095 - page 5

5
thứba
15 - 4 - 2014
Nha nuoc-Cong dan
Thủtướng NguyễnTấnDũng:
“Biển làkhônggian
sinh tồn của dân tộc”
ThủtướngChínhphủNguyễnTấnDũngđãchiasẻnhưvậykhi đếnthămvà làmviệcvới 1.500cánbộ, chiếnsĩ và
côngnhântạiTổngCôngtyĐóngtàuSôngThu (BộQuốcphòng) nằmtrênvịnhĐàNẵngvàochiều14-4.
LÊ PHI
T
hủ tướng cho biết
Chính phủ rất quan
tâm tới việc phát triển
ngành đóng tàu, đặc biệt
là các tàu lớn hiện đại cho
quân đội: “Biển của chúng
ta bây giờ đã trở thành vấn
đề sinh tồn, là không gian
sinh tồn của dân tộc trong
thế kỷ tới. Nó còn gắn liền
với độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước.
Cho nên Đảng và Nhà nước
ta đã đưa ra chiến lược biển
rất thiết thực. Trong chiến
lược biển đó, chúng ta phải
luôn luôn làm chủ công nghệ
đóng tàu để đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế biển. Kinh
tế biển của chúng ta là kinh
tế gắn với quốc phòng” - Thủ
tướng nhấn mạnh.
Việt Nam s làm
chủ công nghệ
đóng tàu chiến
Theo Thủ tướng, việc phát
triển năng lực đóng tàu và làm
chủ công nghệ đóng tàu quốc
phòng sẽ đáp ứng được yêu
cầu của quân đội, hải quân
và các lực lượng chấp hành
pháp luật trên biển khác như
cảnh sát biển, kiểm ngư (sẽ
ra mắt vào hôm nay, 15-4).
Thủ tướng đánh giá cao nỗ
lực của Tổng Công ty Sông
Thu khi đơn vị này đã đóng
được nhiều tàu lớn, cả tàu
cảnh sát biển chở được trực
thăng, điều đó sẽ nâng được
Thủ tướng thăm và nói chuyện với Tổng Công ty Đóng tàu Sông Thu. Ảnh: LÊ PHI
Đà Nẵng kiến nghị cơ chế
ưu đãi
Ông Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, đã
kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành trung ương
sớm ban hành một số cơ chế tài chính, ngân sách ưu đãi
hơn cho TP để Đà Nẵng, cụ thể là đề nghị cho phép TP
được huy động vốn đầu tư bằng 150% tổng mức đầu tư
xây dựng cơ bản của ngân sách TP theo dự toán HĐND
quyết định hằng năm (mà theo quy định trước đây thì
chỉ được huy động không quá 30%). Ngoài ra, TP cũng
đề nghị được phân cấp thu thuế thu nhập đối với các
doanh nghiệp như viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm…
vì các đơn vị này hoạt động trên địa bàn TP nhưng tiền
lại chuyển về hội sởmà TP lại không thu được đồng nào”.
Ngoài ra, TP Đà Nẵng cũng xin phépThủ tướng cho phép
TP được xây dựng hệ thống tàu điện ngầm.
Kết luận buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Nẵng, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết trong những năm qua
TP đã có những mô hình và cách làm hay để cho các địa
phương khác học hỏi. Với các đề xuất của TP, Thủ tướng
cho biết sẽ chỉ đạo các bộ, ngành trung ương cùng ngồi
lại và nghiên cứu thêm. Riêng những đề xuất vượt các
quy định, luật hiện hành thì cần có thời gian để sửa luật
nhưng trong thời điểm hiện tại TP phải thực hiện theo
luật. Thủ tướng cũng đặc biệt nhấn mạnh và yêu cầu TP
Đà Nẵng hết sưc thận trọng, hạn chế đầu tư các dự án
xây dựng theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) vì
như thế sẽ làm tăng gánh nợ ngân sách.
sức mạnh khả năng kiểm soát
vùng biển.
Thủ tướng cho biết hiện
công nghệ đóng tàu của Việt
Nam đang được nâng lên tầm
mới. Thậm chí có một số đơn
hàng Việt Nam đặt đóng tại
nước ngoài nhưng sau khi
đóng được hai cái thì đối
tác đã chuyển sang đóng tại
Việt Nam và dần chuyển giao
công nghệ đóng tàu quân sự
cho Việt Nam.
Cũng theo Thủ tướng, thời
gian tới Việt Nam sẽ thử bắn
tên lửa trên tàu do Việt Nam
đóng. Đây là tàu tên lửa mạnh
và với đà đóng tàu, tiếp cận
công nghệ hiện đại như hiện
nay thì Việt Nam sẽ dần dần
tự chủ đóng các tàu chiến cho
mình. Bên cạnh đó, hiện nay
Nga cũng đang dần chuyển
giao công nghệ sản xuất tên
lửa nên thời gian tới Việt Nam
sẽ làm chủ được hoàn toàn
công nghệ đóng tàu chiến
hoàn chỉnh. Thủ tướng nhấn
mạnh: “Muốn phát triển kinh
tế biển thì công nghiệp đóng
tàu của chúng ta phải mạnh
lên, vừa đảm bảo sửa chữa
vừa đóng mới đáp ứng nhu
cầu trong nước và vươn ra
nước ngoài”.
Ngư dân s có
tàu sắt
Chia sẻ về trường hợp tại
Vinashin, Thủ tướng cho biết
thất bại của Vinashin là do
lãnh đạo quản trị tài chính,
đầu tư ngoài ngành. Còn về
năng lực, trình độ đóng và sửa
chữa tàu thì Vinashin thậmchí
có thể đóng được những tàu
rất lớn và hiện đại xuất khẩu
ra nước ngoài: “Tôi cũng đã
chịu trách nhiệm của mình là
đã đưa người làm ky thuật lên
làm quản trị tài chính” - ông
nhìn nhận.
Thủ tướng cũng nhận định
với những tàu cá của ngư
dân như hiện nay thì chỉ cần
tàu cá của Trung Quốc chạy
qua cũng đủ sức nhấn chìm.
Vì vậy, không còn cách nào
khác là Chính phủ sẽ hỗ trợ
chuyển đổi tàu gỗ sang tàu
sắt cho ngư dân. Bước đầu
của chính sách hỗ trợ này là
vừa rồi chiếc tàu cá bằng sắt
đầu tiên đã được bàn giao.
“Mục tiêu của Chính phủ
là muốn tất cả tàu đánh bắt
xa bờ của ngư dân mình
phải là tàu sắt để vừa khai
thác hết tiềm năng thủy, hải
sản của chúng ta vừa đảm
bảo vấn đề về chủ quyền.
10 năm trước việc đánh bắt
trên ngư trường Trường Sa
thì tàu cá Trung Quốc chiếm
tới tám phần còn Việt Nam
chỉ có hai phần nhưng bây
giờ 10 phần thì chúng ta
chiếm tới 8-9 phần” - Thủ
tướng cho hay.
Làm việc với Tổng Công
ty Đóng tàu Sông Thu, Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng đã
liên tục nhắc nhở lãnh đạo,
cán bộ, chiến sĩ của đơn vị
này phải tăng cường năng
lực đóng tàu quân sự và dân
sự để đảm bảo yêu cầu phát
triển kinh tế biển và bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ.
Sápnhậpngânhàngkhôngphải là“gánhnợ”chonhau
Sápnhậpngânhàngđể tăngnăng lựccạnhtranh, làngânhàngtốthỗtrợchongânhàngyếuhơnđểvượtquakhókhăn.
Đó là khẳng định của TS Vũ Viết Ngoạn,
Chủ tịch Ủy ban
Giám sát tài chính Quốc gia,
khi trao đổi với
Pháp Luật
TP.HCM
ngày 14-4
.
. Thưa ông, nhiều ngân hàng nhỏ đã và đang sáp nhập
vào ngân hàng lớn và sau đó là mất luôn tên. Như vậy có
thiệt thòi cho các ngân hàng nhỏ không?
+ Cái này phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Các ngân
hàng nhỏ đó phải hiểu nhu cầu của họ khi sáp nhập là gì.
Và phải xem vấn đề sáp nhập này có là “cưỡng bức” hay
không, còn nếu tự nguyện thì là bình thường. Ngân hàng
nhỏ sáp nhập vào ngân hàng lớn để giải quyết khó khăn thì
đó là điều tốt, nên khuyến khích. Điều quan trọng khi sáp
nhập là đảm bảo tính minh bạch, làm theo giá thị trường.
Chẳng hạn ngân hàng nào yếu hơn, rủi ro nhiều thì giá cổ
phiếu phải thấp hơn và ngược lại. Cổ đông của cả hai bên
đều không có thiệt thòi gì nếu đúng giá đó là giá thị trường.
. Vậy theo ông, công cuộc sáp nhập thành công sẽ giải
quyết được vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng không?
+ Về mặt cơ học thì sáp nhập ngân hàng không liên quan
gì đến sở hữu chéo. Theo tôi cái quan trọng của sáp nhập là
thuần khiết nhu cầu lành mạnh hóa và phát triển ngân hàng.
Mỗi ngân hàng dù yếu hay mạnh đều có lợi thế riêng và bổ
trợ cho nhau sau sáp nhập.
. Hiện nay nợ xấu của các ngân hàng nhỏ khá cao, khi
sáp nhập vào ngân hàng lớn thì số nợ xấu này sẽ được xử
lý chung. Vậy ngân hàng lớn có được nhận cơ chế ưu tiên
gì từ phía cơ quan quản lý để họ tích cực xử lý?
+ Khi sáp nhập với nhau xong thì việc định giá giá trị của
ngân hàng cần sáp nhập đã được thực hiên xong. Hai bên đã
tính toán và thỏa thuận được với nhau về giá cổ phiếu của ngân
hàng nhỏ khi sáp nhập. Việc định giá tài sản, vốn, khoản nợ
và rủi ro của ngân hàng nhỏ đó được ở mức nào đã được tính
toán hết. Như vậy, chất lượng hoạt động của ngân hàng được
thể hiện qua giá cổ phiếu. Ở đây không có việc ngân hàng
này gánh cho ngân hàng kia, mà ngân hàng nhỏ khó khăn đã
có ngân hàng lớn hơn hỗ trợ để nâng cao năng lực tài chính.
Như việc Ngân hàng SHB nhận sáp nhậpNgân hàngThương
mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HBB). Do SHB phải gánh cục nợ
từ Vinashin nên Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính xem
xét tạo điều kiện hình thành thị trường mua bán nợ để xử lý
những khoản nợ xấu nằm trong ngân hàng, được miễn thuế,
giảm thuế trong việc xử lý tài sản thế chấp.
. Theo kế hoạch tái cấu trúc thì đến năm 2017 sẽ chỉ còn
15 ngân hàng trên thị trường. Nghĩa là sẽ có đến hơn một
nửa số ngân hàng hiện nay sẽ bị xóa tên. Điều này có dẫn
đến tình trạng dư lao động trong ngành tài chính?
+ Kinh tế thị trường thì phải tôn trọng quy luật của nó.
Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên trong khó khăn
phải quản lý sao cho giảm thiểu các chi phí để gia tăng lợi
nhuận. Nếu ngân hàng giảm nhân lực và tiết kiệm được chi
phí hoạt động thì cũng là bắt buộc phải làm. Chính phủ sẽ tạo
điều kiện ổn định vĩ mô để kinh tế phát triển tạo nhiều công
ăn việc làm để cho những người không có cơ hội ở lĩnh vực
này sẽ tìm được việc ở những lĩnh vực khác. Chứ không nên
nói là doanh nghiệp phải tự giải quyết vấn đề lao động dôi ra
cho xã hội, nếu thế thì họ lại làm chính sách xã hội mất rồi.
. Xin cảm ơn ông.
YÊN TRANG
thực hiện
1,2,3,4 6,7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook