066 - page 7

7
thứhai
17 - 3 - 2014
Ban doc
Chương trình
“Vì
học sinhTrường
Sa thân yêu” - Giai
đoạn 2: Xây trường
trên đảo SinhTồn
Mong nhận được sự đóng góp
của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức và đồng bào trong và ngoài nước.
uuu
Địa chỉ tiếp nhận:
l
quỹ học bổng vừ a dính
13-15-17 Trương Định, phường 6, quận 3, TP.HCM
ĐT: 0866741106 - 0903669564 (bà Vân Thủy)
l
báo
pháp luật tp.Hcm
34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT: 08.39910101 - 08.39919613
l
Hoặc chuyển qua ngân hàng theo tài khoản
báo
Pháp Luật TP.HCM
* Tài khoản:
102010001575486, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 10, TP.HCM.
Swif code:
ICBVVNVX940 (mã chuyển tiền dành cho
nước ngoài)
* Nội dung chuyển khoản: Ủng hộ chương trình
“Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2.
Trân trọng cảm ơn.
Trổ cửa sổ sai,
xử lý sao?
Trướcđây, cáccơquanchứcnănghướngdẫnđươngsựkhởi kiện,
cònhiệnnay thì họcóquyềnxửphạt vacưỡngchế tháodỡ.
HÀNGUYÊN
“V
iệc trổ cửa sổ
của nhà lân cận
là hành vi xây
dựng sai phép, chính Thanh
tra Sở Xây dựng khẳng định.
Thế nhưng Sở không hướng
dẫn phường xử phạt theo quy
địnhmà lại bảo tôi đi kiện nếu
nhà kia không chịu bít cửa
sổ. Điều đó quá vô lý” - bà
Hồ Thị Hồng Loan (đường
Nơ Trang Long, phường 7,
quận Bình Thạnh, TP.HCM)
phản ánh.
Cụ thể bà Loan cho hay,
vừa qua nhà kế bên nhà bà
cho trổ các cửa sổ không có
trong giấy phép xây dựng tại
các tầng lầu. Sau đó thanh tra
Sở Xây dựng có văn bản giải
quyết, nhận định các cửa sổ
của công trình lân cận với
nhà bà mở sai phép. Cơ quan
này đề nghị UBND phường
7 tiếp x c vận động chủ nhà
này xây bít các cửa sổ nói
trên với kết cấu tường gạch,
khung bê tông cốt thép, không
được sử dụng vật liệu nhẹ để
bít như hiện nay. Tuy nhiên,
hướng dẫn của Sở “thòng”
thêm câu: “Trong trường hợp
chủ công trình lân cận không
thực hiện nội dung như trên
thì đề nghị UBND phường
7 hướng dẫn bà Loan khởi
kiện ra tòa án để được xem
xét giải quyết”.
Bà Loan bức x c, trước đây
bà làm cổng rào và bị người
dân phản ánh nên địa phương
yêu cầu bà phải dời vào trong
phần đất của bà để không ảnh
hưởng đến hẻm chung, nếu
không thì sẽ bị cưỡng chế.
Tuy nhiên, khi nhà bên làm
cửa sổ sai với giấy phép xây
dựng thì nhà này không bị
xử lý hành chính gì. Cơ quan
chức năng xử lý như vậy rất
bất nhất khiến bà không biết
đâu đ ng đâu sai.
“Việc trổ cửa sổ sai, gây
ảnh hưởng nhà xung quanh
không những vi phạm pháp
luật mà còn làmmất tình xóm
giềng.Dođó, các cơquan chức
năng cần kiên quyết xử lý. Va
cần phải có cách giải quyết
thống nhất để người dân yên
tâm khiếu nại
đối với các sai
phạm”-bàLoan
mong muôn.
T r a o đ ổ i
với
Pháp Luật
TP.HCM
, đôi trương môt đôi
thanh traxâydựng tạiTP.HCM
cho biết: “Trước kia những
khiếu nại như trên thì đ ng
là các cơ quan chức năng sẽ
hướng dẫn các bên kiện ra tòa,
vì họ cho rằng đây là tranh
chấp dân sự. Tuy nhiên, hiện
nayThông tư 02/2014 (hướng
dẫn Nghị định 121/2014 về
xử phạt vi phạm hanh chinh
trong xây dựng) quy định rõ
việc xử lý đối với hành vi
xây dựng sai phép là trách
nhiệm của cơ quan có th m
quyền. Theo đó, hành vi xây
dựng sai phép dù đã hết thời
hiệu xử phạt hành chính thì
cơ quan có th m quyền cũng
phải lập biên bản vi phạm và
cho phép chủ công trình tự
thực hiện việc tháo dỡ. Sau
thời hạn đó nếu không chấp
hành thì ban hành quyết định
cưỡng chế tháo dỡ. Việc xử lý
trong trường hợp này không
cần ban hành thành quyết
định xử phạt”.
Viêc trổ cửa sổ sai, gây ảnhhưởngnhà
xungquanh khôngnhững vi phạmpháp
luậtmà còn làmmất tình xómgiềng.
Mới đámcưới, chưađăngký
kếthôn, lyhônthênao?
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
của báo
Pháp Luật TP.HCM
(ngày thứ Hai, thứ Ba)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ; chiều: Từ 14 giờ đến 16 giờ 30.
Địađiểm:34HoàngViệt,phường4,quậnTânBình,TP.HCM.
Thứ Hai, 17-3
Sáng
:
Các luật sư PHANTHANHHUÂN (hình sự, dân sự,
kinh tế), BÙI QUANG LIÊM (dân sự, hình sự).
Chiều
:
Các luật sư CHÂU XI (dân sự, hình sự), NGÔ THỊ
NGỌCTHU (xuất nhập cảnh, hôn nhân gia đình có yếu
tố nước ngoài).
Thứ Ba, 18-3
Sáng
: Các luật sưNGUYỄNĐÌNHHÙNG (hình sự, dân sự,
nhà đất), PHẠMTRẦN LAM (dân sự, hình sự, lao động).
Tranh chấp về trổ cửa sổ sai, gây ảnh hưởng nhà xung quanh diễn ra khá phổ biến.
Ảnh: HTD
Tôi có người em gái vừa mới lập gia đình, giờ muốn ly
hôn. Vì em gái tôi mới chỉ tổ chức đám cưới, chưa đăng
ký kết hôn nên tôi không rõ thủ tục ly hôn thế nào. Sau
khi hai gia đình tổ chức tiệc cưới thì trong bao lâu phải
làm thủ tục đăng ký kết hôn? Với việc của em tôi, giờ một
trong hai bên muốn đơn phương “kết thúc hôn nhân” có
vi phạm pháp luật hay không? Nếu người chồng đã xây
nhà trước khi cưới vợ thì đây là tài sản của người chồng
sẽ không bị chia khi ly hôn có đúng không? Còn tài sản
phát sinh trong thời kỳ hai người sống chung sẽ xử lý như
thế nào?
Nguyen Tien
(tien2000@...)
Luật sư
NGUYỄN THÚY HƯỜNG
(Đoàn Luật sư
TP.HCM)
trả lời: Pháp luật hiện hành không quy định
về thời gian tổ chức tiệc cưới và đăng ký kết hôn. Tổ
chức tiệc cưới được xem là phong tục tập quán, pháp
luật về hôn nhân và gia đình không điều chỉnh về vấn
đề này. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định hôn nhân
là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. Nam,
nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau
như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là
vợ chồng. Trong trường hợp này em của bạn chưa đăng
ký kết hôn với người đàn ông mà cô ấy đang chung
sống nên chưa được pháp luật công nhận là vợ chồng,
khi đơn phương “kết th c hôn nhân” thì cũng không vi
phạm pháp luật.
Tuy nhiên, theo điểm c khoản 3 Nghị quyết số
35/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân
và Gia đình, nếu em của bạn có yêu cầu ly hôn thì tòa
án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ
chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì tòa án giải
quyết theo Điều 17 Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể:
Quyền lợi của con được giải quyết như trường hợp cha
mẹ ly hôn. Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài
sản riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người
đó; tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các
bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải
quyết, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên; ưu
tiên bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và con.
TRÂN CHÍNH
ghi
Luât sư
cua ban
Không cấmhọc cao nhưng
khả năng quản lý phải tốt
Đọc bài
“Quan tiến sĩ” giúp gì cho việc trị nước?”
(Pháp Luật TP.HCM
ngày 16-3, tôi rất tán đồng với
cách nhìn nhận của nhiều chuyên gia. Đ ng là hiện
nay do ch ng ta quá đặt nặng tiêu chí bằng cấp trong
tuyển dụng, đánh giá, đề bạt vô hình trung làm bùng
nổ vấn nạn mua bằng, bằng giả hay học giả bằng thật
nên trong xã hội xuất hiện tình trạng bằng mọi cách
chạy cho được bằng cấp này nọ không qua thực học,
thực tài. Một thống kê cho thấy Việt Nam có khoảng
24.300 tiến sĩ. Trong đó chỉ có hơn 9.000 tiến sĩ đang
giảng dạy tại các trường. Nhiều người nói đùa tiến sĩ
ch ng ta nhiều quá, cứ ra ngõ là gặp tiến sĩ.
Tôi rất mong rằng ch ng ta vẫn phải phát huy tinh
thần hiếu học, học học mãi không ngừng. Càng có
nhiều người có trình độ, có văn hóa thì dân trí càng
mở mang. Thật sự tôi cũng không ngại các quan chức
có bằng cấp cao nhưng phải làm sao học vị cao ấy
cũng sẽ đi cùng với khả năng quản lý tốt. Nếu ch ng
ta bố trí đ ng người như vậy thì càng phát huy khả
năng của họ. Đừng để cho người có học vị cao nhưng
khả năng quản lý kém chen chân vào đó, lợi đâu chưa
thấy chứ nguy cơ gây nguy hại cho dân, cho nước thì
có thể thấy sờ sờ ngay đó. Tôi cho rằng cốt lõi hiện
nay là cần phải thay đổi tư duy tuyển chọn cán bộ, đề
bạt các chức năng quản lý. Tôi đồng tình với ông Diệp
Văn Sơn, muốn làm công chức phải chấp nhận “luật
chơi nghiêm khắc hơn”. Như áp dụng thi tuyển cạnh
tranh vào công chức, vào những chức danh lãnh đạo.
Thay đổi tư duy sai lầm về một nền công vụ quá đề cao
bằng cấp, không ch trọng thực chất năng lực. Học vị
chỉ có giá trị khi có giá trị cộng thêm trong công
việc được giao phó, nếu không thì sẽ không được
dùng, bất kể là ai hay ở vị trí nào.
NGUYỄNTHANHTÙNG
(ĐH Sư phạm TP.HCM)
Phan hôi tư
ban đoc
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook