080 - page 7

7
thứhai
31 - 3 - 2014
Ban doc
NGUYỄNNGOÃN
H
ơn 10 năm nay, gần
200 hộ dân tại tổ
59A, 59B (khu phố
10, phường 11, quận Gò
Vấp, TP.HCM) đang phải
sống trong cảnh thiếu điện.
Người dân cho biết khu vực
này nằm trong khuôn viên
chùa Tế Độ và thuộc quy
hoạch trường học của quận.
Tuy nhiên, dự án đã kéo dài
nhiều năm nay nhưng không
được thực hiện nên người dân
chịu đủ cảnh khổ...
Một đồng hồ
chục người xài
Gia đình ông Lê Hữu Danh
cũng như những gia đình khác
vì không có điện nên phải câu
nhờ từ những hộ có điện do
Điện lực Gò Vấp cấp. Vì câu
nhờ nên giá điện ông phải trả
là 4.200 đồng/kWh, mỗi tháng
ít nhất gia đình ông phải trả
700.000-800.000 đồng tiền
điện. “Khi về đây sinh sống
chúng tôi chỉ được công an
phường cấp sổ tạm trú dài hạn
chứ không có bất cứ giấy tờ
nào. Nhưng theo tôi tìm hiểu
thì quy định của ngành điện
lực là có sổ tạm trú dài hạn
cũng được gắn đồng hồ, vậy
vì sao Công ty Điện lực Gò
Vấp lại không tiến hành cấp
điện cho chúng tôi?” - ông Lê
Hữu Danh thắc mắc.
Kế bên nhà ông Danh, nhà
bà LýThị Huệ cũng nằm trong
hoàn cảnh tương tự. “Chúng
tôi đã nhiều lần gửi đơn đến
Công ty Điện lực Gò Vấp để
xin được cấp điện nhưng bên
này không đồng ý do thiếu
hộ khẩu, tạm trú. Khi chúng
tôi cung cấp giấy tạm trú dài
hạn thì cũng không thấy bên
này chấp nhận. Hiện nay mỗi
tháng gia đình tôi phải bỏ ra
hơn 1 triệu đồng để trả tiền
điện. Hoàn cảnh đã cực mà
phải trả tiền điện quá cao
khiến cuộc sống chúng tôi
gặp nhiều
khó khăn” -
bà Huệ nói.
Bà Đoàn
Ngọc Huệ
làmột trong
số những hộ dân cho người
khác câu nhờ điện. Bà bảo
nhiều lần bị bên điện lực
xuống xử phạt nhưng vì
tình làng nghĩa xóm nên
đành chịu.
Chưa có lưới hạ thế
Theo lãnh đạo phường 11
(quậnGòVấp), đây là khu vực
quy hoạch nên không được
điện lực cung cấp điện. Việc
cấp sổ tạm trú cho những hộ
dân nơi đây là để cho công an
phường dễ quản lý địa bàn.
Còn ông Mai Thanh Tâm
(Giám đốc Công ty Điện lực
Gò Vấp) cho biết (bằng văn
bản) người dân tại khu vực
này có nộp đơn xin cấp điện
vài lần nhưng do không đủ
điều kiện nên không được
giải quyết. Khu vực này chưa
có lưới hạ thế nên các hộ dân
đang câu chuyền, sử dụng lại
điện sau điện kế từ các hộ dân
đầu hẻm lân cận.
s
Hơn 10 nămthiếu
điệngiữa thànhphố
TổngCôngtyĐiện lựcTP.HCMsẽ làmviệcvới CôngtyĐiện lựcGòVấpđể
kiểmtraxemkhuvựcnàycóvướngmắcgìmàkhôngthểcungcấpđiện.
Có giấy tạmtrú dài hạn là
có điện
Một lãnh đạo Tổng Công ty Điện lực TP.HCM cho biết
trong trường hợp nếu là khu quy hoạch mà chính quyền
địa phương có văn bản yêu cầu ngành điện không cung
cấp thì ngành điện sẽ không kéo điện cho khu vực đó. Đối
với trường hợp này, tổng công ty sẽ làm việc với Công ty
Điện lực Gò Vấp để kiểm tra xem khu vực này vướng mắc
gì mà không thể cung cấp điện cho người dân. Vì theo
quy định của ngành, chỉ cần người dân có giấy tạm trú
dài hạn là được cung cấp điện.
Chươngtrình
“Vì họcsinhTrường
Sa thânyêu” -Giai
đoạn2:Xây trường
trênđảoSinhTồn
Mong nhận được sự đóng góp
của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức và đồng bào trong và ngoài nước.
uuu
Địa chỉ tiếp nhận:
l
quỹ học bổng vừ a dính
13-15-17 Trương Định, phường 6, quận 3, TP.HCM
ĐT: 0866741106 - 0903669564 (bà Vân Thủy)
l
báo
pháp luật tp.Hcm
34 Hoàng Việt, quận Tân Bình, TP.HCM
ĐT: 08.39910101 - 08.39919613
l
Hoặc chuyển qua ngân hàng theo tài khoản
báo
Pháp Luật TP.HCM
* Tài khoản:
102010001575486, Ngân hàng TMCP
Công Thương Việt Nam - Chi nhánh 10, TP.HCM.
Swif code:
ICBVVNVX940 (mã chuyển tiền dành cho
nước ngoài)
* Nội dung chuyển khoản: Ủng hộ chương trình
“Vì học sinh Trường Sa thân yêu” - Giai đoạn 2.
Trân trọng cảm ơn.
Lịch tư vấn pháp luật miễn phí
của báo
Pháp Luật TP.HCM
(ngày thứ Hai, thứ Ba)
Sáng: Từ 8 giờ đến 11 giờ; chiều: Từ 14 giờ đến
16 giờ 30.
Địa điểm: 34 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân
Bình, TP.HCM.
Thứ Hai, 31-3
:
Sáng
: Các luật sư TRẦN CÔNG LY TAO (hình
sự, dân sự, kinh tế), VƯƠNG THỊ HẸN (dân sự,
hình sự, hôn nhân gia đình).
Chiều
: Các luật sư NGUYỄNVĂN HÙNG (nhà
đất, dân sự, hình sự, kinh tế), TRẦN VĂN VIỆT
(dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình).
Thứ Ba, 1-4
:
Sáng
: Các luật sư LẠI THỊ LỆ THANH (dân sự,
lao động), NGUYỄN THANH VIỆT (hình sự, dân
sự, kinh tế, nhà đất).
Bà Lý Thị
Huệ chỉ
cho PV
một trường
hợp hộ dân
được gắn
đồng hồ rồi
cho hàng
chục hộ
khác câu
nhờ. Ảnh:
MINH QUÝ
Chi phí tống đạt của thừa
phát lại do ngân sách trả
Công việc của thừa phát lại (TPL) bao gồm: Tống
đạt văn bản (các văn bản của tòa án, cơ quan thi hành
án (THA), các quyết định về THA, giấy báo, giấy
triệu tập…); lập vi bằng; xác minh điều kiện THA và
chấm dứt THA.
Ngân sách nhà nước chi trả chi phí tống đạt đối với
trường hợp tống đạt các văn bản của tòa án, cơ quan
THA dân sự, trừ trường hợp pháp luật về tố tụng và
pháp luật về THA dân sự quy định đương sự phải trả
chi phí tống đạt, chi phí thông báo. Mức chi phí tống
đạt được quy định tùy vào tình hình thực tế của địa
phương nhưng căn cứ vào các mức sau: Trong phạm vi
cấp huyện nơi đặt văn phòng TPL: không quá 65.000
đồng/việc; ngoài phạm vi cấp huyện nhưng trong địa
bàn cấp tỉnh không quá 130.000 đồng/việc.
Thông tư liên tịch 09 hướng dẫn thực hiện thí điểmchế
định TPLcủa Bộ Tư pháp, TANDTối cao, VKSNDTối
cao và Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành từ ngày 20-4.
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu
thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống,
lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc
sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước
sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất
vệ sinh chung); tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự
như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp
đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất; tranh chấp phát
sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình; vi phạm pháp luật
mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý
vi phạm hành chính; vi phạm pháp luật bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn...
Nghị định 15/2014 quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, có hiệu lực
thi hành từ ngày 25-4.
ĐẶNG LIÊN
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã
chuyển đến các cơ quan chức
năng những đơn, thư sau đây
nhưng hơn 30 ngày vẫn chưa nhận được văn bản trả lời:
Rừng trồng 40 năm nhưng không được khai thác.
Theo đơn của ông
Tiêu Tỷ
(
ấp Trà Sết, xã Vĩnh Hải, thị
xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng
), năm 1973 ông trồng đước
trên đất bãi bồi ven biển thuộc ấp Trà Sết với tổng diện
tích là 127.980 m
2
, trong đó có 5 ha là diện tích trong đê.
Khi đước đến tuổi khai thác ông làm đơn xin được khai
thác gỗ thì UBND tỉnh ra quyết định không thừa nhận và
không đồng ý cho ông khai thác. Tuy nhiên, trong cuộc
họp vào tháng 3-2013 có ghi rõ trong biên bản là mỗi
năm ông được khai thác 1 ha và được hưởng 90% số sản
phẩm khai thác được. Tuy nhiên, khi ông khai thác thì
kiểm lâm thị xã Vĩnh Châu không cho khai thác. Ông đã
nhiều lần gửi đơn đến UBND tỉnh Sóc Trăng nhưng đến
nay vẫn chưa được giải quyết.
Đơn của ông đã được báo chuyển đến
UBND tỉnh Sóc
Trăng
vào ngày 14-2.
Chậm được giải quyết hồ sơ tách thửa.
Theo đơn của
ông
Hồ Quang Thành
(
458/18 Huỳnh Tấn Phát, khu phố
2, phường Bình Thuận, quận 7, TP.HCM
), ngày 24-9-2013,
vợ chồng ông đến UBND quận 7 nộp hồ sơ xin tách thửa
căn nhà 458/18 Huỳnh Tấn Phát. Đến ngày hẹn ông được
cán bộ Phòng TN&MT cho biết theo chỉ đạo của cấp trên
nên họ mời ông bà đến để vận động ông bà hiến đất mở rộng
đường. Tuy nhiên, ông bà không đồng ý vì hiện nay gia đình
đang gặp khó khăn về tài chính nên mới làm hồ sơ tách thửa
để chuyển nhượng một phần lấy tiền trang trải nợ nần. Sau
nhiều lần liên hệ thì đến nay hồ sơ của ông bị trả lại.
Đơn của ông đã được báo chuyển đến
UBND quận 7
vào
ngày 14-2.
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đề nghị các cơ quan nêu trên giải
quyết đơn của bạn đọc để báo thông tin kết quả cho bạn đọc
.
PHÒNG CTBĐ
BàĐoànNgọc Huệ làmột trong sốnhững
hộdân chongười khác câunhờđiện. Bà
bảonhiều lầnbị bênđiện lực xuống xửphạt
nhưng vì tình làngnghĩa xómnênđành chịu.
Báo đề nghị
giải quyết
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook