080 - page 11

11
thứhai
31 - 3 - 2014
Kinh te
YÊN TRANG
C
âu chuyện về số tiền
từ việc cổ phần hóa
(CPH) của hàng trăm
doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) đi đâu và sử dụng
như thế nào đang được giới
DN hết sức quan tâm. Theo
TS Trần Du Lịch, Phó Đoàn
đại biểu Quốc hội TP.HCM,
việc thực thi CPH gần 500
DN cần có lộ trình phù hợp,
tránh làm một cách ồ ạt, hơn
nữa cần phải xem lại hiệu
quả sử dụng số tiền CPH
hiện nay.
Để tiền nằm chết
.
Phóng viên
:
Thưa ông,
việc CPH đã có từ nhiều năm
trước thế nhưng số tiền này
hiện đang nằm ở nơi đâu và
được sử dụng như thế nào?
+ TS
Trần Du Lịch
: Từ
năm 1993 đến nay, Nhà
nước đã thoái vốn ở nhiều
DNNN thông qua CPH. Dù
vậy, nguồn lực lại chưa được
sử dụng hiệu quả, trong đó
có hàng ngàn DNNN đã bán
hết 100% vốn nhà nước. Có
DNNN đến giờ chỉ còn 5%-
10% vốn nhà nước, dường
như số cổ phần còn lại rất
ít. Toàn bộ phần thoái vốn
đó được đưa vào quỹ gọi
là quỹ phát triển DN. Tất
nhiên, Chính phủ có hướng
dẫn cách sử dụng thế nào
nhưng nguồn tiền này nằm
tản mát ở khắp nơi. DNNN ở
địa phương cổ phần thì tiền
nằm ở địa phương. Các tập
đoàn, tổng công ty lớn sau
khi CPH từng thành viên thì
đem vốn về cho tập đoàn,
tổng công ty. Một số DNNN
tiềnbán cổphầnDNNN
sửdụng chưahiệuquả
Cầncó luậtquản lýdòngtiềncổphầnhóa, ước tínhhàngchục tỉUSD.
thực hiện
Tái cơ cấu, CPH DNNN là nhiệm vụ chính trị trọng tâm
của Chính phủ cũng như của nền kinh tế trong hai năm
2014-2015. Và trong hai nămnày, Nhà nước sẽ CPH 531 DN
mà Thủ tướng đã phê duyệt. Dù vậy, tính đến thời điểm
này mới có khoảng 99 DN được CPH.
Nhà nước chỉ nênđóng
vai tròmởđường, khi đầu
tư vàoDNvà khi DNđóđã
hoạt động tốt thì Nhà nước
nên thoái vốnđể đầu tư
vào lĩnh vực khác.
lẻ tẻ khác thì gom lại giao
về cho SCIC (Bộ Tài chính).
Nói một cách đơn giản, toàn
bộ nguồn vốn
nhànước rút ra
từ CPH hàng
ngàn đơn vị bị
sửdụngkhông
hiệu quả, tản
mát. Quỹ phát
triểnDNdùng
tiền để trợ cấp,
bồi thường cho người lao
động khi bị cho thôi việc,
phần thì để đào tạo nguồn
nhân lực hay giữ lại để đầu
tư ở các đơn vị đó… thậm chí
là gửi tiết kiệm ngân hàng.
Ngoài số tiền bán CPH
đem về ấy thì phần cổ phần
của Nhà nước còn lại ở các
DNNN mỗi năm được chia
cổ tức số tiền rất lớn. Nhiều
DNNN sau khi CPH, Nhà
nước chỉ giữ vốn khoảng
40%-45% nhưng trong chục
năm qua cổ tức được thu về
lớn gấp nhiều
lần vốn nhà
nước trước
đây.
. Như vậy số
tiềnCPHcũng
được Chính
phủ hướng
dẫn sử dụng,
vậy tại sao ông lại cho rằng
không hiệu quả?
+ Đây là tiền của Nhà
nước, là của dân và Chính
phủ quản lý trong đó có các
cục, Bộ Tài chính…Và đã là
của Chính phủ thì Nhà nước
có thể rút vốn chỗ này đầu tư
vào chỗ khác nếu thấy cần
thiết. Đặt ví dụ khi CPH bán
khách sạn thì số tiền đó có
thể đem đầu tư vào khu công
nghệ cao chứ tại sao khu
công nghệ cao lại phải lấy
tiền ngân sách khác. Trong
khi số tiền bán khách sạn
ấy có thể nằm chết như gửi
tiết kiệm ngân hàng. Cũng
như tôi đã phát biểu trước
Quốc hội, giả sử nếu dự án
bauxite cần, tôi nhấn mạnh
nếu cần phải đầu tư thì tại
sao không sử dụng nguồn
vốn CPH mà lại phải đi vay
trả lãi hàng ngàn tỉ đồng.
Cần có đạo luật để
quản lý tiền CPH
. Vậy theo ông nên quản
lý dòng tiền này thế nào?
+
Có hai vấn đề cần đặt ra:
Thứ nhất chúng ta không có
luật để quản lý nguồn tiền
này. Và đáng lẽ phải làm từ
năm 2010 khi luật DNNN
hết hiệu lực thì cái này phải
ra đời. Tài sản này là sở hữu
toàn dân thì Quốc hội phải
kiểm soát. Cũng giống như
Quốc hội quản lý ngân sách
vậy, ở các nước khác họ cũng
làm như thế. Chẳng hạn như
một tập đoàn viễn thông Úc,
sau khi CPH bán một phần
nhà nước, số còn lại do Quốc
hội quyết định.
. Nghĩa là phải có một luật
mới quản lý dòng tiền CPH,
thưa ông?
+ Theo tôi, cần phải có một
đạo luật để quản lý dòng vốn
này. Đã có thời kỳ tôi ước tính,
chưa nói đến đất đai thì số
tiền lên tới 30-40 tỉ đôla. Từ
bắt đầu nhiệm kỳ Quốc hội
khóa XII tôi đã đề nghị xây
dựng đạo luật nhưng sau đó
Chính phủ có đề nghị đưa vào
làm nghị định. Nhưng theo
tôi phải là đạo luật vì nó là
dòng vốn quá lớn của nhân
dân cần phải được Quốc hội
giám sát. Cho tới nay Chính
phủ cũng đang xây dựng dự
thảo và đưa vào Quốc hội
khóa XIII.
. Vậy theo quan điểm của
ông, đạo luật này hướng tới
cái gì?
+ Trước hết, phải xác định
thế nào là vốn kinh doanh nhà
nước, loại đầu tư nào là nhà
nước kinh doanh và loại nào
phi kinh doanh. Tuy nhiên,
luật này chi phối phần đầu
tư kinh doanh thôi, phần còn
lại thuộc đầu tư công mà đầu
tư công thì có Luật Đầu tư
công chi phối rồi.
Thứ hai, phải xác định ai
là người được quyền đầu tư
và quyết định rót tiền vào
đầu tư. Thứ ba là quan hệ
giữa người được Nhà nước
cử làm quản lý vốn này và
Nhà nước với vai trò là người
đại diện chủ sở hữu.
Thứ tư, chúng ta có cầnmột
định chế, tổ chức để quản lý
toàn bộ về vốn. Không có
các tổng công ty, tập đoàn
nào nằm ở các bộ, bộ chỉ
nên làm nhiệm vụ quản lý
nhà nước. Luật này sẽ quy
định rõ ai là người quyết
định để đầu tư.
Tuy nhiên, buộc theo
nguyên tắc chung sử dụng
nguồn vốn nhà nước phải
mang tính tập trung chứ
không được phân tán và phải
công khai, minh bạch, Quốc
hội phải giám sát trực tiếp
và quyết định.
. Nhưng sẽ ra sao khi
dòng vốn đầu tư vào đó nằm
“chết” chứ không hồi sinh,
thưa ông?
+ Đúng, đó là thực trạng
hiện nay, Nhà nước đầu tư
vào DN nào là coi như đầu
tư suốt đời. Thực ra không
phải vậy, ta phải hiểu Nhà
nước mở đường, đầu tư vào
DN và khi DN đó đã hoạt
động tốt thì Nhà nước lại
thoái vốn. Vốn này sẽ đầu
tư vào chỗ khác. Dòng tiền
sẽ vận động theo mục tiêu
của Nhà nước chứ không
phải vô đầu tư ở đâu thì
chết ở đó. Hay Nhà nước
đầu tư vào các lĩnh vực mà
tư nhân không đủ lực làm
được, sau đó DN hoạt động
tốt thì Nhà nước dần thoái
vốn. Chứ không thể nói và
để tình trạng cái nào ngon
thì Nhà nước làm và dở thì
để tư nhân làm.
. Xin cảm ơn ông.
“Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) có hiệu
lực từ ngày 1-7-2011, tuy đã có những tác dụng nhất định
trong việc định hình mang đên sự an toàn, thuận lợi cho
NTD. Tuy nhiên, thực tế NTD vẫn chưa thực sự cảm thấy
an toàn. Sức khỏe, quyền lợi hợp pháp, không gian sống…
luôn bị xâm hại bởi hàng giả”. Đo la y kiên cua ông Ngô
Bach Phong, Chu tich Hôi Bao vê quyên lơi NTD TP.HCM,
tai toa đam “Quyên đươc an toan NTD” do Công truyền
thông chông hang gia, Cuc Quan ly Canh tranh, Hôi Bao
vê quyên lơi NTD TP.HCM vừa phối hợp tô chưc.
Theo các ý kiến tại tọa đàm, thực trạng hiện nay là do
NTD chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của chính mình.
Bơi co trường hợp hơn 100.000 sản phẩm ô tô có khiếm
khuyết và yêu cầu công ty liên doanh thu hồi lại nhưng chỉ
thu hồi được hơn 1.000 sản phẩm. Số còn lại chưa biêt như
thê nao và NTD vẫn không cùng lên tiếng để buộc công ty
phải thu hồi toàn bộ sản phẩm lỗi.
Ông Nguyên Thanh Danh, Pho Chi cuc trương Chi cuc
Quản lý Thị trường (Binh Dương), có nhận định qua nhiêu
năm chông hang gia và trưc tiêp găp NTD bi xâm pham
quyên lơi thi thây NTD chưa nhân thưc ro kiên thưc phap
luât vê quyên đươc bao vê, thậm chí NTD biêt hang gia vân
mua hoăc la bi lưa. Chăng han co nhưng san phâm vê thơi
trang biêt gia nhưng vân mua vi thương hiêu nôi tiêng. Vi
du như tui xach Louis Vuttion “nhai” chi tư 300.000 đông
đên 2 hoăc 3 triêu đông, con hang chinh hang ca ngan đô
trơ lên. Nghiêm trong hơn la tình trạng NTD mua phai
hang nhai ngang gia hang thât, nhât la my phâm, môt sô
dươc phâm.
Theo một số phân tích khác, trước thực trạng trên doanh
nghiệp (DN), cơ quan chức năng và NTD cân co sư phôi
hơp vơi nhau. Đo la DN cân thông tin chính xác, rõ ràng
đê NTD phân biêt đươc hang thât va hang nhai. Đồng thời,
DN cần hô trơ cơ quan chức năng xác minh hàng thật, giả
để có cơ sở xử lý vì chỉ có nhà sản xuất mới biết được hàng
nào thật, hàng nào giả. Quan trọng hơn là DN cân phôi hơp
vơi cơ quan chưc năng cung câp thông tin vê đia điêm, ca
nhân, tô chưc đang xâm pham quyên lơi cua minh. Vi nêu
chu sơ hưu không co đê nghi xư ly thi cơ quan chưc năng
không co quyên xư ly.
TÚ UYÊN
NTDbị thiệtvìDN“sợ”thôngtinhànggiả
Tái cơ cấu ngành thủy sản theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng
(PL)- Ngày 31-3, tại hội nghị triển khai đề án tái cơ cấu
ngành thủy sản do Bộ NN&PTNT tổ chức tại TP Tuy Hòa
(Phú Yên), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho
biết trọng tâm của việc tái cơ cấu ngành thủy sản tập trung
vào bốn lĩnh vực chính là khai thác, nuôi trồng, chế biến,
dịch vụ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững. Nhóm sản phẩm chủ lực được lựa chọn gồm cá
ngừ đại dương, tôm nuôi công nghiệp, cá tra - ba sản phẩm
hiện chiếm 80% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản và có
lợi thế cạnh tranh nhất của Việt Nam.
Nhiều ý kiến đề xuất các chính sách hỗ trợ về chuyển đổi
khai thác hải sản từ gần bờ ra xa bờ, bảo hiểm rủi ro trong
sản xuất thủy sản; giao quyền sử dụng mặt nước ven biển,
mặt nước nuôi trồng thủy sản cho cộng đồng ngư, nông
dân quản lý, khai thác, sử dụng kết hợp bảo vệ môi trường.
Nhiều chuyên gia chuyên tham dự hội nghị cũng đề nghị
sớm quy hoạch lại các khu bảo tồn biển, quy hoạch khai
thác hải sản, các vùng nuôi công nghiệp tập trung các đối
tượng chủ lực.
T.LỘC
Theo TS Trần Du Lịch, nguồn vốn Nhà nước rút ra từ CPH hàng ngàn đơn vị bị sử dụng
không hiệu quả, tản mát. Ảnh minh họa: HTD
tiến sĩ trầndu lịch:
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook