185 - page 14

14
THỨNĂM
16-7-2015
MINHQUÊ
R
ừng mưa Kẻ Bàng (Quảng Bình) khác với các
vườn thượng uyển của cung vua ngày xưa được
bàn tay con người nhào nặn. Nó do tự nhiên dày
công hình thành từ xa xưa. Các loài thú quý hiếm, các
sảnvật củabamiền cùng chung sốngvới những loài chim
có tiếng hót kỳ lạ.
Cây trái và thuốc thang...
ÔngNguyễnTấnHiệp, nguyênGiám đốcVườn quốc
gia Phong Nha - Kẻ Bàng, từng kể với chúng tôi trong
nhiều thung lũng ở đây có cả vú sữa, chôm chôm, măng
cụt, sầu riêng... hoang dại. Thậm chí ngườiARem sống
sâu trong vùng lõi cũng xác nhận không chỉ có các loại
hoa quả như thếmà bưởi, cam, chanh, sả, thậm chí vải,
nhãn... ngoài tự nhiên vẫn đơm hoa kết trái mỗi khi vào
mùa và họ tha hồ thưởng thức.
ÔngĐinh Rầu ở xã Tân Trạch cho biết: “Vú sữa hoang
ngoài rừngnhiều lắm, đếnmùanó choquảkhông tonhưng
rất nhiều. Dân bảnmình gọi là quả nàng nay nang. Phụ nữ
thích vì ăn vào có nhiều sữa nuôi con, đàn ông thích vì ăn
vô nómát”. Cây rừng ăn được ở đây
có 156 loài, trong đó nhóm cho tinh
bột và quả gồm 91 loài, nhóm làm
rau có 65 loài. Bên trong còn có cả
trám, sấu, sim, chay cóc, xoài, xoay,
bứa, dâu da...
Người Rục vàARem,MaCoong
ở trong khu vực Phong Nha - Kẻ
Bàng đã tận dụng các loài cây trên núi đá vôi để làm
thuốc. Nhiều loại được ôngĐinh Rầu sử dụng cho thuật
thổi thắt để chữa bệnhmà chúng tôi được kể là người xa
lắc như ởHà Nội vào đau xương, chữa nhiều nơi không
lành, vào đây ông dùng thuốc rừng chữa lành. Hồ sơ của
UNESCO cho thấy có 186 loài cây làm thuốc. Có những
loài rất quýnhưhồi núi (
Illicumparviflorum
), vàngđắng
(
Coscinium fenestratum
), lá khôi (
Ardisia sylvestris
),
ba
kích (
Morindaofficinalis
),
thổphục linh (
Smilaxgrabla
).
Những tộc người trong vùng cũng sử dụng 42 loài thực
vật ởKẻ Bàng để đan lát, dệt sợi. Đáng chú ý nhất là các
loài thuộc phân họ tre nứa
(Bambusoideae)
. Một số loài
thuộc nhóm songmây (
Calamus
). Ngoài ra còn cómột số
cây thuộchọcaudừa (Arecaceae) cungcấpnguyên liệucho
nghề làm nón và lợp nhà như lá nón (
Livistona chinensis
),
móc (
Caryotaurens
)...Các loàicây thuộchọđay
(Tiliaceae)
,
họ trôm
(Sterculiaceae)
cũng cho sợi tốt.
Người anh emARem, Rục,MaCoong cũng sử dụng 54
loài cây khác để làm thuốc nhuộmmột cách thôngminh.
ÔngĐinhRầu chobiết: “NgườiARemhayMaCoonghay
anh emRục cần thuốc, cần hoa quả, cần nhuộm, cần đan
lát đều có trong rừng. Đây là khu vườn rộng lớn và mọi
thứ đều tự nhiên nên nó cứ sinh sôimãi”. Kỳ hoa dị thảoở
PhongNha -KẻBàngkhôngchỉ cóhoaquảhaycâyđể thuốc
thang, những loài thângỗ còn to lớnđến cả chục người ôm
và caođếnvài chụcmét. Chúng tôi đượcngườiARemdẫn
đi xemmột số thung lũngMâyTrắng,RụcCàRoòng...mới
biết các loài sáchđỏnhưmun, táu, lim... xanh tươi vàngạo
nghễ như thế nào. Có những khu rừng họ giấu bặt ít người
ngoài biết được, họa hoằn lắm là nhữngnhà nghiên cứu. Ở
đó chúng tôi không được chụp ảnh vì họmuốn tránh cho
chúngkhỏi bị ăn cắp.
Khôngnơi nào sánhbằng
Nếucácvườn thượnguyểnxưaphảigầydựngcác loài thú
để vua chúa thưởngngoạn thì vườn treoởPhongNha -Kẻ
Bànghoàn toàndo tựnhiên sắpđặt. Khu rừng sản sinh các
loài thú từ bé nhỏ nhất đến to lớn như voi, hổ, bò tót, gấu,
sơn dương, rái cámóng nhỏ, các loài chim từ thiên đường
đến những loài gà lôi quý hiếm, hay hệ sinh thái độc nhất
vônhị đến các loài bướm cómột không hai...
Sự phong phú về các loài thú của PhongNha - KẻBàng
là hàng đầu và đáng ngạc nhiên so với các vườn quốc gia
khác. PGS-TSPhạmNhật từĐHLâmnghiệpViệtNamđã
thống kê thú lớn ở PhongNha - Kẻ Bàng có 140 loài, Ba
Vì chỉ có45 loài, Cát Bà 32 loài, BếnEn66 loài, BạchMã
83 loài. Thế cũng đủ hiểu sự ngoại hạng của vườn thượng
uyển tựnhiên này.
Theo chân những người bản địa đi dưới vòm rừng Kẻ
Bàngmới thấymột phần sự sinh động ở đây. Những loài
linh trưởngnhưvoọcHàTĩnhxuất hiệnnhiềuvàdàyđặc.
Chúng kiếm ăn hòa thuận với vượn đen má trắng Siki
trên các tầng cao của loài sung rừng có tán cây khổng lồ
và cao chót vót cả trămmét. Những tàn cây thấp hơn là
lãnh thổ kiểm soát của loài khỉ cộc và khỉ mặt đỏ. Đám
linh trưởng cu li lớn, cu li nhỏ cần mẫn kiếm lá những
nơi hẻo lánh. Trong khi đó, chim thiên đường quý hiếm
hoặc gà lôi lammào trắng, gà lôi hồng tía ngày càngxuất
hiệnnhiều trongbẫy ảnh của cácnhàkhoahọc.Khướuđá
mun và công cũng khoe tiếng hót lanh lảnh cùng bộ lông
sặc sỡmỗi sáng trong các rừng tre trúc... Đấy làmột khu
vườn không nơi nàoởViệt Nam có thể sánh bằng. Nhiều
loài quý hiếm không tìm thấy bất cứ nơi nào khác trên
hành tinh ngoài nơi này.
Thách thức lớn nhất hiện nay là làm sao để bảo tồn và
giữgìndi sảnnàymột cáchbềnvững.ÔngLêThanhTịnh,
Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, khẳng
định: “Cầnđẩymạnh tuyên truyền, vậnđộngdân cư trong
vùngnâng caonhận thức bảovệ rừng. Phối hợpvới các tổ
chứcquốc tế trong lĩnhvựcbảo tồn thiênnhiênnhưWWF,
FFI, IUCN, GIZ... đểmở các đợt tuyên truyền và nghiên
cứukhoa học sâu rộng. Tổ chức các lớp tậphuấn chogiáo
viên, học sinhvùngđệmnội dungbảovệ rừngđể đưa vấn
đề này vào học đường. Ngoài ra, công tác thực thi pháp
luật bảo vệ rừng, bảo vệ các loài hoang dã theo luật định
cần tăng cường hơn nữa ở các chốt, trạm kiểm lâm... để
bảo vệ tốt rừng di sản”.
Khi chúng tađónnhận tinvuivớiPhong
Nha - Kẻ Bàng thì tài liệu khoa học từ
TổchứcGIZcôngbố: “Ngoài khoảng46
loài dơi sống trong hang động, các nhà
thámhiểmphát hiệnmột số lượng lớncác
loài nhiều chânnhưnhện, bọ cạp, dế, rệp
cây, ốc sên, cua, cá, bò sát và lưỡng cư
sinh sống trong các hang động ở Phong
Nha - Kẻ Bàng. Phần lớn những loài này vẫn đang được
phân tíchvà chưa có tênkhoahọc chính thức”.Đó làđiều
hấp dẫn cực lớn của vườn thượng uyển này.
s
Đólàmộtthếgiớithầntiênchỉmớibiếtđếnđầuthếkỷ21,
làmộtkhuvườnkhôngnơinàoởViệtNamcóthể
sánhbằng.
Phong su-Chuyen de
Vườn
thượng
uyểntrứ
danh-
Bài2
Ảnh1:
Hồ treo trênnúi
đávôi.Ảnh:MQ
Ảnh2:
Ngườibảnđịanhư
ARem,MaCoongvào
vườnPhongNha -
KẻBàngđược“chucấp”
các loạinướcuống từ
cây rừng.Ảnh:MQ
Ảnh3
:Voọcquý trong
rừngmưanhiệtđới.
Ảnh tư liệu
Sựphongphúvềcác loàithúcủa
PhongNha-KẻBàng làhàngđầu
vàđángngạcnhiênsovớicácvườn
quốcgiakhác.
1
2
3
Bêntrongvườn
thượnguyển
khổng lô
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook