074 - page 7

7
thứba
25 - 3 - 2014
Hưởng trợ cấp khu vực
một lần
Cha tôi trước kia công tác 18 năm ở miền núi (có trợ
cấp vùng khó khăn thêm vào lương 20%). Sau đó cha
tôi chuyển công tác về huyện nhà thì không còn phụ
cấp. Cha tôi về hưu từ tháng 5-2007 và mới mất vào
đầu năm nay (1-2014). Xin hỏi: Trưòng hợp của cha
tôi có được bảo hiểm xã hội (BHXH) cho nhận trợ cấp
khu vực một lần không? Ông đã chết thì người thân có
được nhận thế và cần phải làm sao để được nhận thay?
Dương Thị Quỳnh Hoa
(Ấp 2, xã Minh Lập,
huyện Chơn Thành, Bình Phước)
Ông
ĐỖ QUANG KHÁNH,
Phó Giám đốc BHXH
TP.HCM,
trả lời: Căn cứ điểm a mục 1 Công văn
798/2009 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thực hiện
phụ cấp khu vực đối với người hưởng lương hưu, trợ
cấp BHXH (theo Nghị định số 122/2008 và Thông tư
số 03/2009 của Bộ LĐ-TB&XH) thì: “Đối tượng được
hưởng trợ cấp khu vực một lần tương ứng với thời gian
và số tiền phụ cấp khu vực đã đóng vào quỹ BHXH là
những người đủ điều kiện hưởng lương hưu, BHXH
một lần kể từ ngày 1-1-2007 trở đi, mà trước đó đã
có thời gian đóng BHXH bao gồm phụ cấp khu vực.
Gồm: Người lao động đang đóng BHXH bắt buộc (kể
cả người tự đóng tiếp BHXH theo quy định); người
đang đóng BHXH tự nguyện mà trước đó có đóng
BHXH bắt buộc; người lao động chờ đủ tuổi đời để
hưởng chế độ hưu trí hằng tháng; người đang bảo lưu
thời gian đóng BHXH (kể cả người tham gia BHXH tự
nguyện mà trước đó có đóng BHXH bắt buộc). Trường
hợp đối tượng nêu trên đã hưởng lương hưu, BHXH
một lần chưa được hưởng trợ cấp khu vực một lần nay
đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần tiền
phụ cấp khu vực theo quy định”.
Đề nghị bạn tập hợp hồ sơ hưởng chế độ hưu trí của
cha bạn, liên hệ BHXH quận, huyện nơi cư trú để được
hướng dẫn.
NHƯ NGHĨA
ghi
Ngânhàngquá tay
với kháchhàng
Vừakhởi kiệnngânhàngđãquét sơn lêntườngnhàkháchhàngrồi viếtdòng
chữ “Dovi phạmnghĩavụtrảnợngânhàngđã thugiữtài sảnnàyđểxử lý”…
NGUYỄN HIỀN
Ô
ng Trần Kim Ngọc
(6/10 tổ 50, phường
Tân Thới Nhất, quận
12, TP.HCM) gửi đơn đến
Pháp Luật TP.HCM
thắc
mắc: “Hiện nay tòa đang
thụ lý giải quyết đơn của
một ngân hàng kiện tôi vì
tôi vi phạm nghĩa vụ trả
nợ. Cũng trong lúc này,
ngân hàng lại xuống nhà
tôi thu giữ một số tài sản,
đuổi người đang thuê nhà
của tôi đi. Tôi không biết
ngân hàng làm như vậy có
đúng không”.
Cụ thể hơn, ông Ngọc cho
biết giữa năm 2012, ông vay
hơn 1,5 tỉ đồng để xây nhà
trọ và thế chấp giấy tờ nhà
cho ngân hàng. Thời gian
sau, gia đình gặp khó khăn,
ông không có khả năng trả
tiếp. Tháng 11-2013, ngân
hàng kiện ông ra tòa tranh
chấp hợp đồng vay tài sản.
Trong lúc tòa đang tiến hành
hòa giải thì ngày 27-2, ngân
hàng cho người xuống đưa
ông quyết định thu giữ tài
sản đã thế chấp, quét sơn lên
tường nhà ông rồi viết dòng
chữ: “Do vi phạm nghĩa vụ
trả nợ ngân hàng đã thu giữ
tài sản này để xử lý”.
Ngoài ra, ngân hàng còn
yêu cầu những người đang
thuê phòng trọ của ông Ngọc
phải dọn đi nơi khác vì đây
là tài sản của ngân hàng.
Tiếp đó, phía ngân hàng
yêu cầu những người ở trọ
viết giấy cam kết chuyển đi
trước ngày 15-3 nếu không
họ sẽ thu giữ tất cả đồ đạc
trong phòng trọ.
“Tôi nghĩ ngân hàng đã
khởi kiện thì phải chờ tòa
giải quyết chứ sao lại làm
như vậy. Ngân hàng đuổi
những người thuê phòng
của tôi đi khiến nguồn thu
nhập chính của gia đình bị
ảnh hưởng nghiêm trọng” -
ông Ngọc bày tỏ.
Một đại diện ngân hàng
nói trên cho biết đúng là họ
đang tiến hành thu hồi nợ
của ông Ngọc. Việc họ làm
là không sai. Bởi khoản 1
Điều 63 Nghị định 163/2006
(về giao dịch bảo đảm) quy
định bên giữ tài sản bảo đảm
phải giao tài sản đó cho người
xử lý tài sản theo thông báo
của phía này. Nếu hết thời
hạn ấn định trong thông báo
mà bên giữ tài sản bảo đảm
không giao tài sản thì người
xử lý tài sản có quyền thu
giữ tài sản bảo đảm để xử lý
Ban doc
Luật sư Phùng Thị Hòa (nguyên giảng
viênTrường CĐ Kiểm sát) nhận định trường
hợp trên, ngân hàng đã kiện ra tòa và tòa
đang xử lý tức vụ việc đã nằm trong vòng
tố tụng. Như vậy, mọi việc sẽ do tòa án giải
quyết, ngân hàng không thể tự ý thu giữ tài
sản của khách hàng. Vụ việc này ngân hàng
đã xâm hại đến quyền lợi của ông Ngọc và
người đang thuê phòng trọ. Ngân hàng áp
dụng Nghị định 163/2006 trong trường
hợp này là trái với quy định pháp luật. Chỉ
khi nào ngân hàng chưa kiện ra tòa (và đủ
một số yếu tố khác) thì mới có thể áp dụng
tại nghị định này được. Nếu thấy cần thiết,
ngân hàng có quyền yêu cầu tòa án tiến
hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời để
bảo vệ quyền lợi chứ không được tự tiện
xử lý như trên.
Luật sưTrầnHải Đức (ĐoànLuật sưTP.HCM)
chobiết thêmviệc ngânhàng thugiữ tài sản
của khách hàng đã có dấu hiệu xâm phạm
chỗởhợpphápcủa côngdânkhiếnchophía
khách hàng bị thiệt hại. Để bảo vệ quyền và
lợi íchhợppháp, ôngNgọc cóquyền làmđơn
gửi đến cơ quan cảnh sát điều tra, đồng thời
cũngcóyêucầuphảntốbuộcngânhàngphải
chịu tráchnhiệmbồi thường thiệt hại chogia
đình ông do các hành vi trên.
Ngân hàng sai!
theo quy định hoặc yêu cầu
tòa án giải quyết. Hiện ông
Ngọc đã trễ hạn trả nợ cho
ngân hàng hơn 10 tháng vì
thế để đảm bảo hoạt động
kinh doanh, ngân hàng phải
thu hồi, xử lý tài sản của ông
Ngọc. Nếu ngân hàng xử lý
tài sản của ông Ngọc thì sẽ
rút đơn khởi kiện tại tòa.
s
Cơ quan
trả lời
Chương trình
“Vì học sinh
Trường Sa
thân yêu” -
Giai đoạn 2: Xây
trường trên đảo
SinhTồn
Mongnhậnđượcsựđónggópcủacácdoanhnghiệp,
cơ quan, tổ chức và đồng bào trong và ngoài nước.
uuu
Địa chỉ tiếp nhận:
l
quỹ học bổng vừ a dính
13-15-17 Trương Định, phường 6, quận 3, TP.HCM
ĐT: 0866741106 - 0903669564 (bà Vân Thủy)
l
báo
pháp luật tp.Hcm
34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT: 08.39910101 - 08.39919613
l
Hoặc chuyển qua ngân hàng theo tài khoản
báo
Pháp Luật TP.HCM
* Tài khoản: 102010001575486, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 10, TP.HCM.
Swif code:
ICBVVNVX940 (mã chuyển tiền dành
cho nước ngoài)
* Nội dung chuyển khoản: Ủng hộ chương trình
“Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2.
Trân trọng cảm ơn.
Lịch tư vấnmiễn phí của báo
PhápLuật TP.HCM
(ngày thứ Ba, thứTư)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ.
Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình,
TP.HCM.
Thứ Ba, 25-3
:
Sáng
: Các luật sư LÊ ĐĂNG LIỆU (lao động, dân sự,
hôn nhân gia đình), PHẠMMINHTÂM (dân sự, hình sự,
nhà đất, hôn nhân gia đình).
Thứ Tư, 26-3
:
Sáng
: Các luật sư NGUYỄNVIỆTVƯƠNG (dân sự, nhà
đất, kinh tế), TRẦN VÂN LINH (dân sự, hình sự).
Ông Ngọc có nhà mà không
vào được vì bị phía ngân hàng
“xiết” trong khi tòa đang giải
quyết. Ảnh: NH
Luật sư
của bạn
Khôngthểbuộcmẹtrảnợthaycon
Tôi cho người bạn vay tiền. Chị này viết giấy cam đoan
với nội dung chị sẽ trả nợ cho tôi. Tính tôi cẩn thận nên tôi
có đề nghị mẹ của chị này ký tên vào giấy. Hiện chị còn nợ
tôi hơn 100 triệu đồng nhưng mất khả năng chi trả. Tôi có
thể dùng giấy cam đoan này yêu cầu người mẹ của chị trả
tiền cho tôi không?
Bùi Nguyễn Cẩm Giang
(Kon Tum)
Luật sư
HUỲNH VĂN NÔNG
(Đoàn Luật sư TP.HCM)
trả lời: Giả sử ba bên gồm chị, người vay và mẹ của người
vay cùng lập văn bản để thỏa thuận việc chuyển giao một
phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho mẹ của người vay, có
sự đồng ý và xác nhận của cả ba bên thì khi người con không
khả năng trả nợ, người mẹ sẽ trả thay (Điều 315 BLDS). Khi
đó chị mới có thể dùng giấy này làm căn cứ đòi người mẹ.
Hoặc nếu người mẹ bảo lãnh cho con vay thì khi người
con không trả được, người mẹ sẽ trả một phần hay toàn bộ
số nợ theo thỏa thuận. Theo Điều 362 BLDS, việc bảo lãnh
phải được lập thành văn bản...
Trường hợp của chị, giấy cam đoan trả nợ do người con lập
với nội dung chị này sẽ trả nợ nếu chỉ có chữ ký của người
mẹ mà không thể hiện nội dung người mẹ sẽ thay con trả nợ
thì không thể sử dụng làm chứng cứ để đòi người mẹ phải
trả. Việc người mẹ ký tên vào giấy chỉ có giá trị như là một
nhân chứng chứng kiến sự việc lập giấy này, ngoài ra không
có thêm bất kỳ giá trị pháp lý sâu xa nào khác.
PHƯƠNG LOAN
ghi
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook