095 - page 4

4
thứba
15 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Theo GS-TS Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, y viên Hội đồng Lý luận Trung
ương, dân chủ là một giá trị đứng hàng đầu, cốt lõi trong chuỗi giá trị phát triển của
Việt Nam. Ảnh: MC
Bài toánnhức nhối nhất của thực tiễn
hiệnnaymà ta phải làmquyết liệt hơn
là xử lý quan liêu, thamnhũng.
Dân chủ làgiá trị côt lõi
“Điềuquantrọngnhấthiệnnay làĐảngphải đi tiênphongvìĐảng lãnhđạovàcầmquyền.Đảngphải tựnỗ lựcđổimới
chínhmìnhđể thúcđẩysựđổimới của toànxãhội”.
MINHCƯỜNG
thực hiện
GS-TS
Hoàng Chí Bảo
,
chuyên gia cao cấp, Ủy viên
Hội đồng Lý luận Trung ương,
nhấn mạnh như trên trong
cuộc trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
bên lề hội thảo “Một
số vấn đề lý luận - thực tiễn
qua 30 năm đổi mới” do Hội
đồngLý luậnTrung ương phối
hợp với Thành ủy TP.HCM
tổ chức ngày 14-4.
Khai thông cac
"điêm nghẽn"
.
Phóng viên
:
Từ quá trình
30 năm đổi mới, theo giáo
sư, vấn đề đổi mới tư duy
của Đảng đóng vai trò như
thế đối với những kết quả
mà ta đạt được cũng như
yêu cầu của phát triển trong
thời gian tới?
+
GS-TS
Hoàng Chí Bảo
:
Vấn đề đổi mới tư duy lý luận
củaĐảng cómột vị trí rất quan
trọng. Rõ ràng thực tiễn 30
năm đổi mới chính là từ đổi
mới tư duy. Chính điều này
đã tạo ra thế và lực cho Việt
Nam ngày hôm nay.
Cụ thể là chúng ta đã chuyển
từ tư duy của một thời kỳ kế
hoạch hóa, bao cấp, hành
chính, quan liêu mệnh lệnh
sang tư duy giải phóng sức
sản xuất trong nền kinh tế
thị trường, giải phóng mọi
tiềm năng của xã hội thông
qua lực đẩy của dân chủ
hóa. Qua đó khẳng định tính
chủ động sáng tạo của từng
cá nhân, tổ chức, gắn với
trách nhiệm của mình trước
sự phát triển của xã hội. Và
nhất là việc lấy thước đo quan
trọng nhất là phục vụ nhân
dân, đem lại lợi ích cho dân
đã tạo ra một giá trị rất lớn
cho sự phát triển.
Giai đoạn tới, trước yêu
cầu mới của tình hình là
phải phát triển bền vững
và hiện đại hóa thì càng
phải đổi mới tư duy. Đảng
ta cũng nói phải đổi mới
tư duy quyết liệt hơn nữa
ngay trong chiến lược phát
triển kinh tế-xã hội. Có thế
ta mới nhận ra rõ hơn điểm
nghẽn, lực cản phát triển,
mới có thể huy động mọi
nỗ lực của toàn Đảng, toàn
dân vào việc tạo ra những
đột phá cho đất nước
.
. Theo giáo sư, với tình hình
hiện nay, chúng ta cần phải
tiếp tục hoàn thiện vấn đề gì
để giải phóng những “điểm
nghẽn”, thúc đẩy nền kinh
tế đất nước phát triển mạnh
mẽ hơn?
+ Đổi mới của Việt Nam
dựa trên hai lực đẩy quan
trọng: Một là chuyển từ kinh
tế kế hoạch hóa sang kinh
tế thị trường hiện đại định
hướng XHCN. Hai là lực đẩy
quá trình dân chủ xã hội để
xây dựng nền dân chủ, mà
giờ Đảng ta coi dân chủ là
mục tiêu, động lực của đổi
mới. Với hai động lực này
đòi hỏi phải hoàn thiện nhà
nước pháp quyền, hoàn thiện
năng lực lãnh đạo của Đảng,
nhất là củng cố đoàn kết,
đồng thuận của toàn xã hội.
Giải quyết hai trở
ngại để có dân chủ
. Đảng ta xem dân chủ
là mục tiêu và động lực rất
quan trọng đối với đổi mới.
Nhưng vấn đề là làm sao để
hiện thực hóa mạnh mẽ hơn
nhằm phát huy giá trị của
dân chủ trên thực tế?
+ Dân chủ là một giá trị
thực tiễn mà đối tượng thụ
hưởng không ai khác chính
là người dân. Hơn nữa, dân
cũng là chủ thể của các vấn đề
dân chủ xã hội. Vì vậy vấn đề
phải làm trước tiên và xuyên
suốt là giải quyết có hiệu quả
vấn đề dân sinh, dân trí, dân
quyền để cuối cùng đạt được
giá trị dân chủ. Trên cơ sở đó,
người dân thực hiện giá trị dân
chủ cho chính mình và cho
xã hội. Bên cạnh đó, phải huy
động tối đa năng lực sáng tạo
của nhân dân trong quá trình
xây dựng hệ thống chính trị
của ta. Phải làm sao để việc
này trở thành việc của toàn
thể xã hội và nhân dân chứ
không phải của riêng Đảng,
Nhà nước.
. Nghĩa là dân chủ chính là
yếu tố quan trọng nhất hiện
nay mà ta phải phát huy để
giải phóng sức lao động của
toàn xã hội, mang lại hiệu
quả tốt hơn cho sự phát triển
quốc gia?
+
Hoàn toàn đúng vì dân
chủ là một giá trị đứng hàng
đầu, cốt lõi trong chuỗi giá
trị phát triển của Việt Nam.
Cho nên Đảng mới xác định
sau “dân giàu”, “nước mạnh”
là đến “dân chủ” ngay. Sự
thay đổi trật tự này không
phải là hình thức mà coi dân
chủ là giá trị ưu tiên cốt lõi
cho sự phát triển hiện nay
của Việt Nam.
.
Theo giáo sư, cần phải đột
vào những điểm cốt yếu nào
để hoàn thiện và
phát huy giá trị
của dân chủ hơn
nữa?
+Vềnguyêntắc
mà nói, muốn có
dân chủ phải giải quyết hai
trở ngại: Một là dân chủ hình
thức, hai là vi phạm dân chủ.
Một nền dân chủ thực sự, thực
chất thì phải vượt qua cái dân
chủ hình thức tồn tại ở nước
ta bấy lâu nay. Tất nhiên vượt
qua cái này là không dễ vì nó
là cả vấn đề tâm lý, ý thức và
thể chế nữa.
Còn để chống lại vi phạm
Vìdânchứkhôngphảivìmình
Dân chủ phải dựa trên sự hiểu biết về luật pháp và gắn
với trình độ dân trí chung. Vì thế phải nâng cao dân trí và
quan trọng nữa là cán bộ từ trung ương đến địa phương
phải học được ở Bác Hồ tính chất gươngmẫu. Vì một tấm
gương sống, gương tốt quý hơn hàng trăm bài diễn văn.
Trên hết là phải xuất phát từ dân, vì dân chứ không
phải vì mình. Cho nên thông điệp hiện nay của chúng ta
đối với tất cả cán bộ trong Đảng, Nhà nước là“Dĩ công vi
thượng” - đặt việc công, việc của dân, của nước lên trên
hết thì chắc chắn sẽ được nhân dân ủng hộ.
GS-TS
HOÀNG CHÍ BẢO
quyền dân chủ chỉ còn một
cách đưa Hiến pháp vào cuộc
sống, để Hiến pháp là của
dân. Như chúng ta đã thấy
lần đầu tiên trong lịch sử lập
hiến, chữ Nhân dân được tôn
vinh với 41 lần viết hoa trong
Hiến pháp. Đây không phải
là tôn vinh về tinh thần mà
là sự cam kết pháp lý của
Nhà nước, của chính thể đối
với việc thừa nhận và bảo vệ
địa vị làm chủ đích thực của
Nhân dân.
Mặt khác, bài toán nhức
nhối nhất của thực tiễn hiện
nay mà ta phải làm quyết
liệt hơn là xử lý quan liêu,
tham nhũng. Quan liêu,
tham nhũng là những điều
phản cảm nhất đối với nhân
dân và nó đối lập với dân
chủ. Cho nên muốn có dân
chủ thực chất thì phải loại
trừ được nạn quan liêu,
tham nhũng. Tuy điều này
không dễ và cũng không
thể nhanh được nhưng phải
có giải pháp để giảm thiểu
đến mức thấp nhất hậu quả
tác hại của tham nhũng, để
cuối cùng từng bước với sự
trưởng thành của nhân dân,
của chính thể, của xã hội sẽ
dần loại bỏ tham nhũng - độc
tố của sự phát triển và xây
dựng nền dân chủ.
. Xin cảm ơn giáo sư.
Làmrõmộtsốvấnđềlýluậnvàthựctiễnqua
30nămđổimới
“Đến 2016, công cuộc đổi mới tròn 30 năm. Thành tựu
to lớn, có ý nghĩa lịch sử qua 30 năm đổi mới chứng tỏ
đường lối đổi mới được Đảng ta đề ra tại Đại hội VI và
được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ đại hội Đảng là đúng
đắn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, công cuộc đổi
mới ở nước ta còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Vì vậy, việc
tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi
mới là cần thiết, góp phần thiết thực vào chuẩn bị các văn
kiện trình Đại hội XII của Đảng”. Ông Đinh Thế Huynh,
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương,
Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhấn mạnh như
trên tại hội thảo “Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30
năm đổi mới” do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp
Thành ủy TP.HCM tổ chức ngày 14-4 tại TP.HCM.
Từ thực tiễn của TP, phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Bộ
Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải cho
rằng cần làm rõ ba vấn đề trọng tâm trong thể chế kinh tế
thị trường định hướng XHCN hiện nay. Thứ nhất là vấn
đề đổi mới tư duy và hành động trong việc thực hiện chức
năng quản lý kinh tế của Nhà nước từ trung ương đến địa
phương trong điều kiện vận hành của thị trường. Thứ hai
là vấn đề tiếp thu các công cụ vận hành nền kinh tế thị
trường, mà lịch sử phát triển ở nhiều nước cho thấy là đúng
đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội của
Việt Nam. Thứ ba là sự xung đột, mâu thuẫn lợi ích giữa
các chủ thể khác nhau của thị trường (các nhóm lợi ích tác
động đến chính sách và thể chế quản lý).
Tham luận tại hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Thân Thị Thư nhấn
mạnh đến vai trò, vị trí “đầu tàu” của TP.HCM trong đổi
mới đã góp phần cùng cả nước vượt qua khó khăn, dần ổn
định và phát triển. Trong đó có một số mô hình kinh tế của
TP.HCM đã trở thành chế định chung của cả nước như việc
hình thành loại hình doanh nghiệp tư nhân, chủ trương đổi
đất lấy hạ tầng…Bà Thư cũng kiến nghị Đảng và Nhà nước
cần nghiên cứu và triển khai hoàn thiện cơ chế vận hành
của năm loại thị trường: Tài chính; bất động sản; hàng hóa
tương lai và phát triển mạng lưới thương mại hiện đại; lao
động và công nghệ.
Bà Thư cũng cho rằng Nhà nước cần phải sử dụng có hiệu
quả các công cụ của thị trường nhưng không làm thay thị
trường. “Vấn đề ở chỗ là Nhà nước can thiệp vào thị trường
như thế nào, bằng các công cụ gì phù hợp với chức năng của
Nhà nước; đồng thời không làm cho các quan hệ thị trường
bị méo mó” - bà Thư nói.
M.CƯỜNG
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook