095 - page 11

11
thứba
15 - 4 - 2014
Gópý sửa đổi Luật Hải quan
Thôngquantốn30-
90ngàysẽ“giết”DN
Chiều 14-4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM lấy
ý kiến góp ý cho dự án sửa đổi Luật Hải quan. Nhiều
ý kiến cho rằng dự thảo cần được chỉnh sửa Điều 34
về trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, trong đó yêu cầu
hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành
(về chất lượng, kiểm dịch, an toàn thực phẩm…)
phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được
thông quan.
Ông Nguyễn Hữu Nghiệp, Cục phó Cục Hải quan
TP.HCM, cho rằng nếu không sửa điều này thì ban
hành luật xong sẽ gây ách tắc hàng hóa tại các cảng
ngay. Ông phân tích nếu thực hiện quy định thì tàu
đưa hàng về đến cảng phải chờ các giấy chứng nhận
chuyên ngành xong mới được thông quan. Khi đó
doanh nghiệp (DN) chỉ có nước chết do tốn kém
chi phí. Mặt khác, cảng cũng không có đủ chỗ để
neo tàu. Ông cũng góp ý phải quy định rõ thời gian
kiểm tra chuyên ngành là bao lâu, “ba ngày, năm
ngày thôi chứ 30-90 ngày là không ổn”!
Cùng ý kiến, bà Thái Thị Thủy Phượng, Phó
Giám đốc Thú y Vùng 6, cho rằng hiện các cơ quan
tại TP.HCM có quy chế phối hợp để kiểm tra hàng
nhập, hoạt động hiệu quả. Còn theo Điều 34 dự thảo
thì giao hết cho cơ quan hải quan liệu có ổn không.
Ngoài góp ý điều trên, các đại biểu cũng bày tỏ
băn khoăn về quy định cho phép hải quan tạm giữ
người và phương tiện, liệu có mâu thuẫn với Luật
Xử lý vi phạm hành chính hay không.
Ông Vũ Ngọc Anh, Tổng cục phó Tổng cục Hải
quan, cho biết thời gian qua nhiều ý kiến cũng rất
băn khoăn vấn đề tạm giữ. Tuy nhiên, đây là không
gian đặc biệt, ví dụ như vùng biển, hải đảo, núi non
biên giới, sân bay, bến cảng… nếu không cho cán
bộ hải quan quyền tạm giữ thì hải quan không thể
thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm soát hàng nhập khẩu.
Ông Anh cũng cho rằng thủ tục thông quan mới
theo dự thảo này nhằm khuyến khích DN nhập mẫu
hàng hóa để kiểm tra chất lượng trước, nhập hàng
sau. Hiện DN cứ nhập cả lô hàng về xong mới đi
kiểm tra chuyên ngành. Trong khi chờ kiểm tra thì
đưa hàng về lưu kho DN, viết cam kết không đưa
hàng ra sử dụng trước khi có ý kiến cơ quan chức
năng. Thế nhưng nhiều trường hợp kiểm tra đều phát
hiện DN đã bóc hàng ra rồi!
Q.NHƯ
Nhu cầu nhập khẩu chuối
Việt Namtăngmạnh
(PL)- Ngày 14-4, thông tin với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Nguyễn Văn Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả
Việt Nam (Vinafruit), cho biết từ đầu năm 2014 đến
nay, các thị trường Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc
và nhiều nước Đông Âu bất ngờ gia tăng nhập khẩu
chuối của Việt Nam.
Ông Kỳ cho hay hiện giá chuối được thương lái
mua tại vườn xấp xỉ 6.000 đồng/kg, tăng 20% so với
cuối năm 2013. Hiện tại, Trung Quốc luôn sẵn sàng
thu mua hơn 20-30 tấn/ngày, Nhật Bản cần khoảng
15-20 tấn/ngày song nước ta chưa thể đáp ứng. Tuy
nhiên, theo ông Kỳ, chuối Việt Nam vẫn chưa đáp ứng
đủ về chất lượng so với nhu cầu nước ngoài. Ngoài
ra, do sự bấp bênh về giá khiến nhiều nông dân đang
nhổ cây chuối thay thế bằng những cây trồng khác
lợi nhuận hơn nên dẫn tới thiếu hụt nguyên liệu thô.
Theo Vinafruit, ba tháng đầu năm 2014, ngành rau
quả xuất siêu 147 triệu USD.
QUANG HUY
Công tác kiêmsoat hang gia
còn han chê
(PL)- Ngay 14-4, Cuc Quan ly thi trương (QLTT)
cho biêt năm 2013, lực lượng QLTT xử lý 84.493 vụ vi
phạm về buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập
lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng. Đanh gia cua cuc
cho thây viêc phôi hơp giưa Chi cuc QLTT va cac cơ
quan chưc năng đa co hiêu qua khi phat hiên nhiêu
vu vi pham lơn.
Tuy nhiên, Cuc QLTT cung nêu nhưng han chê như
viêc nắm thông tin dự báo tình hình thị trường còn bị
động, khi vi phạm đã xảy ra diện rộng thi cơ quan chưc
năng mơi vao cuôc xử lý.
TÚ UYÊN
Kinh te
QUANGHUY
Ô
ng Nguyễn Hùng
Linh, tân Chủ tịch
Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA), cho biết
hôm nay (15-4) Philippines
mở phiên đấu thầu mở mua
800.000 tấn gạo cho phép
cả các nước hoặc các doanh
nghiệp (DN) tư nhân không
có thỏa thuận cung cấp gạo
với Philippines đều có cơ hội
tham gia đấu thầu.
Điều này có nghĩa Việt
Nam gặp phải sự cạnh tranh
gay gắt từ Thái Lan đang xả
hàng bán giá thấp và nhiều
đối thủ xuất khẩu khác cũng
chen chân.
Tiến thoái lưỡng nan
Theo ông Linh, Chủ tịch
VFA,phiênđấuthầuPhilippines
là một trong những lối thoát
lớn không chỉ cho xuất khẩu
gạo Việt Nam mà còn cho
nhiều nước khác. Trong quý
I-2014, Philippines đã mua
đến 31% tổng khối lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam,
tăng 554% so với cùng kỳ
năm ngoái. Tuy nhiên, hiện
Việt Nam không dễ để có
được hợp đồng này vì bị
cạnh tranh khốc liệt từ Thái
Lan. Vướng mắc lớn nhất
vẫn là giá bán, nếu bỏ thầu
quá cao sẽ không giành được
hợp đồng, còn thấp quá DN
ta sẽ lỗ.
Không chỉ gặp khó ở thị
trường truyền thống như
Philippines, gạo nước ta
hiện đang bế tắc trên các thị
trường chủ lực khác. Những
tháng đầu năm 2014, xuất
khẩu sang châu Phi đã giảm
hơn 60%, châu Mỹ giảm hơn
50%. Ông Lâm Anh Tuấn,
Giám đốc Công ty TNHH
Lương thực Thịnh Phát, cho
biết gạo Việt đang ngưng
xuất khẩu vì chịu sức ép
cạnh tranh từ hai đối thủ Ấn
Độ và Pakistan nhờ lợi thế
cước phí vận tải thấp hơn
nên giá rẻ hơn từ 30 đến
40 USD/tấn. Đặc biệt Thái
Lan đang “làmmưa làm gió”
thị trường châu Phi khi bán
hơn 1 triệu tấn gạo với giá
rẻ nhất, thấp hơn gạo Việt
từ 5 đến 10 USD/tấn.
“Sức ép trả nợ cho nông
dân, nỗi lo hư hỏng gạo nếu
trữ lâu trong kho và mục đích
chính trị đã buộc Thái Lan
bán tháo gạo bằng cách bán
giá rẻ nhất. Điều này đã đẩy
DN Việt Nam rơi vào thế
khó, bán thì không ai mua,
mà giảm giá thì lỗ, đua với
Thái Lan bán rẻ thì không
thể” - ông Tuấn chia sẻ.
Ngay tại thị trường trong
nước, DN xuất khẩu gạo cũng
đang bị mắc kẹt khi Trung
Quốc không chịu mua gạo
qua chính ngạch mà đẩy
mạnh xuất khẩu tiểu ngạch.
Điều này tạo điều kiện cho
giá gạo nội địa tăng lên, nếu
mua vào thì DN phải bán ra
với giá xuất khẩu cao hơn
giá thị trường từ 5 đến 10
USD/tấn. Như vậy DN mua
vào thì bán ngay chắc chắn
lỗ, mà bây giờ muốn bán
cũng không ai mua vì cạnh
tranh từ Thái Lan.
Cố gắng không để
nông dân bị thiệt
Ông Nguyễn Văn Đôn,
Công ty TNHH Hưng Việt,
thị trường gạo thế giới khủng
hoảng cân đối cung cầu từ
mấy năm qua. Việt Nam
liên tục được mùa, Ấn Độ
thì quyết định xả kho lương
thực khổng lồ để xuất khẩu
còn Thái Lan thì đang ra sức
bán dần kho gạo mua trợ giá
cho nông dân.
Theo các chuyên gia, áp
lực việc bán gạo giá rẻ của
Thái Lan mới chỉ bắt đầu,
để xả hết kho gạo dự trữ,
nước này phải mất 3-5 năm,
đây sẽ là thảm họa đối với
ngành lúa gạo thế giới. Trong
bối cảnh đó, xuất khẩu gạo
Việt Nam phải chịu chung
số phận.
Về giá thu mua tạm trữ 1
triệu tấn gạo cho nông dân
ở mức thấp trong tình hình
xuất khẩu bế tắc như hiện
nay, ông Đôn cho hay nghịch
cảnh là vậy nhưng DN vẫn
đang mua bình thường theo
đúng giá lúa thị trường và sẽ
cố gắng hoàn thành nhiệm
vụ. Giờ DN chỉ còn biết chờ
thời, hy vọng diễn biến thị
trường sẽ khả quan hơn.
Theo ông Nguyễn Hùng
Linh, Chủ tịch VFA, hiện
nay DN đã thu mua tạm trữ
đạt trên 70% kế hoạch đề
ra. Với giá lúa gạo hiện nay,
nông dân có lợi nhuận rất ít
nhưng trong tình cảnh bế
tắc thị trường xuất khẩu thì
đây vẫn là tín hiệu tốt. Việc
xuất khẩu tiểu ngạch sẽ vẫn
khuyến khích để có thể tiêu
thụ lúa thu hoạch và giá tăng
sẽ có lợi cho nông dân. Còn
đối với DN, VFA đang tích
cực tận dụng mối quan hệ
“lâu năm” để giữ vững thị
trường truyền thống, đồng
thời, khai thác những thị
trường mới.
Đã có giải pháp
nhưng làm nửa vời
GS Võ Tòng Xuân cho
rằng xuất khẩu gạo cũng như
các nông sản luôn lâm vào
tình trạng được mùa mất giá
không phải là bí giải pháp.
Mà giải pháp đã có, đang
làm nhưng làm không đến
nơi, thiếu liên kết đồng bộ.
Theo GS Võ Tồng Xuân,
giải pháp ấy là nguyên tắc
là “ba chân”, gồm: Chân thứ
nhất là tổ chức sản xuất, chế
biến xuất khẩu với những
quy chế chặt chẽ, nghiêm
ngặt từng thành viên trong
chuỗi liên kết, vi phạm sẽ
bị phạt. Chân thứ hai là xúc
tiến thương mại và chân thứ
ba là tiêu chuẩn khoa học kỹ
thuật để nâng cao chất lượng.
Đáng buồn là thời gian qua
chúng ta lại cắt khúc từng
công đoạn này, mạnh ai nấy
làm. Như việc tổ chức trồng
nông sản khác theo hướng
tiêu chuẩn GAP nhưng khi
dự án của các tổ chức phi
chính phủ làm xong, rút đi
thì người nuôi cũng ngưng
thực hiện. Vì họ không thấy
lợi ích trong việc tiếp tục áp
dụng các quy chuẩnGAP. Bởi
lẽ phải liên kết chặt giữa sản
xuất với tiếp cận thị trường
thì chúng ta chỉ hướng dẫn
phần kỹ thuật trồng mà chưa
hướng dẫn người dân tiếp
cận thị trường hay liên kết
lại để cùng tạo ra sản lượng
hàng hóa lớn cung ứng thị
trường. Cánh đồng lớn làm
một mô hình chuỗi liên kết
ba chân tốt nhất từ trước đến
nay của ngành lúa gạo nhưng
có mấy DN chịu làm và làm
tốt các khâu.
Xuất khẩugạo
“bế ngoại, tắc nội”
Xuất khẩugạoViệtNamđangtắc trênmọi thị trườngvìThái Lanchàobán
với giá rẻnhất thếgiới.
Việt Namxuất khẩu gạo
đứng thứ ba thế giới
Theo Hiệp hội Lương thựcViệt Nam (VFA), kết quả xuất
khẩu quý I-2014, số lượng gạo nước ta xuất khẩu ước đạt
1,2 triệu tấn, trị giá khoảng 530 triệu USD. So với cùng kỳ
năm 2013, số lượng giảm 15,4%, trị giá giảm 17%. Đứng
đầu vẫn là Ấn Độ với 2,2 triệu tấn gạo được xuất khẩu
trong quý I , đứng thứ hai là Thái Lan với hơn 2 triệu tấn.
Hiện nay, thị trường Trung Quốc chỉ nhập khẩu gạo
Việt Nam qua đường tiểu ngạch, tuy nhiên các nhà nhập
khẩu nước này mua từ từ với số lượng vừa phải nên giá
không cao hơn giá thị trường trong nước nhiều. Nguyên
nhân là nếu nhập khẩu bằng con đường này nhà nhập
khẩu Trung Quốc sẽ giảm chi phí hơn 50% so với xuất
khẩu chính ngạch, tiết kiệm được khoảng 70 USD/tấn
gạo nhờ “thoát” chi phí quota, thuế.
Giờ DN xuất khẩu gạo chỉ còn biết chờ thời, hy vọng diễn biến thị trường sẽ
khả quan hơn. Ảnh: CTV
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook