234 - page 14

14
THỨNĂM
3-9-2015
TRUNGNHÂN
C
hínhphủĐứcđãđồngýmởcửa“vôđiềukiện”cho
dòngngười tị nạnđến từSyria. Thế nhưngđốimặt
với dòngngười tị nạnđổvề hướngnướcĐức ngày
một đông, chính quyền Hungary và Áo lại lên tiếng chỉ
trích quyết sách củaĐức làm gia tăng tình trạng hỗn loạn
tại các nhà ga xe lửa, đường sá và các tuyến biên giới của
hai quốcgianày.Một giải phápchungcủaLiênminhchâu
Âu (EU) để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn
nhất khu vực từ sauThế chiến thứ hai đang bị cản trở bởi
sựmâu thuẫn quá lớn trong lòng châuÂu.
Hỗn loạn
Sự kiện thi thể 71 người tị nạn được tìm thấy trongmột
xe tải bỏ trống trên đường cao tốc đi từ thủ đô Budapest
(Hungary) đếnVienna (Áo) đã làm chấn động châuÂu về
tình hình buôn người không thể kiểm soát được ở châu lục
này. Nhưngbên cạnhđó, làn sóng chỉ trích cũngnhắmvào
nhữngđộng thái thiếu tính thiết thực của cácquốcgia châu
Âu trongviệc giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn.
Chính phủ Hungary ngày 31-8 bất ngờ tuyên bố không
cho người tị nạn bước vào cửa chính của thủ đôBudapest.
Tất cảchuyến tàuđi vềTâyÂuđềubị chínhquyềnHungary
chodừnghoạt động.Cảnh sát với áogiápvàgậychốngbạo
độngbaovâynhà gaKeleti tại Budapest, “cànquét” người
tị nạn và người nhập cư ra khỏi nhà ga. Theo
Washington
Post
, những người tị nạn này đã cắm trại bên ngoài nhà ga
lớn tạiHungary hàng tuần trước đó.
Đến đêm 31-8, có gần 300 người tị nạn vẫn bị cảnh sát
cách lykhỏi nhàga, hô cáckhẩuhiệuđòi được chophépdi
chuyểnđếnĐứcbất chấphàng rào cảnh sát khiến tìnhhình
trởnêncăng thẳng.Cuối cùng, chínhquyền thànhphốcũng
phát thôngbáochophépnhữngngười tị nạnnàođủ“giấy tờ
hợppháp” sẽ được giải quyết đi đếnTâyÂu.
Theo tờ
WashingtonPost
, trongnămnayHungarydựkiến
sẽ phải tiếp nhận đến 150.000 đơn xin tị nạn. Chính phủ
nước này đã lên kế hoạch xây dựngmột hệ thống hàng rào
dây kẽm gai dài gần 175 km và có chiều cao đến 4m trải
dài khắpbiêngiới phía namđể ngăn cảndòngngười tị nạn
chủyếuđổvề từSyria vàHyLạp.
Trongkhi đó, saubánđảoÝvàHyLạp, giờđâyđến lượt
nước Áo sắp trở thànhmột điểm nóngmới nhất của cuộc
khủng hoảng người tị nạn tại châuÂu. Hiện đã có khoảng
80.000người gửi đơnxin tị nạn tại quốcgianày.Trung tâm
người tịnạnTraiskirchenở thủđôViennađã trở thành“chốt
dừng” đầu tiên của dòng thác người tị nạn từTrungĐông
đổđếncácquốcgiaTâyÂu.Theo tờ
TheGuardian
, hiệncó
khoảng4.800người tị nạnđượcchoở tạm trongmột doanh
trại cũ xây từ những năm 1960, vốn chỉ được thiết kế cho
1.000người ở.
Đại diệnTổ chứcTị nạnQuốc tế, ôngHeinzPatzelt,mới
đây đãmô tả tình trạng tại trung tâm người tị nạn tại Áo là
“vônhânđạo”và “đángxấuhổ”.Chưabaogiờ tại châuÂu
kể từ sau chiến tranh lạnh, các quốc gia lại trở nên “khép
kín” như hiện nay.
Đùnđẩy tráchnhiệm
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban NhaMariano Rajoy
đã lên tiếng từ chối đềxuất từbàMerkel vềviệcxâydựng
một hệ thống hạn mức người tị nạn trên toàn EU. Ông
khẳngđịnh: “Cónhữngnướckhôngmuốncóngười tị nạn.
Bạnkhông thể buộc bất kỳnước nàophải tiếpnhậnngười
tị nạn vào lãnh thổ nước họ”. Thời gian qua, hai quốc gia
“tuyến đầu” đón nhận dòng thác người tị nạn là Hungary
và Cộng hòa Czech đã có kế hoạch triển khai lực lượng
vũ trangđếnbiêngiới đểngăn cảnngười tị nạn từSyriadi
chuyển vào nước này.
HiệnnayEUvẫn chưa cómột cơ chế chung ápdụng cho
tất cả quốc gia thành viên về vấn đề người tị nạn. Theo tờ
TheGuardian
, quyềnquản lýngười tị nạnvàngười nhậpcư
vẫn phần lớn được nắm bởi các chính phủ quốc gia thành
viên vàmỗi nước lại cómột chính sách khác nhau. Chính
điều này tạo nên cớ để những quốc gia Đông Âu, vốn có
năng lựckinh tếvàkhảnănghỗ trợphúc lợixãhội thấphơn,
thoái thác tráchnhiệm.
Tuy nhiên, những quốc gia thành viênĐôngÂu cũng có
lý lẽ riêngcủamình.Ông JánosLázár, trợ lýcủaThủ tướng
Hungary Viktor Orbán, lên tiếng đổ lỗi cho EU: “Chính
những chính sách trong vòng 10 năm qua đã tạo nên tình
cảnh hiện nay. Bất kỳ ai cũng có thể được cho phép bước
chânvào lãnh thổEU…Chúng takhông thể tựbảovệđược
biên giới của chínhmình”.
Tổng thốngCộnghòaCzech, ôngMilošZeman, cũngđưa
ra các chỉ trích tương tự.Trongkhi đó,Thủ tướngSlovakia
RobertFicocũngđồngquanđiểmvới chínhquyềnNga, cho
rằng chínhviệc các nướcTâyÂu can thiệpvàonội chiếnở
Syria và Lybia đã tạo nên cuộc khủng hoảng tị nạnmà giờ
đâyĐôngÂu đangphải cùng gánh chịu.
Các chínhphủTrungvàĐôngÂuđang cố tìm cáchgiảm
tối đa số người tị nạnmà họ phải gánh vác. Theo tờ
The
Guardian
, trong ngày 4-9, lãnh đạo các nướcHungary, Ba
Lan,SlovakiavàCộnghòaCzechsẽnhómhọpđểhình thành
một liênminh chống lại sức ép từĐức vàBrussels vềmột
hệ thốnghạnmức người nhập cưbắt buộc.
ChâuÂu:Đất hứahaypháođài?
Giữa bối cảnh EU vẫn chưa thể đưa ra một giải pháp
chung cho cuộc khủng hoảng, nước Đức đang là quốc gia
đầu tiên trongLiênminhchâuÂunới lỏngquyđịnhvềquy
chế tị nạn cho những người Syriamuốn nhập cư vào châu
Âu.SaukhiThủ tướngĐứcAngelaMerkelđồngýchophép
nhiềungười tị nạnnhập cưvàoĐứchơn, các chuyến tàu từ
Áo vàHungary lần lượt khởi hành đưa những người tị nạn
vàoMunich. Khoảng 400 người, bao gồm phụ nữ, trẻ em
và đànôngSyria đã được chính quyềnÁo vàHungary cho
phép lên tàuđếnĐứcmặcdùhọkhônghề cóbất kỳgiấy tờ
tùy thân hayđơn chophép nhập cưnào cả.
Theo tờ
TheGuardian
, bất chấpnhữngchỉ trích từnhững
người đồng cấp tại Đông Âu, nữ Thủ tướng ĐứcAngela
Merkel vẫn tiếp tụcđẩymạnhchiếndịch thuyết phụcnhững
thànhviêncòn lại trongEU“chia sẻgánhnặng”cùngnước
Đức và tham gia vàomột hệ thống phân bổ dòng người tị
nạn “côngbằng hơn” trên toànbộ lãnh thổEU.
Tổng thốngĐức JoachimGauck cũngđề nghị chínhphủ
Ba Lan sớm ủng hộ các thỏa thuận có tính ràng buộc về
việc tiếp nhận người tị nạn tại châuÂu. “Chúng tôi muốn
thấy châuÂu thốngnhất về chính sáchnhữngngười tị nạn.
ChínhphủĐứcđangnỗ lựcđể tìm ramộtgiảiphápchocuộc
khủnghoảng người tị nạn tại châuÂu”.
“Chúng tôi không nghĩ rằng đây làmột vấn đề của riêng
từngquốcgiamà làvấnđề chung của cả châuÂu.Tôi nghĩ
các thànhviêncầnphải đónggópgiải quyết vấnđềnày.Do
đó chúng tôi kêu gọi một thỏa thuận có tính ràng buộc về
việc tiếpnhậnngười tị nạn tại châuÂu”.
Ước đoán trong năm 2015, nước Đức sẽ tiếp nhận gần
800.000 đơn xin tị nạn, nhiều hơn tất cả quốc gia châuÂu
kháccộng lại.Trước thực tếnày, bàMerkel đang tạo sứcép
yêu cầuEUphải nhanh chóngđưa ra các chính sách chung
về tị nạn trên toànchâuÂunhằmxâydựngmột cơchếphân
chia tị nạn công bằng hơn. Hãng tinAl-Jazeera dẫn lại lời
cảnhbáo của bàMerkel: “Nếunhư châuÂukhông thể giải
quyết được vấn đề người tị nạn, đây sẽ chẳng còn là một
châuÂumà chúng ta hằngmongước”.
Bình luận trên trang tinDW (Đức), ZoranArbutina cho
rằngviệc các chínhquyềnĐôngÂuxâydựng cáchàng rào
kẽmgai, thiết chặtquânđội tạibiêngiớivà racácchínhsách
kỳ thị người tị nạn là khôngkhác gì “các pháođài châuÂu
thời Trung cổ” và làm phá vỡ hình ảnh “miền đất hứa”mà
các quốc gia cố gắngxây dựng bấy lâunay.
Bằngviệc tạonêncáchàng ràokẽmgai tạibiêngiới, châu
Âuđang“tựphảnbộicácchuẩnmựccủamìnhvà tự tướcđoạt
đi tương lai củachínhmình”.Ôngcho rằngsự thayđổi trong
xãhội tạonên từdòngngười nhập cư cũng có thể trở thành
một cơ hội để châuÂu tiếp tục đổimới trong tương lai.
s
Vìngườitịnạn,
châuÂuchiarẽ
Đông-Tây
Mộtgiảiphápchungchokhủnghoảngngườitịnạnđang
vấpphảisựmâuthuẫnlớntronglòngchâuÂu.
Phong su-Chuyen de
Người tịnạnbênngoài
nhàgaBudapestbiểu tình
bằngcáchgiơcaocácđứa
trẻnhằmđòiquyềnđược
đốixửnhânđạo.
Ảnh:REUTERS
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook