074 - page 6

6
thứba
25 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Đột ngột bị thu
đồnghồđiện
M t sốh ởtrungtâmTP.HCMdokhôngđồngtìnhmứcbồi thườnggiải phóng
mặtbằngđãbị th ođồnghồđiện.
MINH PHONG
Đ
ến khuya 24-3, nhiều
hộ dân ở chung cư
727 Trần Hưng Đạo,
phường 1, quận 5, TP.HCM
tiếp tục sống trong bóng
tối do Điện lực Chợ Lớn
(thuộc Tổng Công ty Điện
lực TP.HCM) đã cắt dây,
tháo đồng hồ điện cách đó
vài ngày.
Chưa thỏa thuận đã
cắt điện
Ngày20-3,một sốnhânviên
của Điện lực Chợ Lớn đã đến
chung cư 727 Trần Hưng Đạo
cắt dây, tháo đồng hồ điện. Do
cư dân phản ứng mạnh mẽ sự
việc mới tạm ngừng. Nhưng
lúc này đã có chín hộ dân bị
gỡ đồng hồ điện.
Theo ông Lê Hữu Tài,
Trưởng phòng Kinh doanh
điện lực Chợ Lớn, lẽ ra điện
lực thu hồi 17 đồng hồ điện
nhưng do gặp phản ứng nên
tạm ngưng. Việc cắt dây, thu
hồi đồng hồ điện là theo đề
nghị củaBanBồi thường - giải
phóng mặt bằng (BTGPMB)
quận 5.
“Từ cuối năm 2013 ban
đã đề nghị phối hợp nhưng
chúng tôi yêu cầu cần trao
đổi, thông báo với người dân
trước cắt điện. Tới giữa tháng
2-2014, ban cung cấp danh
sách rồi cùng đại diện chính
quyền địa phương “tháp tùng”
nhân viên điện lực đến thu hồi
đồng hồ điện có trong danh
sách” - ông Tài nói.
Trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
, ôngTrần ĐìnhThọ,
Phó ban BTGPMB quận 5,
cho biết: Chung cư 727 đang
xuống cấp, hưhỏng nặng.Việc
cắt điện nhằm đẩy nhanh tiến
độ giải phóng mặt bằng và
cũng là để tránh thiệt hại đến
tính mạng, tài sản cho những
hộ dân. “Ngoài ra, chúng tôi
chỉ chọn những hộ đang cho
người khác thuê mướn để cắt
điệnnhằmtrục xuất người thuê
nhà. Chứ những hộ còn đang
ở, vận động chưa xongmà cắt
điện thì rất kẹt” - ôngThọ nói.
Dân không vi phạm
hợp đồng
Chung cư 727 Trần Hưng
Đạo đã xuống cấp nghiêm
trọng nên việc di dời là cần
thiết. Vấn đề đáng bàn ở đây
là liệu Ban BTGPMB quận 5
có được quyền “ra lệnh” cắt
điện, cắt nước trong khi việc
BTGPMB còn chưa ngã ngũ?
Theo quy định, nếu hộ
dân chậm trả tiền điện trong
vòng 15 ngày, ngành điện
có thể cô lập điện (bằng các
hình thức cắt dây ở đầu trụ,
niêm phong hoặc tháo đồng
hồ điện…) để thu hồi công
nợ. Tuy nhiên, trong số các
hộ dân bị tháo đồng hồ chỉ
có một trường hợp nợ tiền
điện hai tháng. Các hộ còn
lại đã đóng tiền điện đầy đủ,
tức không vi phạm hợp đồng
đã ký với ngành điện.
Ông Võ Văn Di, người
sử dụng căn hộ 1033, bức
xúc: “Tôi chưa bàn giao nhà
vì giá bồi thường quá thấp.
Tôi không sống ở đây nhưng
hằng ngày vẫn có người thân
trông coi đồ đạc. Tôi không
nợ tiền điện, trong khi ngành
điện tự ý cắt dây, tháo đồng
hồ mà không thông báo trước
là thiếu tôn trọng khách hàng,
vi phạm hợp đồng đã ký”.
Ông Lê Hữu Tài viện dẫn
Quyết định 39/2005 của Bộ
Công nghiệp (trong khi quyết
định này đã được thay thế
bằng Thông tư 30/2013 của
Bộ Công thương - NV) cho
rằng ngành điện được
ngừng
cấp điện theo yêu cầu của tổ
chức, cá nhân có liên quan để
đảm bảo an toàn phục vụ thi
côngcông trình.
“Trong trường
hợp này, Điện lực Chợ Lớn
không nắm được
việc thỏa thuận về
bồi thường, giải
tỏa ra sao nhưng
BTGPMBquận 5
thông báo chung
cư xuống cấp, mất an toàn
và đề nghị hỗ trợ cắt điện.
Nếu bây giờ họ đề nghị thì
chúng tôi mới gắn đồng hồ
trở lại” - ông Tài khẳng định.
Tùy tiện, sai
quy trình
Ông Di và nhiều hộ dân đặt
vấn đề, nếu lấy lý do an toàn
để cắt điện thì tại sao lại có
sự phân biệt giữa người đang
ở và người cho thuê. Rõ ràng
việc cắt điện này là nhằm thúc
ép, làm áp lực buộc người
dân bàn giao nhà trong khi
chưa giải quyết xong vấn đề
bồi thường.
Chia sẻ bức xúc này, một
cán bộ Hội đồng BTGPMB
TP.HCMcho rằng BTGPMB
quận 5 không có chức năng
quản lý nhà nước nên không
có thẩm quyền đề nghị cắt
điện, cắt nước. Về nguyên
tắc, muốn cắt điện nước là
phải thực hiện theo kế hoạch
cưỡng chế, có thông báo trước
cho người dân. Nếu họ không
nhận quyết định cưỡng chế
thì niêm yết ở địa phương
bảy ngày rồi mới thực hiện.
Đại diện thanh tra Sở Công
Thương cũng khẳng định quan
hệ giữa ngành điện và khách
hàng phải dựa trên hợp đồng
điện lực. Trừ các trường hợp
khẩn cấp, bất khả kháng thì
mọi trường hợp ngừng cấp
điện đều phải thông báo. Do
vậy, việc nhân viên điện lực
đột ngột đến cắt điện là sai
quy trình. Mặt khác, căn cứ
mà Điện lực Chợ Lớn đưa ra
để cắt điện là chưa thỏa đáng.
“Không phải ai cũng có
quyền yêu cầu cắt điện. Ngay
cả trường hợp công trình có
nguy cơ sụp đổ thì cũng cần
có quyết định cưỡng chế của
đơn vị có thẩm quyền, rồi từ
đó mới cắt điện được” - vị
này nói.
Hơn 10 nămthưc hiên chu trương di dơi
Chung cư727TrầnHưngĐạo vốn là kh ch
sạnBuildingPresident 13 tầngn i tiếngm t
thời, được khởi công vào năm1960 và từng
là cụm tòa nha cao nhất Sài Gòn.
Sau giải phóng, chung cư do Nhà nước
tiếp quản và là nơi cư trú của 530 h dân.
Do chung cư xuống cấp trầm trọng nên
từ năm 2002 đã có chủ trương di dời c c
h dân nhưng mãi đến năm 2008 mới bắt
đầu thực hiện. Đến nay, sau nhiều đợt di
dời còn gần 60 h dân b m trụ, khiếu
kiện về chính s ch bồi thường và tiến đ
đặt ra là thu hồi toàn b mặt bằng trong
quý I-2014.
M t trongnhữngh còn ởđây, nghệ sĩ cải
lương Nguyệt Hồng (tên thật là Hồ Thị Kim
Hồng) cho biết. “Chúng tôi đâu có muốn ở
trong chung cư xập xệ, ẩm thấp này. Nhưng
với mức gi bồi thường khoảng 150 triệu
đồng/h thì biết đi đâu bây giờ".
Chung cư 727 đang xuống cấp, hư hỏng nặng, hành lang tối tăm ngay cả ban ngày.
Ảnh: HTD
Điều chỉnh làn xe hai bánh
trên đườngVõVăn Kiệt
(PL)- “Giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với các đơn
vị liên quan khảo sát về điều kiện an toàn giao thông tại
các làn xe hai bánh trên đại lộ Võ Văn Kiệt theo chiều
từ huyện Bình Chánh về Trung tâm TP (đoạn từ cầu
Ông Lãnh, quận 1 đến cầu Lò Gốm, quận 6)” - UBND
TP.HCM chỉ đạo.
Tùy điều kiện thực tế, các đơn vị xử lý kéo dài hoặc
giảm bớt chiều dài dai phân cách giữa các làn xe tại khu
vực trước giao lộ để giảm bớt xung đột của các loại xe
khi ra vào nút. Việc phá dỡ dai phân cách bằng bê tông
phải được nghiên cứu chặt chẽ để phù hợp với các dự
án phát triển xe buýt nhanh, xe điện mặt đất sau này.
Theo thống kê của BanAn toàn giao thông TP.HCM,
từ tháng 11-2010 đến tháng 8-2013 trên đại lộ Võ Văn
Kiệt đã xảy ra 46 vụ TNGT làm 38 người chết, 33 người
bị thương. Riêng tại làn xe máy ven kênh xảy ra 10 vụ
TNGT làm chín người chết.
MINH QUÝ
TP.HCM: Ban hành quy chế
quản lý quy hoạch chung
(PL)- UBND TP.HCM vừa ban hành quy chế quản
lý quy hoạch chung đô thị theo đồ án điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025. Quy
chế này gồm các quy định hướng dẫn cho việc quản
lý và xây dựng trên địa bàn TP cũng như xác định
các khu vực tự nhiên cần bảo vệ, khu vực hạn chế
phát triển, khu nội đô lịch sử, hành lang an toàn kỹ
thuật cũng như việc xác định các phân vùng quản lý
phát triển.
Quy chế cũng chỉ dẫn cụ thể cho việc quản lý, kiểm
soát phát triển vê tinh chât, quy mô, đinh hương phat
triên không gian, ha tâng…; đưa ra các khuyến cáo
và nghiêm cấm về xây dựng phát triển đô thi cho
từng khu vực cụ thể. Đây sẽ là cơ sở cho việc lập,
xét duyệt các quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây
dựng hệ thống các công trình chuyên ngành, quy
hoạch các khu vực phát triển đô thị và triển khai các
dự án đầu tư xây dựng, thiết kế công trình trên địa
bàn TP…
VIỆT HOA - THU HƯƠNG
TiềnGiang:Tài xế xe buýt
đình công
(PL)- Rạng sáng 24-3, hàng trăm hành khách đi xe
buýt tuyến cố định TPMỹ Tho - Phú Mỹ (Tân Phước)
phải sử dụng phương tiện khác vì 10 xe buýt trên tuyến
này ngưng hoạt động.
Theo các tài xế, trước đó HTX Vận tải Mỹ Tho
được khai thác 12 đầu xe trên tuyến này theo quyết
định của Sở GTVT tỉnh. Tuy nhiên, do còn thưa
khách nên chỉ 10 xe hoạt động. Đến khi hành khách
đông hơn, chủ nhiệm HTX là ông Nguyễn Văn Bé
Ba đã tự ý đưa thêm hai xe khác hoạt động gây bức
xúc cho các chủ xe.
“Về nguyên tắc, nếu HTX muốn đưa xe khác vào
hoạt động phải tổ chức hiệp thương, được sự đồng ý
của các chủ xe cũ. Tuy nhiên, chủ nhiệmHTX đã không
làm đúng quy trình này. Sở sẽ tổ chức họp bàn để giải
quyết dứt điểm vụ việc, tránh gây phiền hà cho hành
khách” - ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở GTVT
tỉnh Tiền Giang, cho biết.
HOÀNG NAM
Từ tháng 4, luồng Soài Rạp
sẽ đón tàu biển lớn
(PL)- “Yêu cầu các đơn vị liên quan cần sớm thực
hiện dự án nạo vét luồng Soài Rạp, đảm bảo thông
luồng, đón được tàu biển trọng tải 50.000 tấn giảm tải
vào ngày 19-4” - đó là chỉ đạo của UBND TP.HCM
ngày 21-3 về dự án nạo vét luồng Soài Rạp.
Theo UBND TP, dự án nạo vét luồng Soài Rạp có
tác động rất lớn đến khối lượng hàng xuất nhập khẩu
qua cụm cảng TP, giúp tăng thu ngân sách. Việc đón
tàu có trọng tải lớn thông quan luồng Soài Rạp vào
lấy hàng tại cảng Hiệp Phước sẽ giúp tiến độ di dời
các cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành
nhanh hơn.
Soài Rạp là luồng tàu biển thứ hai của TP, giúp
rút ngắn hơn 20 km so với hướng đi theo sông Lòng
Tàu hiện hữu. Do vậy các hãng tàu đã yêu cầu TP
sớm chấp thuận cho tàu biển 30.000 tấn và 50.000
tấn giảm tải ra vào cảng qua luồng Soài Rạp trong
tháng 4.
GIANG THANH
việc nhân viênđiện lực đột ngột đến cắt
điện là sai quy trình.Mặt khác, căn cứ
màĐiện lực Chợ Lớnđưa ra để cắt điện
là chưa thỏa đáng.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook