14
THỨNĂM
12-11-2015
Phong su-Chuyen de
ĐỖTHIỆN
thựchiện
K
hông chỉ tại Mỹ, tại Anh
mà mới đây (7-11) tại
Singapore,Chủ tịchTrung
Quốc (TQ) Tập Cận Bình nhắc
lại tuyên bố rằng những hòn đảo
trên biểnĐông là thuộc lãnh thổ
TQ kể từ thời xa xưa (?). Trong
khi chỉ trước đó một ngày, sau
chuyến thămchính thứcViệtNam
(VN) của ôngTậpCậnBình, hai
nước nhất trí cùng thực hiệnđầy
đủ, hiệuquảTuyênbốvềứngxử của các bênởbiểnĐông
(DOC), thúc đẩy sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển
Đông (COC), không cóhànhđộng làmphức tạp,mở rộng
tranh chấp ở biểnĐông.
Trả lời
Pháp Luật TP.HCM
, TS Lê Hồng Hiệp, nghiên
cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông NamÁ (ISEAS) tại
Singapore, nhận định phát biểu của ôngTập tại Singapore
là bằng chứng cho thấy chừng nào tranh chấp biển Đông
chưađượcgiải quyết,TQvẫnkhócó thểhữunghịmột cách
chân thành vớiVN.
TQ làmVNmất lòng tinnghiêm trọng
. Phóng viên:
Việc
ông Tập Cận Bình tiếp tục nhắc lại
tuyên bố vô lý rằng TQ có chủ quyền với các đảo ở biển
Đông từ thời xa xưa ngay sau chuyến thăm chính thức VN
nói lên điềugì vềmối quanhệViệt-Trung?
+
TS
LêHồngHiệp
: Việc TQ ngày càng trở nên xác
quyết và có các hành động mang tính đe dọa ở biển
Đông khiến lòng tin của nhân dânVN vàoTQ giảm sút
nghiêm trọng, buộcVN phải tăng cường đa phương hóa
quan hệ để đối trọng lại sức ép từ Bắc Kinh trên biển
Đông. Điều này gây bất lợi ít nhiều cho TQ. Vì vậy
cũng không có gì khó hiểu khi trong chuyến thămVN,
ông Tập thể hiện một thái độ tương đối mềm mỏng,
mang tính xoa dịu.
Đặc biệt, qua chuyến thămVNvừaqua, TQđã thể hiện
mongmuốn sử dụng các biện pháp kinh tế để xoa dịu, rõ
nhất là hứa hẹn khoản viện trợ không hoàn lại 1 tỉ nhân
dân tệ (tươngđương157,6 triệuUSD). Tuynhiên, đó chỉ
là biểu hiện bề ngoài và nhất thời bởi chừng nào tranh
chấp biểnĐông chưa được giải quyết thì TQ vẫn khó có
thể hữu nghị một cách chân thành với VN. Phát biểu của
ông Tập Cận Bình tại Singapore ngay sau chuyến thăm
VN làmột bằng chứng cho điều đó.
Trong thời gian tới, trước mắt TQ sẽ tìm cách xoa dịu
VNnhưng sau lưngvẫn sẽ tiếp tụccáchànhđộng lấnbiển,
lấn đảo ở biểnĐông. Vì vậy, VN không nên nghe những
gì TQ nói mà cần phải nhìn vào những gì TQ làm, nhất là
trên biểnĐông, để có những đối sách phù hợp.
Rănđehàngxóm, củng cố lòngdân
. Hơn ai hết, TQ hiểu rằng những gì họ đang làm
tại biển Đông trái với các quy định của UNCLOS, vi
phạm các cam kết DOC. Đây là lý do khiến Bắc Kinh
cố chấp dùng“cơ bắp” và phát ngôn vô lý về chủ quyền
ở biển Đông?
+ Biển Đông là không gian hải dương duy nhất
để TQ có thể vươn ra mà không gặp phải những thế
lực đáng kể cản đường như Nhật Bản ở biển Hoa
Đông. Dựa vào sức mạnh của mình, TQ không ngần
ngại áp đặt các quan điểm và lợi ích lên các nước
khác trong khu vực. Các tuyên bố gần đây của TQ
thể hiện xu hướng đó, thường đi kèm các hành động
khiêu khích, mang tính đe dọa, bành trướng bất chấp
các chỉ trích, lên án mạnh mẽ của các nước, yêu cầu
TQ giải thích.
Ngoài ra, có hai vấn đề khác cũng khiến TQ “mạnh
miệng” và “mạnh tay” hơn. Đầu tiên là vụ kiện của
Philippines đối với TQ ở Tòa Trọng tài Thường trực
(PCA) đã đi đến hồi gay cấn khi PCAgần đây đã tuyên
bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện. Thứ hai, tình cảm dân
tộc chủ nghĩa ởTQ ngàymột gia tăng, nhất là kể từ khi
ông Tập lên cầm quyền. Những điều này khiến TQ cần
có những tuyên bố cứng rắn để vừa thể hiện “uy thế
đạo đức” của mình trong vụ kiện với Philippines, vừa
đáp ứng kỳ vọng của những phần tử dân tộc chủ nghĩa
ở trong nước.
Lợi bất cậphại với BắcKinh
. Việc tránh né luật pháp quốc tế, chèn ép các nước láng
giềng, lôi kéo và“mua chuộc”màTQ thực hiện trong thời
gian qua sẽ gây tác hại ra sao cho chínhBắcKinh?
+Với sứcmạnh đang lên củamình, sẽ khó có ai cản
bước được TQ trên thực địa. Ví dụ, TQ sẽ hoàn thiện
và có thể sớm quân sự hóa các đảo nhân tạo ởTrường
Sa mà không ai có thể ngăn cản được, ít nhất là trên
thực tế và theo nghĩa đen. Tuy nhiên, cần thấy rằng
nếu sức mạnh được sử dụng để phục vụ các mục đích
“phi nghĩa”, đi ngược lại lợi ích hòa bình và ổn định
của khu vực thì sẽ khó có thể bền vững và được chấp
nhận. Vì vậy tôi không nghĩ bên ngoài thực địa TQ sẽ
duy trì được ưu thế lâu dài. Ngay như việc hội nghị
ADMM+ tại Malaysia vừa qua không thông qua được
tuyên bố chung cho thấy TQ đã thành công trong việc
lôi kéomột số nước nhưng nó cũng cho thấy TQ đang
phải đối mặt với sức ép ngày càng lớn và quyết liệt
từ các nước khác. Hay như việc Mỹ đã cử tàu chiến
đi vào vùng biển 12 hải lý xung quanh các đảo nhân
tạo mà TQ xây để khẳng định quyền tự do hàng hải
và có hàm ý thách thức các tuyên bố chủ quyền quá
trớn của Bắc Kinh ở đây. Các nước khác, đặc biệt là
Nhật Bản, cũng có thể áp dụng các hành động tương
tự trong tương lai.
Quan trọng hơn, các hành động của Bắc Kinh đang
khiến cảm nhận của khu vực về “mối đe dọa TQ” ngày
càng trở nên sâu sắc. Nhiều nước về tổng thể đang điều
chỉnh lại tư thế chiến lược của mình. Tất cả những điều
này khiến cho uy tín, tư thế đạo đức và sức mạnh mềm
của TQ sẽ suy giảm, về lâu dài sẽ là những vật cản lớn
đối với TQ trên con đường vươn lên làm siêu cường và
lãnh đạo khu vực.
.
VN cần có những đối sách thông minh nào trước một
BắcKinh khó“mặc cả” tại biểnĐông?
+NếuTQcoi biểnĐông là lợi íchcốt lõi củahọ thì có thể
nói đối với VN, biểnĐông là “cốt lõi của lợi ích cốt lõi”.
Chúng ta không thể để bất kỳ ai một mình khống chế biển
Đông, xâm phạm các lợi ích chủ quyền lãnh thổ hợp pháp
mà ông cha ta để lại. Vì vậy, dù khôngmuốn làm quan hệ
song phương căng thẳng nhưngVN vẫn phải cương quyết
trướccáchànhđộnggâyhấnhaycácmối đedọa từTQ trên
biểnĐông.
Quan trọng nhất làVN phải nâng cao được sứcmạnh
nội tại, mặt khác cần tranh thủ sự ủng hộ và hợp tác với
các cường quốc khác cũng như các thể chế và luật pháp
quốc tế để nâng cao vị thế đàm phán củamình trongứng
xửvớiTQ.Việc thiết lập các “liênminhmềm” thôngqua
tăng cường hợp tác quân sự và an ninh với các cường
quốc khác nhưng không nhất thiết phải hình thành các
liên minh quân sự dựa trên các hiệp ước chính thức là
một hướng đi mà VN không thể bỏ qua.
▲
“MốiđedọaTrung
Quốc”đanglanrộng
CáctuyênbốvàhànhđộngbấtnhấtcủaBắcKinhngàycàngkhiến
thếgiớilongạivềsự“pháttriểngâyhại”củanướcnày.
Cáchànhđộng
củaBắcKinh
đangkhiến
cảmnhậncủa
khuvựcvề
“mốiđedọa
TQ”ngày
càng trởnên
sâusắc.Ảnh:
JASONQUAH/
TODAY
Vừacươngquyết,
vừamềmdẻo,kiênnhẫn
Do vị trí địa lý, không thể chọnđược lánggiềngnên
hàngngànnămqua ông cha ta đã không có lựa chọn
nàokhácngoài việcphải học cách chung sốngvới láng
giềngphươngBắc.Ngoài ra,dochênh lệchsứcmạnh,VN
khôngthểđủsứcđểduytrìmộtmốiquanhệcăngthẳng
vớiTQ trong thờigiandài.Chínhvì vậy, từ lâuôngcha ta
đãmộtmặtcươngquyếtvàmạnhmẽchống lại cácýđồ
xâm lược từ các triềuđại phươngBắc nhưngmặt khác
cũngđềcaochínhsách“ngoạigiaohòabình”đểgiữmối
quanhệhòahiếuvớiTQ.
Hiệnnay, khungquanhệ songphương truyền thống
đó vẫn khôngđổi, thểhiệnqua việcVN vừa kiênquyết
bảovệ lợi íchhợppháp củamình trênbiểnĐông trước
cáchànhđộnggâyhấncủaTQ vừakiênnhẫnvàhòahiếu
trongquanhệngoại giao với TQ,mà việc tiếpđónông
Tậpvừaqua làmột ví dụ. Điềukiệnđặcbiệt vềđịa lývà
sựbất đối xứng sứcmạnh trongquanhệ songphương
đã ítnhiềuhạnchế lựachọncủaVN trongứngxửvớiTQ.
Đó làmột thử thách lâuđờimàVN luônphải đốimặt và
tìmcáchvượtqua.