075 - page 3

3
thứtư
26 - 3 - 2014
Thoi su
THUHƯƠNG
“Q
uanhữnglầntiếp
xúctrựctiếpvới
người dân, nhất
là những người hàng chục
năm ôm đơn đi khiếu kiện,
tôi thấy quan trọng nhất khi
giải quyết một vấn đề chính
là hãy đặt mình vào vị trí
của người dân để từ đó có
những suy nghĩ như người
trong cuộc. Có như vậy lợi
ích của người dân mới thực
sự được quan tâm và đặt lên
hàng đầu”. Bí thư Thành
ủy TP.HCM Lê Thanh Hải
đã chia sẻ như thế tại buổi
bế mạc Hội nghị Thành ủy
TP.HCM lần thứ 17 (khóa
IX) chiều 25-3.
Tiếp dân phải
tận tụy, thật lòng
TheoôngHải,mặcdùkhông
phải là phổ biến nhưngmột bộ
phận không nhỏ cán bộ, công
chức trong khi thực thi nhiệm
vụ vẫn còn tồn tại tình trạng xa
dân, quan liêu vô cảm, thiếu
tráchnhiệm. Chínhnhữngđiều
đó làmột trong những nguyên
nhân gây bức xúc cho người
dân, dẫn tới niềm tin của dân
vào bộ máy chính quyền bị
sụt giảm. “Tôi thấy nhiều cán
bộ, công chức khi tiếp cận với
những vấn đề, khiếu nại, bức
xúc của người dân thường
không tận tâm. Việc của dân
thì gấp mà mình cứ ngâm đó
từ ngày nọ qua ngày kia, rồi
nhiều khi lại giải quyết vấn đề
theo hướng an toàn cho mình
trước, như thế là không được,
là không biết quan tâm tới nỗi
khổ của người dân” - ông Hải
nói. Trên tinh thần đó Bí thư
Thành ủy đề nghị mỗi cán bộ,
công chức, nhất là những cán
bộ chủ chốt đều phải xác định
làmviệc tận tụy, thật lòng.Mọi
vấn đề đều phải xuất phát từ
lợi ích của dân, chăm lo cho
dân cũng là tăng cường mối
quan hệ và củng cố niềm tin
của người dân đối với chính
quyền.
Riêng với việc khắc phục,
s a chữa những khuyết điểm,
hạn chế sau kiểm điểm Nghị
quyết Trung
ương4,ôngHải
cho biết công
tác này đã đạt
được một số
kết quả có tác
dụng tích cực,
tạochuyểnbiến
rõrệttrongtoàn
bộ hệ thống chính trị. “Thành
ủy đã đề ra 52 đầu việc, về cơ
bản hiện đã đồng loạt triển
khai tất cả các đầu việc này.
Trong đó ưu tiên tập trung
vào những vấn đề bức xúc,
cấp thiết như tăng cường tiếp
dân, khắc phục tình trạng quy
hoạch chậm, dự án treo” - ông
Hải cho hay.
Tăng tốc sáu chương
trình đột phá
Về sáu chương trình đột phá
của TP, ông Hải khẳng định
qua thực tiễn có thể thấy việc
TPđề ra sáu chương trình này
là đúng đắn, cần thiết và kịp
thời; phù hợp với tình hình
đặc điểm của TP hiện nay và
cả trong thời gian tới. Theo
ôngHải, sau ba năm thực hiện,
mặc dù mới đạt được những
kết quả bước
đầu nhưng sáu
chương trình
đột phá đã có
ảnhhưởngtoàn
diện trên mọi
mặt phát triển
kinh tế-xã hội-
văn hóa của
TP. “Đây chính là những kinh
nghiệmquý để TP tiến tới xây
dựng hoàn thiện hơn mô hình
chính quyền của dân, do dân,
vì dân, phục vụ nhân dân. Vì
thế TP cần phải tăng tốc để
hoàn thành sáu chương trình
này theo như kế hoạch đề
ra” - ông Hải chỉ đạo.
Trong số sáu chương trình
đột phá đề ra, Bí thưThành ủy
nhấn mạnh chương trình phát
triển nguồn nhân lực được coi
như xương sống phát triển của
TP. Bởi TP muốn phát triển
toàn diện cần phải có đội ngũ
nhân lực đáp ứng đủ các yêu
cầu về chất lượng cũng như
kỹ năng làm việc. Tiếp đó,
chương trình cải cách thủ tục
hành chính cũng cần phải
cải cách mạnh mẽ, ứng dụng
công nghệ thông tin để người
dân cũng như doanh nghiệp
thực hiện mọi giao dịch được
nhanh chóng hơn. “Mục đích
cuối cùng vẫn là phải xây dựng
cho được nền hành chính phục
vụ nhân dân” - ông Hải nói.
Riêng với hai chương trình
là giảm ùn tắc giao thông và
chống ngập, ông Hải cũng
thẳng thắn đánh giá rằng chưa
đạt được kết quả như mong
muốn. Theo ông Hải, đây là
hai chương trình có tác động
trực tiếp tới chất lượng sống
của người dân cũng như sự
phát triển của TP. Kế hoạch,
chủ trương đã có rồi, quan
trọng là chúng ta thực hiện
như thế nào thôi. “Một mặt
vẫn phải lắng nghe thực tiễn
từ phía người dân, mặt khác
phải tham khảo ý kiến từ các
nhà khoa học để thực hiện sao
cho bài bản và đồng bộ” - ông
Hải lưu ý.
s
Khôngđược thờơ
trướcnỗi khổcủadân
Cánbộcứgiải quyết vấnđề theohướngantoànchomìnhtrước làkhôngbiết
quantâmtới nỗi khổcủadân.
“Tôi thấy nhiều cánbộ,
công chức hành xử không
tận tâm.Việc của dân thì
gấpmàmình cứngâmđó
từngày nọqua ngày kia”.
BíthưThànhủyTP.HCM
LÊTHANHHẢI
Đạitướng:Côngancó
hai,quânđộicóba?
Số lượngchứcvụgiữhàmcấptướngtrong
quânđội cóthểsẽgiảm3,1%sovới quyđịnh
hiệnhành.
Đó là nội dung đáng chú ý trong nghị quyết phiên
họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng
3-2014 vừa được Chính phủ ban hành.
Theo nghị quyết đối với dự án Luật Công an
nhân dân s a đổi và dự án Luật s a đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quân đội nhân dân, Chính
phủ cho rằng về cơ bản hai dự luật đã được chỉnh
lý, hoàn thiện theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính
trị.
Về việc phong, thăng quân hàm cấp tướng
đối với một số trường hợp phù hợp với tính đặc
thù của công an nhân dân và quân đội nhân dân,
Chính phủ giao Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chủ
trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính
phủ tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ,
chỉnh lý, hoàn thiện các quy định liên quan của
hai dự thảo luật, bảo đảm sự tương quan, cân đối
giữa hai lực lượng. 
Chính phủ cũng giao bộ trưởng Bộ Công an, bộ
trưởng Bộ Quốc phòng thừa ủy quyền của Thủ
tướng, thay mặt Chính phủ trình QH về hai dự án
luật này.
trong phiên họp Chính phủ
chuyên đề pháp luật ngày 20-3, hai bộ trưởng Bộ
Công an và Bộ Quốc phòng đã báo cáo chi tiết việc
s a đổi hai luật liên quan trực tiếp tới việc phong
hàm sĩ quan.
Cụ thể, Bộ Công an đề xuất ngoài bộ trưởng như
hiện nay, quân hàm đại tướng có thể được phong
cho một thứ trưởng là phó bí thư Đảng ủy Công an
Trung ương. Theo đó, Bộ Công an có thể có hai đại
tướng, so với Bộ Quốc phòng có ba đại tướng ở các
chức danh bộ trưởng, tổng tham mưu trưởng, chủ
nhiệm Tổng cục Chính trị. Dự thảo cũng luật hóa
thực tiễn bằng giải pháp cho ph p cấp phó ở các
tổng cục có thể giữ hàm trung tướng, ngang bằng
cấp trưởng. Lập luận đưa ra là cấp phó phụ trách
công tác đảng thì cũng giống chức danh chính ủy
bên quân đội, người phụ trách công tác đảng có thể
ngang cấp hàm với người đứng đầu công tác chính
quyền.
Trong khi đó, báo cáo do Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng Phùng Quang Thanh trình bày lại có xu
hướng thu hẹp diện chức vụ được giữ hàm tướng.
Theo đó, các chức vụ như tổng giám đốc tổng công
ty loại I, tham mưu trưởng quân khu, quân chủng,
tổng cục và tương đương sẽ không còn hàm cao nhất
là thiếu tướng như hiện nay. “Trong thời bình, các
đơn vị này không cần giữ tham mưu trưởng như một
chức danh độc lập mà để cấp phó kiêm nhiệm” - Bộ
trưởng Phùng Quang Thanh giải thích. Theo dự thảo
luật s a đổi, số lượng chức vụ giữ hàm cấp tướng
trong quân đội có thể sẽ giảm 3,1% so với quy định
hiện hành.
Theo dự kiến, hai dự án luật trên được trình
QH cho ý kiến và thông qua theo quy trình một
kỳ họp tại kỳ họp thứ 7 (dự kiến sẽ khai mạc vào
tháng 5 tới).
TTH
Banút thắtphải gỡđểphát triểnnhanh, bềnvững
Cònnhiềubất cậptrongcôngcuộccôngnghiệphóa - hiệnđại hóa.
“Quá trình thực hiện công nghiệp hóa (CNH) chưa gắn
chặt với hiện đại hóa (HĐH), phát triển công nghiệp vẫn
chỉ là gia công, lắp ráp, giá trị thấp… Môi trường thể chế
yếu k m, chất lượng nguồn nhân lực thấp và kết cấu hạ
tầng yếu vẫn là ba điểm nghẽn, nút thắt đang cản trở quá
trình CNH-HĐH đất nước”. Đây là một trong những bất
cập hiện nay trong mô hình CNH-HĐH của nước ta được
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra tại hội thảo khoa
học “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn cốt yếu về CNH-
HĐH trong quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam”,
do Ban chỉ đạo tổng kết 30 năm đổi mới tổ chức tại Vĩnh
Phúc ngày 25-3.
Theo ông Phúc, qua 30 năm đổi mới, cơ cấu kinh tế đất
nước đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH-HĐH
và công cuộc CNH-HĐH đạt được những thành tựu rất lớn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu không thể phủ nhận,
công cuộc CNH-HĐH vẫn còn nhiều bất cập như mô hình
CNH-HĐH chưa được định hình rõ n t; chưa phát triển có
hiệu quả các ngành công nghiệp ưu tiên và chưa tận dụng
lợi thế về công nghệ và nguồn lực đầu tư nước ngoài để
tạo tính lan tỏa, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển
tương xứng.
Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư để thực hiện CNH có nơi
còn dàn trải, thiếu trọng tâm, manh mún, không khai thác
được lợi thế kinh tế theo quy mô. Nhiều vùng kinh tế trọng
điểm, khu kinh tế do quy hoạch không hợp lý hoặc duy
ý chí nên không phát huy được tiềm năng, thế mạnh của
vùng. “Điều đáng nói, đến nay chúng ta vẫn chưa tìm được
hướng đi và mô hình phát triển phù hợp để có thể tránh
được bẫy thu nhập trung bình mà kinh nghiệm của nhiều
nước đi trước đang gặp phải” - ông Phúc cho hay. “Vấn
đề đặt ra là thời gian tới cần có các giải pháp đột phá gì để
g các nút thắt trên nhằm thực hiện đổi mới mô hình tăng
trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế theo mục tiêu hiệu quả,
phát triển nhanh và bền vững, đưa nước ta thoát khỏi bẫy
thu nhập trung bình” - ông Phúc nhấn mạnh.
MẠNH LÊ
Xây dựng một nền hành chính phục vụ nhân dân là một trong sáu chương trình đột
phá của TP. Trong ảnh: Làm thủ tục hành chính tại UBND quận 10. Ảnh: HTD
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook