xe buýt cán
qua người, tử vong.
Trước đó, ngày 28-2, một vụ tai nạn
khác do xe buýt gây ra cũng đã làm ông Đỗ Văn Đặng
chết tại góc đường Lê Thị Hồng Gấm - Calmette (quận
1) khi đang đi tập thể dục khiến người dân vô cùng bàng
hoàng…
NGUYỄN ĐỨC
Vụ xe buýt cán chết cháu bé lớp 6
UBNDTPchỉđạolàmrõtráchnhiệm
YêucầuSởGTVT tăngcườngkiểmtracác tuyếnxebuýt, kịpthời xử lýngaynhữngtài xếkhông
tuânthủcácquyđịnhđể lập lại antoàngiaothông.
Sáng 7-3, côgiáo chủnhiệm lớp 6/2 Lê KimNgânđã cùng
phụ huynh và các em học sinh Trường THCS Hà Huy Tập
(quận Bình Thạnh) tới nhà tang lễ An Bình (quận 5) viếng
em Nguyễn Đức Bảo Trác.
Mẹ của emTrác, chị Nguyễn Thị Lệ Thu, đến giờ vẫn chưa
hết bàng hoàn trước sự ra đi đột ngột của con. Nhìn bạn của
con đến thămmà con không còn trên đời này nữa, lòng chị
như quặn thắt lại. Chứng kiến cảnh ấy, cô trò lớp 6/2 cũng
khôngngănđượcnướcmắt. Nhữngđôimắt thơngâynhìndi
ảnh của bạnmình tươi cười, ai ai cũng đều ứa lệ. Các bạn học
cùng lớp vớiTrác đãmang thùng hạc giấy và nhiềumón quà
tự tay làm đến đặt cạnh bạn mình, mong cho Trác được yên
nghỉ. Đến chiều cùngngày vẫn còn rất đông các emhọc sinh
quyên góp và tới thắp hương chia sẻ với gia đình emTrác. Cô
Ngânchohay cả lớpđềumuốnđưa tiễnbạnmình lầncuối và
côđang traođổi đểxinphépphụhuynhhọc sinhvềđiềunày.
Gia đình chịThu chobiết 8 giờ sángnay (8-3), linh cữu của
em Trác sẽ được đưa đi an táng tại Nghĩa trang Bình Hưng
Hòa (quận Bình Tân).
HOÀNG LAN
Vụ nguyên GĐ SởVH-TT&DL bổnhiệm
hàng chục cán bộtrước khi hưu:
Cóbất thường?
Dư luận đang quan tâm đến thông tin ông Nguyễn
ThànhRum, nguyênGiámđốc SởVH-TT&DLTP.HCM,
trước lúc nghỉ hưu (ngày 1-3-2014), đã ký nhiều quyết
định bổ nhiệm cán bộ (với hai đợt - ngày13-2 và 19-2)
của sở này.
Nói về việc này, chiều 7-3, một lãnh đạo UBND
TP.HCM trao đổi với PV với tính chất chia sẻ quan
điểm cá nhân, rằng: “Việc bổ nhiệm cận kề ngày nghỉ
hưu cho thấy có sự bất thường trong công tác bổ nhiệm
cán bộ. Việc này TP cũng đã có chỉ đạo làm rõ rồi”.
“Quan điểm cá nhân tôi, công tác cán bộ cần phải đảm
bảo đúng quy định và việc một lãnh đạo ký hàng loạt
quyết định bổ nhiệm cách ngày về hưu chỉ hơn 10 ngày
là có dấu hiệu bất thường. Tôi nghĩ sắp đến cần phải
rà soát lại công tác cán bộ và nhất là cần có quy định
việc trước khi về hưu không được ký bổ nhiệm thêm
trường hợp nào” - vị này nói.
Để nắm thêm quy trình bổ nhiệm, chiều cùng ngày,
PV đã trao đổi với một lãnh đạo Sở Nội vụ TP cho biết
thẩm quyền bổ nhiệm cấp trưởng, phó phòng là do giám
đốc sở quyết định và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo TP
chứ không phải thông qua Sở Nội vụ. “Ở đây nếu việc
bổ nhiệm không đúng quy trình, hay có gì bất thường thì
UBNDTP là cấp có thẩm quyền chỉ đạo xử lý, nếu giao
cho Sở Nội vụ làm rõ thì Sở sẽ vào cuộc” - vị này nói.
Một đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng lãnh đạo TP
cần quyết liệt xử lý vụ việc này và sớm thông báo kết luận
để cán bộ và nhân dân biết. Qua câu chuyện bổ nhiệm
hàng loạt cán bộ trước khi về hưu đã nảy sinh thêmmột
vấn đề là nên chăng quy định rõ: Lãnh đạo trước khi về
hưu bao lâu thì không được bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm
cần phải lấy số phiếu của tập thể chứ không phải giám
đốc quyết là được. Việc này sẽ tạo cơ chế dân chủ trong
chọn lựa cán bộ để bổ nhiệm đúng người có năng lực.
Cũng trong ngày 7-3, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ qua
số máy của ông Nguyễn Thành Rum để nắm thêm thông
tin vụ việc, cũng như những lý giải của ông Rum về các
quyết định bổ nhiệm của mình nhưng ông Rum không
nghe điện thoại.
NGUYỄN ĐỨC - GIANG THANH
Tiểu thương chợVinh bãi thị
Sáng 7-3, gần 600 tiểu thương tại chợ Vinh, TPVinh
(Nghệ An) đã đồng loạt đóng cửa ki-ốt, không bán
hàng. Trả lời TTXVN, ông Tô Thanh Nhân, Trưởng
ban Quản lý chợ Vinh, cho biết nguyên nhân là do các
tiểu thương không đồng tình với quy hoạch chuyển
đổi kinh doanh tầng ba chợ Vinh của UBND TPVinh.
Năm 2007, UBND TPVinh có quyết định bố trí tầng
một của chợVinh kinh doanh các ngành tân dược - dụng
cụ y tế, giày dép, mũ cặp, văn hóa phẩm; tầng hai bố trí
các ngành may mặc sẵn, vải, chăn ga gối đệm; toàn bộ
tầng ba là khu hành chính, văn phòng cho thuê và các
dịch vụ khác. Tuy nhiên, do tầng ba bỏ trống trong suốt
năm năm nên cuối năm 2013, Ban Quản lý chợ Vinh
đã quy hoạch tầng ba thành nơi bán hàng với 514 ki-ốt
bán hàng may mặc sẵn, chăn drap gối đệm, giày dép...
Việc làm này đã bị các hộ kinh doanh ở tầng một, hai
phản đối vì cho rằng UBND TPVinh, Ban Quản lý chợ
Vinh đã vi phạm quy chế góp vốn và thiết kế của chợ.
Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã
khẩn trương vận động các tiểu thương ổn định tâm lý
để sớm mở cửa bán hàng trở lại phục vụ nhu cầu mua
sắm của khách hàng.
NB
Huyđộng500tỉđồngtráiphiếu
Theo TTXVN, ngày 7-3, Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu
Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Chính sách Xã
hội phát hành. Phiên đấu thầu có tổng khối lượng
gói thầu 1.000 tỉ đồng, gồm hai loại kỳ hạn: Ba
năm (500 tỉ đồng) và năm năm (500 tỉ đồng).
Trái phiếu kỳ hạn ba năm có ba thành viên tham gia dự
thầu, khối lượng dự thầu hợp lệ đạt 900 tỉ đồng. Vùng
lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 7,3%-7,7%/năm. Kết
quả, huy động thành công 500 tỉ đồng trái phiếu ba năm
với lãi suất trúng thầu 7,3%/năm, thấp hơn 0,2%/năm
so với lãi suất trúng thầu phiên trước đó (ngày 21-2).
Trái phiếu kỳ hạn năm năm không có lãi suất trúng thầu.
Từ đầu năm 2014, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã
huy động được gần 2.000 tỉ đồng.
TN
Giámsát thi hànhpháp luật:
Cần traoquyền choMTTQ
Tăngcườngvềcơcấu, thànhphần, chất lượngcánbộđểnângcaođượcvai tròcủaMặt trậntrong
giámsát thi hànhpháp luật.
T.NAM
V
ai trò giám sát của
MTTQ mới chỉ ở
cấp cơ sở, cấp tỉnh,
huyện và trung ương còn
ít và thiếu cơ chế. Đây là
thông tin được đưa ra tại
hội thảo “Sự tham gia của
MTTQViệt Nam, các tổ chức
chính trị-xã hội, tổ chức xã
hội trong công tác theo dõi
tình hình thi hành pháp luật”
do Bộ Tư pháp phối hợp với
Viện KAS (KonradAdeauer
Stiftung) CHLBĐức tổ chức,
ngày 7-3.
Tuy đã được Hiến pháp
hiến định về vai trò giám sát
và phản biện của MTTQ, các
tổ chức chính trị, xã hội đối
với việc thực hiện pháp luật
nhưng nhiều đại biểu thẳng
thắn nhìn nhận: Việc giám
sát của Mặt trận và các đoàn
thể nhân dân thời gian qua
vẫn mang tính hình thức nên
hiệu quả pháp lý chưa cao.
Giám sát phần nhiều mới
được thể hiện qua việc phát
hiện và nêu ý kiến, chưa có
những phương thức giám sát
đúng nghĩa.
Nguyên nhân được chỉ ra
là do chưa có một cơ sở pháp
lý cho hoạt động giám sát của
MTTQ và các thành viên.
Đồng thời do những hạn chế
trong cách bố trí cán bộ Mặt
trận của các cấp ủy Đảng, do
môi trường và thiếu kinh phí
hoạt động nên nhìn tổng thể
trình độ, năng lực, đội ngũ
cán bộ Mặt trận còn nhiều
hạn chế, chưa tương xứng
với yêu cầu mới.
PGS-TS Bùi Xuân Đức,
Viện trưởngViện Nghiên cứu
khoa học Mặt trận thuộc Ủy
ban Trung ương MTTQViệt
Nam, cho rằng: “Theo quy
định, khi Quốc hội, HĐND
tổ chức các đoàn giám sát
phải có thành viên của Mặt
trận tham gia nhưng chỉ qua
hình thức đó tiếng nói của
tổ chức Mặt trận khá mờ
nhạt. Vì vậy theo tôi, để việc
giám sát của Mặt trận thực
chất phải trao quyền cho mặt
trận được tổ chức giám sát
riêng nhưng làm được việc
đó Mặt trận phải nâng cao
năng lực để thực hiện. Việc
này phải có cơ chế rõ ràng
để thực hiện tránh việc giám
sát hình thức”.
Theo TS Trần Văn Đạt,
Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn
đề chung về xây dựng pháp
luật, Bộ Tư pháp, việc huy
động sự tham gia của các tổ
chức chính trị, tổ chức chính
trị xã hội nghề nghiệp và nhân
dân là một nguyên tắc quan
trọng trong công tác theo dõi
thi hành pháp luật, trong đó tổ
chức Mặt trận phải đóng vai
trò là trung tâm. Vì vậy thời
gian tới, để nâng cao vai trò
của MTTQ Việt Nam trong
công tác theo dõi thi hành
án pháp luật nhà nước cần
có chính sách để xây dựng
được cơ chế phối hợp giữa
các bộ, ngành với MTTQ
và có quy định cụ thể hơn về
cơ chế huy động sự tham gia
phối hợp của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong hoạt động
theo dõi thi hành pháp luật.
Các chuyên gia quốc tế
cũng đánh giá, Việt Nam có
hệ thống pháp luật cũng đầy
đủ và toàn diện, tuy nhiên,
cần tăng cường về mặt cơ
cấu, thành phần, chất lượng
cán bộ của tổ chức Mặt trận.
Làm được như vậy sẽ nâng
cao được vai trò của MTTQ
trong giám sát thi hành pháp
luật trong tìnhhìnhhiệnnay.
s
Mặt trậnTổquốcxãMãoĐiền (ThuậnThành, BắcNinh)
trong một lần kiểm tra chất lượng thi công đường trục
xã. Ảnh: XUÂNME
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook