080 - page 4

4
thứhai
31 - 3 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
HOÀNGVÂN
“N
gười dân TP
ĐàNẵngmuốn
được thu hồi
đất. Vì họ thấy có lợi từ đó”
- ông Đỗ Đức Khôi - Phó
Chủ tịch Liên minh Đất đai
(Landa) nói về bí quyết thành
công của TP Đà Nẵng trong
việc thu hồi đất, bồi thường,
tái định cư cho người dân
tại buổi tọa đàm về các dự
thảo nghị định hướng dẫn
Luật Đất đai do Landa tổ
chức ngày 29-3.
Thu hồi đất hai
bên đường
Để “mổ xẻ” thành công
của TP Đà Nẵng, Landa đã
có một nhóm tư vấn vào làm
việc tại TP Đà Nẵng. Theo
đó, TP Đà Nẵng thực hiện
quy hoạch mở rộng vệt giải
tỏa khi thu hồi đất dọc hai
bên đường. Điều này giúp
chính quyền có điều kiện
chỉnh trang đô thị, hạn chế
bất công khi những hộ gia
đình ở sau, khi quy hoạch
được ra mặt tiền một cách
tự nhiên. Cùng với đó, điều
này tạo ra quỹ đất vàng trong
kêu gọi đầu tư, bán đấu giá
xây dựng các khu thương
mại, dịch vụ với giá cao giúp
Đà Nẵng có nguồn thu lớn
cho ngân sách, tạo điều kiện
đầu tư các công trình phúc
lợi xã hội khác trên địa bàn
TP Đà Nẵng.
Khi thu hồi đất ở hai bên
đường, đối với các hộ bị thu
hồi một phần diện tích đất,
chính quyền không bồi thường
về đất mà chỉ bồi thường nhà
ở. Vì đất còn lại được nâng
giá trị sau khi đường hoàn
thành, người dân có lợi. Trong
trường hợp này, thực chất là
người dân góp đất.
Đối với các hộ dân có diện
tích đất còn lại ít, nếu họ đề
nghị giải tỏa trắng, chính
quyền đáp ứng và áp dụng
chính sách bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư theo quy
định. TP Đà Nẵng không để
lại diện tích đất quá nhỏ để
ngừa nhà siêu mỏng.
Đối với các hộ ở hai bên
đường bị thu hồi toàn bộ đất
sẽ được bồi thường nhà, đất,
cây cối, hoa màu theo quy
định của Nhà nước.
Đất đổi đất
“Tại nhiều dự án, các hộ
dân tùy theo diện tích bị thu
hồi được chính quyền bồi
thường đất tái định cư từ một
cho tới tối đa năm lô đất. TP
Đà Nẵng ban hành tiêu chuẩn
quy đổi theo tỉ lệ đất thu hồi và
đất tái định cư có tham khảo
nguyện vọng của người dân.
Điều này đảm bảo cho người
dân trong diện di dời luôn có
đất tái định cư ổn định cuộc
sống” - ông Bùi Khắc Vư,
thành viên nhóm tư vấn của
Landa, cho biết.
Theo ông Vư, ở TP Đà
Nẵng đất bị thu hồi được
chia ra thành hai loại: Đất
thổ cư và đất khuôn viên.
Người dân có 400 m
2
thổ
cư được bồi thường tái định
cư hai lô tái định cư có đủ
cơ sở hạ tầng. Số đất còn
lại (nếu có) được chuyển
sang đất khuôn viên. Đất
khuôn viên được tính bằng
60% đất thổ cư và đạt mức
200 m
2
thì được nhận thêm
lô tái định cư nữa. Người
dân có nhiều đất thu hồi thì
được nhận nhiều lô đất tái
định cư. Với cách làm này,
hộ gia đình nào cũng có đất
tái định cư và họ thấy có
lợi. Nếu thiếu tiền làm nhà,
họ có thể bán bớt lô đất tái
định cư để lấy tiền làm nhà.
Theo Landa, tại Đà Nẵng,
người dân hài lòng về chính
sách tái định cư thực hiện
theo cách: Đất đổi đất. Ai
DânĐàNẵngmuốn
được... thuhồi đất
Dânhài lòngvới việc tái địnhcưtheocách lấyđấtđổi đất.
cũng có đất, có điều kiện
chuyển sang khu tái định cư
tốt hơn, giá trị hơn. Hộ gia
đình nào cũng có điều kiện
làm nhà, khi làm nhà người
dân được cho nợ năm năm
không tính lãi.
Trong thời gian chuyển đổi
tái định cư, người dân được
chính quyền hỗ trợ một cách
Hàng loạt kinh nghiệmquý
tốt nhất để nhanh chóng ổn
định cuộc sống. Chính quyền
hỗ trợ nhà ở tạm, thuê nhà chờ
khu tái định cư hoàn thành…
Điều này đã có tác dụng lớn
trong vận động người dân
hưởng ứng trong việc thu
hồi đất giải phóng mặt bằng
của TP.
“Tại Đà Nẵng, chính quyền
công bố thông tin quy hoạch,
rồi vận động người dân để
đạt được sự đồng thuận. Việc
giải phóng mặt bằng do chính
quyền đảm nhiệm trên cơ sở
mức giá đền bù và tái định
cư được áp dụng theo biểu
giá chung của TP. Điều này
giúp tạo sự công bằng trong
xã hội và hạn chế các biến
động về giá một cách bất
thường” - ông Vư cho hay.
Việc đền bù, bố trí tái định
cư và giải tỏa mặt bằng ở TP
Đà Nẵng đều do Hội đồng
Giải phóng mặt bằng và Ban
Đền bù giải phóng mặt bằng
của TP đảm nhiệm.
“Đất giao cho nhà đầu tư là
đất sạch lấy từ quỹ đất của TP
sau khi giải phóng mặt bằng.
Cách này giúp nhà đầu tư triển
khai dự án nhanh hơn” - ông
Vư nhìn nhận.
s
+Đối thoại với người dân:
Để xây dựng
Khu sinh thái HòaXuân, UBNDTPđã có cuộc
gặp trên 2.000 dân tại sân vận động do đích
thân chủ tịchUBNDTPđến thông tin và trực
tiếp trả lời câu hỏi của người dân. Trước đó,
chính quyền công khai quy hoạch, phương
án đền bù, tái định cư, hỗ trợ thuê nhà, tổ
chức tiếp dân…nên rút ngắn thời gian giải
phóng mặt bằng.
+ Đường đi Bà Nà làm nhanh:
Tuyến
đường từ TP Đà Nẵng tới Khu du lịch Bà Nà
dài 30 km được chính quyền triển khai thu
hồi đất làm đường rất nhanh, để bàn giao
cho đơn vị thi công.
+ Chính quyền và người dân cùng làm
đường:
Hàng loạt đường giao thông nội
thị được thực hiện theo phương thức“Nhà
nước và nhân dân cùng làm” như Lê Duẩn,
ĐốngĐa…Cùng với đó, đuờng giao thông
nội thị cấp quận, huyện, giao thông đến
hẻm, giao thông nông thôn được cải tạo
một cách đồng bộ.
Lấyđất làmđường, khôngai bồi thường
Huyệnchỉ quadoanhnghiệp, doanhnghiệpchỉ huyệnnênchưabiết ai phải trả tiềnbồi thường.
Bốn năm nay, ông Nguyễn Văn Tấn ở xã Thạnh Phú, huyện
Vĩnh Cửu (Đồng Nai) khiếu nại đến các cơ quan chức năng
của huyện này vì không ai chịu bồi thường gần 200 m
2
đất
mà huyện thu hồi làm đường ĐT 768 của tỉnh này.
Theo ông Tấn, ông có hơn 2.000 m
2
đất tiếp giáp với
đường ĐT 768 và đã được huyện cấp giấy vào năm 1997.
Năm 2010, UBND huyện Vĩnh Cửu có quyết định thu hồi
một phần đất của ông Tấn để triển khai dự án nâng cấp mở
rộng đường ĐT 768 theo phương thức BOT. Thực hiện chủ
trương trên của huyện, ông Tấn giao gần 200 m
2
đất để huyện
làm đường. Hai năm sau, đường ĐT 768 xây xong nhưng
tiền bồi thường cho ông thì chẳng ai đoái hoài!
“Trên cùng tuyến đường, các hộ bị thu hồi đất đều được
bồi thường, riêng gia đình tôi thì chẳng ai đả động gì đến
chuyện này” - ông Tấn nói.
Theo ông Lê Văn Tài, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ
đất huyện Vĩnh Cửu (trung tâm), năm 2004 phần đất của ông
Tấn nằm trong dự án xây dựng khu dân cư do doanh nghiệp
tư nhân Khải Phàm (sau này chuyển qua Công ty Tín Khải)
làm chủ đầu tư. Tỉnh Đồng Nai cho chủ đầu tư tự thỏa thuận
với các hộ dân có đất thuộc phạm vi dự án để nhận chuyển
nhượng, Nhà nước không phải lập thủ tục thu hồi đất. Tuy
nhiên, Công ty Tín Khải mới tiến hành thỏa thuận bồi thường
với 144 hộ, còn 26 hộ dân công ty này chưa thỏa thuận được,
trong đó có hộ ông Tấn. Vì vậy, huyện chưa thực hiện được
việc bồi thường đất khi thu hồi làm hành lang lộ giới giao
thông đường ĐT 768 cho ông Tấn.
Một lý do khác nữa là khi thu hồi đất để làm đường, ngày
28-9-2012, trung tâm cũng đi xác định, đo đạc, cắm mốc
để tiến hành bồi thường cho ông Tấn nhưng do mưa bão,
không thể tiến hành được. Hiện trung tâm đã lập phương án
bồi thường gồm phần đất đã thu hồi để làm đường ĐT 768
và phần đất nằm trong dự án xây dựng khu dân cư. Dự kiến
trong tháng 4-2014 sẽ thẩm định xong. Khi nào Công ty Tín
Khải chuyển tiền, trung tâm sẽ chi trả cho gia đình ông Tấn.
Với cách giải thích này, chưa biết khi nào quyền lợi của
ông Tấn mới được giải quyết dù đất của dân đã bị thu hồi
từ năm 2010.
TIẾN DŨNG
Đường ĐT 768 đã xong nhưng đất thu hồi của dân thì...
đang lập phương án bồi thường. Ảnh: T.DŨNG
Đà Nẵng
ngày càng
khang
trang hơn
nhờ người
dân đồng
thuận
trong việc
thu hồi đất
để chính
quyền
chỉnh
trang đô
thị. Ảnh:
CTV
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook