066 - page 8

8
thứhai
17 - 3 - 2014
Nhiều nước
đào tạo chung
Chúng tôi đã tham khảo và thấy rất
nhiều nước tiến hành đào tạo chung.
Ví dụ Mỹ chỉ có trường đào tạo nghề
luật sư. Luật sưkhoảng15-20nămhành
nghề,tầm40tuổi,đãtíchlũyđượcnhiều
kinh nghiệm là nguồn để bổ nhiệm
thẩmphán. ỞPháp, Nhật Bản, Đài Loan
cũng đều đào tạo chung thẩm phán
và kiểm sát. Quan trọng là chung một
chương trình đào tạo chứ không phải
chung một cơ sở đào tạo. Tất nhiên ở
Việt Nam, đây là một chủ trương mới
nên phải thực hiện thí điểm đã.
PGS-TS
NGUYỄN THÁI PHÚC
Mới đây, TAND huyện Vị Thủy (Hậu Giang) đã tuyên phạt
Châu Minh Lương (19 tuổi) ba năm sáu tháng tù về tội giao
cấu với trẻ em.
Theo hồ sơ, tháng 7-2013, Lương làm quen với bé D. (14
tuổi, đang học lớp 8). Cuối tháng đó, Lương nhắn tin rủ D.
đi uống nước. Lương chạy xe đến trước trường D. đang học,
chở D. thẳng tới nhà trọ và cùng nhau quan hệ. Trên đường
về, Lương mua thuốc tránh thai khẩn cấp cho D. uống.
Sau đó cả hai quan hệ nhiều lần nữa. Gia đình D. ngăn cản
và thu giữ điện thoại của D. để D. không liên lạc với Lương.
Lương bèn mua cho D. điện thoại khác. Khi gia đình D. tịch
thu lần nữa, Lương lại mua điện thoại cho D. Trong khoảng
thời gian đó, cứ mỗi khi học bài xong (khoảng 10 giờ đêm)
thì D. lại lén sang nhà Lương để “yêu”, tổng cộng khoảng 10
lần thì bị gia đình D. phát hiện và tố cáo.
Trong quá trình điều tra và tại phiên tòa, D. cho rằng mình
bị Lương khống chế hiếp dâm nhưng lời khai này của D. là
không có cơ sở nên đã không được HĐXX chấp nhận. Theo tòa,
hành vi của bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến
danh dự, nhân phẩm và sự phát triển bình thường về tâm sinh
lý của trẻ em gái nên cần phải xử lý nghiêm.
NAMPHƯƠNG
danh này theo một chương trình đào
tạo thống nhất cho phép học viên
vừa có những kiến thức chung, kỹ
năng chung, vừa nắm bắt được cả
những kỹ năng riêng của những nghề
khác nhau. Điều này sẽ tạo ra tiền
đề thuận lợi cho việc tăng cường
tranh tụng tại phiên tòa.
Thứ hai
, chủ trương đào tạo ba
chung nhằm thực hiện một trong
những định hướng quan trọng của
cải cách tư pháp là luân chuyển cán
bộ giữa các chức danh tư pháp. Trên
thực tế, việc luân chuyển vẫn đang
diễn ra ở hai lĩnh vực tòa án và kiểm
sát nhưng ở mức độ rất nhỏ, chưa
phải là giải pháp lớn để các ngành
thu hút, tuyển dụng người tài. Còn
việc luân chuyển từ luật sư sang
tòa, VKS gần như
chưa có.
Xin nói thêm là
hiện nay, quy trình
tuyển chọn cán bộ của
ngành tòa án, kiểm
sát có tính khép kín. Những người
được tuyển dụng vào các ngành này
sau 4-5 năm công tác mới được gửi
sang đào tạo ở HVTP. Hoàn tất khóa
học, họ được trả về nơi đã cử họ đi
học và trở thành nguồn để bổ nhiệm.
Nếu đào tạo ba chung, các ngành
sẽ có một nguồn với chất lượng đã
được kiểm định từ đầu vào đến đầu
ra và sự lựa chọn rộng hơn nhiều.
Những quan ngại
. Thưa ông, đào tạo ba chung là
một chủ trương lớn trong tiến trình
cải cách tư pháp. Vậy tại sao trong
cuộc họp liên ngành do Bộ Tư pháp
tổ chức bàn về việc triển khai vẫn có
những ý kiến “bàn lùi”?
+ Thực ra có một số quan ngại khi
triển khai. Khó khăn lớn nhất khi
thực hiện đào tạo ba chung chính
là đầu ra - tuyển dụng, sử dụng học
viên đã tốt nghiệp. Đề án giao HVTP
đào tạo thí điểm 100 học viên, Nhà
nước hỗ trợ kinh phí đào tạo tám
phần, học viên bỏ ra hai phần. Kinh
phí đào tạo coi như ổn nhưng cần có
cơ sở pháp lý rõ ràng, minh bạch để
các học viên có thể tin tưởng sau khi
đào tạo chung, họ có quyền lựa chọn
nghề thẩm phán hay kiểm sát viên và
việc đào tạo không lãng phí.
Trong đề án có nói tới một văn
bản thỏa thuận thống nhất giữa các
ngành trong việc sử dụng học viên
sau khi tốt nghiệp khóa học. Đề án
cũng có nói các ngành cần ưu tiên
tuyển thẳng các học viên xuất sắc có
nguyện vọng công tác
trong ngành kiểm sát
và tòa án.
Cầnlưuýlàhọcviên
của khóa đào tạo thí
điểm ba chung nhận
được hỗ trợ từ kinh phí Nhà nước
nên có thể họ sẽ phải có những cam
kết nhất định khi được tuyển dụng
vào cơ quan nhà nước. Đây là tiền
đề thuận lợi giúp các cơ quan VKS
và tòa án tháo gỡ khó khăn trong
tuyển dụng tại những địa bàn vùng
sâu, vùng xa. Các học viên còn lại
sẽ được tuyển dụng vào các cơ quan
nhà nước làmnhiệmvụ trợ giúp pháp
lý hoặc luật sư.
. Thưa ông, có một số ý kiến cho
rằng đầu ra của HVTP chất lượng
chưa cao, trường chỉ thiên về đào
tạo lý thuyết... Ông nghĩ sao?
+ Đúng là thời gian qua có ý kiến
cho rằng HVTP không làm nghề
xét xử, kiểm sát, luật sư nên chất
lượng đào tạo không cao. Nhưng
HVTP có những đánh giá tích cực
về chất lượng đào tạo từ những cơ
quan độc lập như Ủy ban Tư pháp
của Quốc hội khóa XII, đơn vị tư vấn
InvestConsult Group. Đó là những
đánh giá khách quan nhất.
Trước hết cần phải thấy rằng
chương trình đào tạo ở HVTP được
xây dựng theo nguyên tắc thống
nhất, trong đó phần đào tạo về kỹ
năng chung và kỹ năng chuyên sâu
của từng nghề chiếm đến 60%-70%,
còn lại là những chuyên đề chung,
thực tập, kiểm tra. Tôi xin nói thêm
rằng HVTP rất chú trọng việc đào tạo
nghề các chức danh tư pháp phải có
sự tham gia của các cơ quan tư pháp
và những người đang hành nghề trong
hoạt động tư pháp. Sự tham gia này
bắt đầu từ khi xây dựng, thông qua
chương trình đào tạo, tham gia trong
việc giảng dạy, quản lý học viên. Điểm
thấy rõ nhất là sự tham gia của đội
ngũ giảng viên thỉnh giảng ở HVTP
chiếm tỉ lệ 50%. Họ là những luật sư
đang hành nghề, có uy tín, tên tuổi;
các thẩm phán, kiểm sát viên nhiều
kinh nghiệm nghề nghiệp...
Cùng nhìn về một hướng
. Thưa ông, HVTPkhông còn là đầu
mối thống nhất trong việc đào tạo các
chức danh tư pháp nữa. VKSND Tối
cao đã thành lập Trường ĐH Kiểm
sát, TAND Tối cao dự kiến thành lập
Học viện Tòa án, Liên đoàn Luật sư
Việt Nam thành lập Trường Đào tạo
Luật sư… Điều này ảnh hưởng gì
đến chủ trương đào tạo ba chung?
+ Việc các ngành đều có trường
đào tạo xuất phát từ lý do cho rằng
quy mô của HVTP chưa đáp ứng đủ
nhu cầu cho các ngành tòa án, kiểm
sát, luật sư. Lý do khác cho rằng việc
Kiểm sát viên đang tranh tụng với luật sư tại tòa. Ảnh: HTD
THUNGUYỆT
thực hiện
Ô
ng Phúc
(ảnh)
cho biết Thủ
tướng Chính phủ cho phép
Học viện Tư pháp (HVTP)
thí điểmđào tạo
100họcviên/năm
trong giai đoạn
2014-2015, trên
cơ sở thí điểm
thành công sẽ
triển khai rộng
rãi trong những
năm sau.
Thống nhất chương trình
đào tạo
. Vì sao phải đào tạo ba chung,
thưa ông?
+
Thứ nhất
, đây là một trong
những giải pháp thực hiện chủ
trương tăng cường tranh tụng của cải
cách tư pháp. Các hoạt động thẩm
phán, kiểm sát viên, luật sư thực
hiện trong quá trình tố tụng về bản
chất đều là hoạt động áp dụng pháp
luật, đều xoay quanh việc đánh giá
chứng cứ, tình tiết của một vụ án.
Có rất nhiều điểm chung trong kỹ
năng hoạt động của những chủ thể
này như kỹ năng đánh giá chứng
cứ, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng
hợp, kỹ năng trình bày quan điểm,
thuyết phục người khác…Tất nhiên
bên cạnh những điểm chung đó, các
chủ thể này có địa vị tố tụng khác
nhau nên có những kỹ năng riêng
gắn liền với nghề nghiệp...
Trong 15 năm qua, HVTP đào
tạo các chức danh này theo những
chương trình đào tạo độc lập. Chúng
tôi nhận thấy có đến 60% nội dung
giống nhau giữa các chương trình
đó. Vì thế, việc đào tạo các chức
LTS:
Đề án “Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung
tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” (được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tháng 11-2013) đã giao
cho Học viện Tư pháp thực hiện thí điểm việc đào tạo
chung nguồn bổ nhiệm thẩm phán, kiểm sát viên,
luật sư (đào tạo ba chung).
Để tìm hiểu thêm,
Pháp Luật TP.HCM
đã trao đổi
với PGS-TS
Nguyễn Thái Phúc
, Giám đốc Học viện
Tư pháp.
Đào tạoba
chungvì cải
cách tưpháp
Tiêu điểm
P
hap luat
Yếu tốnguồnnhân lực
chính là yếu tốquyết định
thành công của cải cách tư
phápởnước ta.
có nhiều cơ sở đào tạo sẽ tạo được
sự cạnh tranh.
Tôi cho rằng sẽ không có vấn đề
gì nếu các ngành, các cơ sở đào tạo
đều cùng nhìn về một hướng là chúng
ta phải có trách nhiệm to lớn trong
việc đào tạo nguồn nhân lực cho cải
cách tư pháp. Theo Nghị quyết 49
của Bộ Chính trị thì yếu tố nguồn
nhân lực chính là yếu tố quyết định
thành công của cải cách tư pháp ở
nước ta. Hợp tác vì lợi ích chung là
con đường để bảo đảm tất cả đều phát
triển. Không ai hoàn hảo cả, nếu cứ
ngồi chê bai nhau và chỉ nhìn góc
độ của riêng ngành mình thì tất cả
chúng ta đều yếu. Và thiệt hại cuối
cùng chính là sự thành công của cải
cách tư pháp...
.
Xin cảm ơn ông.
Tặngđiệnthoại đểrủbạngái nhí quanhệ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook