105-2016 - page 10

CHỦNHẬT 24-4-2016
10
SỨCKHỎE
Vớimột“rừng”dượcphẩmnhưhiệnnay,
sẽ thậtkhókhănchongười sửdụngnắm
đượccác tácdụngphụcủa thuốc, trongđó
có tácdụngphụgâyhôimiệng.
Thuốcnàogây
hôimiệng?
Thông thường, khi sử dụng dược phẩm và phát hiện rằng hơi thở của
mình cómùi lạ thì người sử dụng lại nghĩ rằng họ đã có vấn đề gì đó
ở trongmũi,miệng, cuống họng, răng... chứ không biết rằng hơi thở
“lạ” là do chính dược phẩmmà họ đang sử dụng gây ra.
DSNGUYỄNBÁHUYCƯỜNG,
Australia
T
huốc nào cũng có hai
mặt tácdụng.Mộtmặt
có tác dụng trị liệu thì
mặt kia lại có những
tác dụng phụ. Trong
những tác dụng phụ thì có một
“món” rấtdễ“mích lòng”vìkhông
nhữnggâykhó chịu chomìnhmà
còngâykhóchịuchongười.Đó là
tác dụng phụ gây ra hơi thở... dễ
xa nhau khi sử dụng một số loại
dược phẩm.
Những “thủphạm”
gâyhôimiệng
Nguyênnhângâyhôimiệngphổ
biến nhất khi sử dụng dược phẩm
chính là do dược phẩm làm khô
miệng (xerostomia). Có rất nhiều
dược phẩm có tác dụng phụ làm
giảm sự tiết nước bọt gây ra khô
miệng. Do nước bọt có tính acid
nhẹ nên có thể giảm đi số lượng
các loại vi khuẩn gây hôi miệng.
Khi thiếunướcbọtcũngnhư“vắng
chủnhàgàvọcniêu tôm”,vikhuẩn
gây hôi miệng thừa nước đục thả
câu, quậy tới bến. Nước miếng
cũng có tác dụng ôxy hóamiệng,
làm cho hơi thở được trong lành
một cách tự nhiên. Những người
thường xuyên hút thuốc lá cũng
bị chứng khômiệng.
Những dược phẩm thường gây
khômiệngnhất làcác thuốckháng
histamine, vì loại dược phẩm này
sẽ “cấm vận”một số receptor tới
não. Một số chế phẩm không cần
toa bác sĩ có chứa cồn và hàm
lượng cao đường sẽ tạo điều kiện
chovi khuẩn sinh sôi nảynở.Chất
cồn làm khô miệng, chất đường
làm thức ăn nuôi vi khuẩn và làm
hơi thởcàngcómùi khóchịuhơn.
Thật làkhôngmay, trongkhiuống
rượu nhiều gây khômiệng và hôi
miệng thì các loại thuốc trị nghiện
rượucũngsẽgâyhôimiệng, chẳng
hạnmột loại thuốc chống co giật
là paraldehyde được dùng để trị
nghiệnrượusẽgâyhôimiệng,hoặc
là disulfiram cũng gây hơi thở có
mùi khó chịu vì trong dược phẩm
này chứa nhiều sulfur.
Một vài loại thuốc không cần
toa bác sĩ khác dùng trong việc
trị chứng tràongược acid có chứa
dimethyl sulfatedocóchứa sulfur
nênnhững loạidượcphẩmcóchứa
dimethyl sulphatesẵnsànggâyhôi
miệng cho người dùng.
Những loạidượcphẩmkhácgây
khômiệng dẫn tới hôi miệng bao
gồm các thuốc kháng trầm cảm,
thuốc trị cao huyết áp, thuốc lợi
tiểu, thuốcgiảmđau loạinarcotics,
thuốc lợi tiểu, thuốc chống lo âu.
Vớimột “rừng”dượcphẩmnhư
hiệnnay, từ loại thuốc phải kê toa
tới các loại thuốc không cần kê
toa, dược thảo... sẽ thật khó khăn
cho người sử dụng nắm được các
tác dụng phụ, vì vậy giải pháp tốt
nhất chính làbác sĩ vàdược sĩ - là
những người sẽ tư vấn cho người
sử dụng dược phẩmmột cách an
toàn và hiệuquả.
Nhữngthuốc“kinhđiển”
gâyhôimiệng
Triamterene
: Đây là một loại
thuốc lợi tiểu dùng trị cao huyết
ápvà phù thũng, thuốc này có thể
làm nước tiểu chuyển sang màu
xanh nhạt.
Paraldehyde
: Trị động kinh.
Thông thường gan sẽ “rửa ráy”
một phần paraldehyde cho máu,
tuynhiênnhữngparaldehyde thoát
khỏi gan (khoảng 30%) sẽ ngao
du cơ thể rồi “di dân” tới phổi
và được bài tiết qua phổi, làm
cho bệnh nhân sử dụng loại dược
phẩmnàycómột hơi thởcựckỳ...
dễ xa nhau.
Disulfiram
: Trị nghiện rượu
nhưng lạigâykhômiệng,hôimiệng.
Antihistamines
:Cácthuốckháng
histaminessẽ làmgiảmsự tiếtnước
bọt gây khômiệng.
Nếu bạn sử dụng bất cứ dược
phẩm gây khômiệng, tốt nhất là
nên giữmiệng đủ độ ướt, chẳng
hạn uống nước thường xuyên và
tăng lượng nước so với lúc chưa
dùng dược phẩm, nhai kẹo cao su
không đường nhằm kích thích sự
tiết nước bọt, tránh khômiệng.
Vìsao lạgiườngthườngkhóngủ?
Nhiều người thường cảm thấy khó ngủ khi ngủ ở một
nơi lạ, một cái giường lạ, đặc biệt trong đêm đầu tiên.
Các nhà nghiên cứu tại ĐH Brown (Mỹ) đã tìm hiểu lý
do. Kết quả được công bố trên tạp chí
Current Biology
.
Các nhà nghiên cứu thực hiệnba thửnghiệm trên35người trẻ,
khỏemạnh và đo hoạt động của não họ trong hai đêm ngủ liên
tiếp ởmột nơi lạ. Kết quả, một phần trái của bộ não hoạt động
tích cực hơn trong đêm ngủ đầu tiên so với đêm ngủ thứ hai.
Giải thích điều này, chủ nhiệm nghiên cứu Yuka Sasaki cho
rằng khi ngủ đêm đầu tiên ởmột nơi lạ, một phần của bộ não
sẽ ở trong trạng thái thức với mục đích cảnh giác, canh để
người ngủ có thể thức giấc nhanh và dễ dàng khi cần thiết hay
gặp nguy hiểm.
Để tìm hiểu nguyên nhân, các nhà nghiên cứu đã thực
hiện một số xét nghiệm. Họ kích thích bán cầu não trái
bằng những tiếng kêu bíp bíp vào tai phải của người ngủ
đêm đầu tiên thì nhận thấy họ nhanh thức dậy hơn khi
kích thích bán cầu não phải bằng tiếng bíp bíp vào tai
trái. Khác biệt này không xảy ra trong đêm ngủ thứ hai.
Kết luậnnày chỉ đúngvới người có thói quenngủbình thường,
khôngmắc chứngmất ngủ hay bị các rối loạn giấc ngủ khác.
Tình trạng cảnhgiác của não tronggiấc ngủ cònxảy raởđộng
vật.Một số loài chim vàmột số loài động vật biển có vú còn có
thói quenngủbằngmộtmắt.
THIÊNÂN
Xàiđồdẻotrongnhàcóthểgây
béophì
Hóa chất trong các vật dụng gia đình hằng ngày có thể là tác
nhândẫnđếnbéophì.Đây làkết luậnnghiêncứucủaĐHGeorgia
(Mỹ) côngbố trên tạp chí
Toxicology inVitro
.
Hóa chất phthalates có tronghầuhết vật dụnggia đình thể dẻo
như xà phòng, sơnmóng tay và các sản phẩm nhựa. Phthalates
thường được dùng để làmmềm và dẻo sản phẩm gia đình, đặc
biệt làm tăng độ trong và độbền của nhựa.
Nghiên cứu được thực hiện trên chuột. Kết quả cho thấy hóa
chất phthalates làm tăng tích trữmỡ trong cơ thể.
Phthalates đã được chứngminh có hại cho sức khỏe. Tiếp xúc
nhiều với hóa chất phthalates có liên quan đến sự gia tăng nhiều
loại bệnh tật và cả tình trạngvô sinh.
ĐĂNGKHOA
Conngườidễchếtnhấtvàongàynào
trongtuần
ThứBảy nguy hiểm nhất tuần vì thường xuyên xảy ra các vụ
đâmxe gây chết người, còn thứNămđược cho là an toàn nhất.
Chúng ta thường hứng thú với việc dự đoán số phận của các
nhânvật trênphim, truyệnưa thích.Giờđây,một khảo sát đã tìm
ra thời điểm con người dễ chết nhất trong tuần.
Sử dụng dữ liệu từ năm 1999 đến 2014 của Trung tâmKiểm
soát và phòng tránh dịch bệnhMỹ (CDC), trang
Live Science
phát hiện cuối tuần là quãng thời gian nguy hiểm nhất. Số ca tử
vong do tai nạn giao thông lên đỉnh điểm vào thứBảy. Các cuộc
đấu súng cũng thườngxuyênxảy ra tronghai ngày thứBảy, Chủ
nhật. Đặc biệt, cuối tuần hay xuất hiện những cái chết liên quan
đến câyhoặc động vật cónọc độc.
Đối với các ngày còn lại trong tuần, hãy coi chừng cơn đau
tim (nhiềunhất vào thứHai) và cúm, viêmphổi (thứBahoặc thứ
Tư).Maymắn làbạncó thểyên tâmnghỉngơivào thứNăm.Ngày
này được xác định là ít người tử vong do đau tim, tiểu đường và
vũkhí nhất.
TUẤNTHỊNH
Khi thiếunướcbọt
cũngnhư“vắngchủ
nhàgàvọcniêutôm”,
vikhuẩngâyhôi
miệngthừanướcđục
thảcâu,quậytớibến.
Nêngiữmiệngđủđộướtđểhạnchếmùihơithởnếubạnđangsửdụngthuốccótácdụngphụgâyhôimiệng.
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook