075 - page 8

8
thứ tư
26 - 3 - 2014
Họ đã nói
P
hap luat
PHƯƠNGLOAN -
PHANTHƯƠNG
T
ại phiên họp cho ý kiến chỉnh
lý dự thảo nội quy phiên tòa
của Hội đồng Thẩm phán
TANDTối cao mới đây, Viện trưởng
Viện Khoa học xét xử TAND Tối
cao Lê Văn Minh cho rằng
việc ghi
hình (quay phim, chụp ảnh), đăng
tải hình ảnh liên quan đến quyền
nhân thân của đương sự được
luật pháp bảo hộ nên phải được
đương sự đồng ý
. Ngay cả với bị
cáo, quyền nhân thân của họ vẫn được
tôn trọng, bảo vệ và hình ảnh của họ
không thể tùy tiện sử dụng. Do đó
nhà báo phải tôn trọng quyền nhân
thân của đương sự, không được ghi
hình, sử dụng hình ảnh tùy tiện. Nếu
nhà báo tự ghi hình, đăng tải hình
ảnh tại phiên tòa không xin phép thì
phải chịu trách nhiệm nếu bị kiện...
Hiện trong các phiên tòa dân sự,
thươngmại, hành chính, lao động, các
nhà báo muốn quay phim, chụp ảnh
đương sự đều xin phép họ và nếu họ
đồng ý cho đăng tải thì mới sử dụng.
Việc này vừa thể hiện sự tôn trọng
quyền hình ảnh của đương sự, vừa
để báo chí tránh bị kiện tụng. Nhưng
trong phiên tòa hình sự thì khác. Các
nhà báo mặc nhiên quay phim, chụp
ảnh bị cáo mà không phải xin phép
họ và gia đình. Vậy nhà báo quay
phim, chụp ảnh bị cáo tại tòa có phải
xin phép họ hay không? Về vấn đề
này, chúng tôi ghi nhận nhiều ý kiến
khác nhau.
Không hạn chế để răn đe,
giáo dục, tuyên truyền
Theo luật sư Tạ Quang Tòng (Phó
Chụpảnh
bị cáophải
xinphép?
Nhàbáochụpảnhbị cáotại tòacóphải xinphéphọhay
không?Nêntạođiềukiệnchonhàbáotácnghiệpđể
tuyêntruyền, phổbiếnpháp luậthay“siết”việcghi âm,
chụpảnhđểbảovệquyềnhìnhảnhcủabị cáo?
Có ý kiến cho rằng
báo chí có chức năng
tuyên truyền, phổ
biếnpháp luật nên
cầnđược tạođiều
kiệnđể tác nghiệp và
thông tin, trongđó có
cả việc ghi hình.
Sử dụng ảnh
phải cân nhắc
Tôi nghĩ không nên cấm nhà báo
quay phim, chụp ảnh bị cáo tại phiên
tòa công khai nhưng điều quan trọng
là báo chí phải cân nhắc khi sử dụng
các hình ảnh đó.
Nếu quy định nhà báo phải xin phép
bị cáo khi quay phim, chụp ảnh thì
chắc chắn không có bị cáo nào đồng
ý cả. Nhà báo tiếp cận riêng với bị cáo
ở phiên tòa hình sự đã rất khó khăn thì
nói gì đến chuyện xin phép. Vấn đề là
khi sử dụng ảnh bị cáo, báo chí phải có
sự cân nhắc, tránh tùy tiện, lạm dụng
quá đáng hình ảnh của bị cáo, đưa đi
đưa lại nhiều lần. Đừng để nhiều năm
sau ảnh bị cáo vẫn còn bị lôi ra đăng
khi mà họ đã chấp hành xong án, về
với đời thường. Quá khứ cũngcầnkhép
lại. Dùmang thân phận gì đi nữa thì họ
cũng là con người, có nhữngmối quan
hệ gia đình-xã hội.
TS
LÊ NGUYÊN THANH
,
Trưởng bộ môn
Tội phạm học Trường ĐH Luật TP.HCM
Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Đắk
Lắk), việc báo chí ghi hình, đăng
tải hình ảnh là đang sử dụng quyền
tác nghiệp và nghiệp vụ cơ bản nên
kiểm soát như vậy là làm khó báo
chí. Một vụ án đã xét xử công khai
thì không nên hạn chế nhà báo quay
phim, chụp ảnh, trừ trường hợp xét
xử kín mà gia đình bị cáo kiến nghị
tòa không cho quay phim, chụp ảnh.
Chỉ cần quy định trước khi phiên tòa
diễn ra, nhà báo xuất trình thẻ nhà báo
thì mặc nhiên được phép ghi âm, ghi
hình nhưng tác nghiệp trong sự điều
khiển của HĐXX để giữ
trật tự.
Đồng tình, nhà báo
Nguyễn Tân Tiến (báo
Người Lao Động
) nói:
Việc cho rằng tòa chưa
tuyên là chưa có tội để
từ đó không cho quay
phim, chụp ảnh bị cáo
trong phiên tòa hình sự
là quá rập khuôn, không
linh hoạt. Người đã có
dấu hiệu phạm tội thì mới bị khởi tố,
truy tố, xét xử. Trong khi đó, báo chí
có chức năng tuyên truyền, phổ biến
pháp luật nên cần được tạo điều kiện
để tác nghiệp và thông tin, trong đó
có cả việc ghi âm, chụp ảnh.
Nhà báo Hoàng Điệp (báo
Tuổi
Trẻ
) nhận xét: Nếu nội quy phiên tòa
quy định nhà báo muốn quay phim,
chụp ảnh phải xin phép bị cáo sẽ gây
khó cho hoạt động tác nghiệp của báo
chí. Thực tế nhiều vụ án bị cáo bị bắt
quả tang, hành vi phạm tội rõ mười
mươi, lừa đảo gian manh xảo quyệt,
giết người man rợ… thì việc chụp ảnh
đăng tải là cần thiết để tuyên truyền
pháp luật, góp phần ngăn ngừa tội
phạm. Ở một số nước tiến bộ, nghi
phạm khi bị bắt có quyền im lặng cho
đến khi gặp luật sư, có quyền đóng
tiền để tại ngoại… nên việc truyền
thông khi tường thuật phiên tòa phải
làm mờ mặt hay sử dụng ảnh minh
họa là điều dễ hiểu. Riêng nền tố tụng
ở nước ta chưa tiến bộ như vậy thì
việc chụp ảnh phải xin phép bị cáo sẽ
gây cản trở cho hoạt động tác nghiệp
của báo chí.
Theo nhà báo Hoàng Điệp, trong
điều kiện hiện nay ở nước ta, không
thể cấmnhà báo chụp ảnh bị cáo. Còn
nhà báo sẽ tự ý thức được
việc sử dụng hình ảnh bị
cáo cho mục đích tuyên
truyền.Việc sử dụng hình
ảnh tùy tiện của nhà báo
nếu có sẽ bị pháp luật điều
chỉnh, nằmngoài phạmvi
nội quy phiên tòa. Thực
tế tòa xử công khai, ai
cũng có quyền tham dự,
có người không phải là
nhà báo cũng đến chụp
ảnh nhưng không thể vì thế mà hạn
chế quyền tác nghiệp của nhà báo
đã được pháp luật về báo chí bảo vệ.
Kiểm soát chặt để
tôn trọng bị cáo
Trong khi đó theo nhà báo Phùng
Bắc (báo
Lao Động
), Hiến pháp quy
định không ai bị coi là có tội khi chưa
có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
của tòa. Giả sử có bản án phúc thẩm
kết tội bị cáo có hiệu lực pháp luật,
nhà báo cũng không thể tự do quay
phim, chụp ảnh, sử dụng hình ảnh
của họ bởi thực trạng hiện nay nhiều
vụ án bị lật đi lật lại, có khi còn giám
đốc thẩm, tái thẩm…
“Việc một người bị khởi tố, truy tố,
xét xử oan vẫn xảy ra. Hình ảnh của
họ tràn lan trên các phương tiện thông
tin đại chúng rồi được các trangmạng
cá nhân dẫn lại, đưa hình ảnh đi khắp
nơi gây ảnh hưởng kinh hoàng đến
cha mẹ, con cái, người thân của họ.
Vì vậy tôi ủng hộ việc nhà báo muốn
quay phim, chụp ảnh bị cáo tại phiên
tòa thì phải hỏi ý kiến họ” - nhà báo
Phùng Bắc chia sẻ.
Luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn
Luật sư TP.HCM) cũng ủng hộ việc
nhà báo muốn quay phim, chụp ảnh
phải xinphépbị cáođể tôn trọngquyền
nhân thân, cụ thể là quyền về hình ảnh
của họ. Tuy nhiên, ông đề xuất: Nếu
đưa vào nội quy phiên tòa quy định
báo chí muốn quay phim, chụp ảnh
phải xin phép bị cáo thì cũng nên đưa
thêm vào quy định cho phép nhà báo
tiếp xúc để xin phép bị cáo. Bởi lẽ thực
tế tại các phiên tòa hình sự, báo chí,
thậm chí cả luật sư bào chữa cho bị
cáo cũng rất khó khăn khi muốn tiếp
xúc bị cáo vì cán bộ dẫn giải cản trở.
Vì vậy tòa cần tạo điều kiện cho nhà
báo tiếp xúc bị cáo, đảm bảo quyền
tác nghiệp. Khi đã được bị cáo đồng ý
và có hình ảnh của bị cáo rồi, báo chí
có quyền sử dụng và phải chịu trách
nhiệm về việc sử dụng hình ảnh.
Một lãnh đạo Viện Phúc thẩm 3
VKSND Tối cao thì cho rằng việc
kiểmsoát chặt hơn chuyện ghi âm, ghi
hình tại phiên tòa bằng cách buộc báo
chí phải xin phép đương sự là cần thiết
để đảmbảo phiên tòa trật tự, tăng tính
tôn nghiêm. Ngoài việc bảo vệ nhân
thân của đương sự, việc này còn nhằm
tránh tình trạng gia đình bị cáo không
đồng ý dẫn đếnmâu thuẫn, manh động
không đáng có...
sẽtínhtoánthù laonhânchứnghợp lýhơn
Đó là thông tin ông Nguyễn Trọng Nghĩa (Vụ trưởngVụ Pháp
chế - Bộ Tài chính) cho biết liên quan đến dự thảo nghị định
hướng dẫn thi hành pháp lệnh chi phí giám định, định giá, chi
phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng do
đơn vị này chủ trì tham mưu.
Ông Nghĩa nói rất chia sẻ với góc nhìn của bài viết
“Thù
lao nhân chứng chỉ bằng suất cơm bụi”
đăng trên
Pháp Luật
TP.HCM,
ngày 24-3. Ông cho biết do văn bản đang nằm ở dạng
dự thảo nên ban soạn thảo sẽ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các
bên liên quan. Việc lấy ý kiến sẽ dựa trên nguyên tắc kế thừa
các quy định hiện hành, rà soát lại các nội dung dự thảo và có
điều chỉnh phù hợp với thực tế. Ban soạn thảo sẽ tính đến các
phương án quy định thủ tục thông thoáng hơn, tạo điều kiện
thuận lợi để người làm chứng hợp tác, bởi sự hợp tác của họ là
điều rất quan trọng cho quá trình tố tụng.
Theo ông Nghĩa, thù lao cho người làm chứng sẽ bao gồm
nhiều yếu tố và chi phí đi kèm như xăng xe, đi lại, cư trú…
Mức cụ thể, cách tính thù lao sẽ được ban soạn thảo nghiên cứu,
đánh giá và đưa vào quy định trong thông tư hướng dẫn. Bởi
đối tượng làm chứng rất khác nhau, có người hưởng lương nhà
nước, doanh nghiệp hoặc người lao động tự do, sinh viên…Tùy
từng trường hợp cụ thể sẽ có quy định mức thù lao phù hợp.
Cũng theo ông Nghĩa, tiền thù lao cho người làm chứng sẽ
được tính toán hợp lý dựa trên mức lương cơ sở. Tuy nhiên, ông
cũng cho rằng việc làm chứng còn gắn với trách nhiệm, nghĩa
vụ và tính nhân văn của người dân. “Có thể có những người
làm chứng không cần đến tiền mà bằng tấm lòng trung thực,
nhân ái để bảo vệ công lý” - ông Nghĩa lý giải.
Theo dự thảo nghị định, nếu người làm chứng tham gia phiên
tòa thì được hưởng 100% mức lương cơ sở (đối với cán bộ,
công chức, viên chức, lực lượng vũ trang) tính theo ngày. Nếu
người làm chứng không tham gia phiên tòa mà chỉ tham gia các
phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình
sự thì thù lao của họ chỉ còn một nửa (50% mức lương cơ sở
tính theo ngày)…Hiện nay mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/
tháng. Nếu tính theo cách thông thường (chia cho 30 ngày) thì
thù lao cho người làm chứng sẽ chỉ từ hơn 19.000 đồng/ngày
đến hơn 76.000 đồng/ngày tùy trường hợp.
TRÀ PHƯƠNG
Nhà báo đang tác nghiệp tại một phiên tòa lưu động. Ảnh: HTD
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook