322-2016 - page 2

CHỦNHẬT 27-11-2016
2
TUẦN THỜI SỰ
Baogiờmới
“khaitử”được
hộkhẩu?
Từ lâu, ai cũng biết rằng chế độ quản lý hộ khẩu đã là rào cản tiến
thân của rất nhiều người. Tuy nhiên, dù có những rào cản này, nhiều
người ở tỉnh về TP học tập và làm việc vẫn phải tìm đủ cách để vượt
qua. Nhưng những rào cản này không thể sàng lọc đượcmà nó chỉ
gây phiền toái, tốn kém cho người trong cuộc.
VIẾTTHỊNH
C
ó thểnói chếđộquản
lýbằnghộkhẩu làmột
sựphânbiệtđốixử, vi
phạmquyềnbìnhđẳng
củacôngdân,viphạm
quyền tự do cư trú của công dân
mà Hiến pháp đã quy định rất rõ
ràng và sự phân biệt đối xử này
gây hai tác hại.
Giữhộkhẩu - béo “cò”,
khổdân
TheoPGS-TSVõTríHảo, Phó
Trưởng khoa Luật - Trường ĐH
Kinh tếTP.HCM
,
tác hại dễ thấy
nhất trong chếđộhộkhẩu là thiệt
thòi cho những người nhập cư
khi chưa có hộ khẩu thường trú,
con cái của họ sẽ không được
học trường công, bệnh viện, tất
cả quyền lợi khác của trẻ em bị
ảnh hưởng…
Bất cứmột người dân hay gia
đình nào đó khi di chuyển từ địa
phươngA sang địa phươngB thì
ngay lập tức người ta có nhu cầu
nướcuống, đi học, chữabệnh, có
nhu cầu sử dụng Internet, điện
thoại…Vậy phải giải quyết tất
cả quyền lợi của họ chứ không
dùng hộ khẩu để ngăn chặn các
nhu cầu đó.
Cũng theoPGS-TSVõTríHảo,
cần phân biệt rõ khái niệm hộ
khẩu là gì. Theo đó, có hai khía
cạnh. Khía cạnh thứ nhất là để
quản lý cư trú, khía cạnh thứ hai
là gắn hộ khẩu với những quyền
lợi đượchưởng tại địaphươngnơi
sinh sống. Theo tôi, ở khía cạnh
thứhaimới đángphảnđối.Nhiều
người đánhđồnghai thứmột lúc
nênngười takiếmcớphảnđốiviệc
bỏ hộ khẩu, vì như thế thì lấy gì
quản lý cư trú. Nhưng bỏ ở đây
là bỏ hộ khẩu theo khía cạnh thứ
hai chứkhôngphải bỏquản lý cư
trú, vì như bỏ quản lý cư trú thì
biết người dân sống ở đâu.
Người ta lập lờ giữa A và B,
theonghĩaxóađi thìmất cảA lẫn
Bnhưngởđâyxóanómà chỉ giữ
lại khía cạnh tốt đẹp.
“Việc tồn tại hộ khẩu còn dẫn
đến một hiện tượng tiêu cực là
việc chạy hộ khẩu. Chúng ta vẫn
thường nghe câu “Đục nước thì
béo cò”. Ở đây thì “béo cò (cò
chạyhộkhẩu) lại khổdân”” - ông
Hảo nhận định.
Hơn nữa nếu bỏ hộ khẩu, chỉ
giữ lại khía cạnh quản lý cư trú,
sát saovà thông thoánghơn trong
việcnày thì người dân sẽ tíchcực
đăng ký đầy đủ. Từ đó giúp cơ
quanquản lýnắmbắt đượcngười
ta cư trú ở đâu, lúc đó sẽ không
còn tình trạng hộ khẩu một nơi
người một nơi nữa.
Bỏhộkhẩukhông
đơngiản
Đồng quan điểm với PGS-TS
VõTrí Hảo, TSTạ Thị Minh Lý,
Chủ tịchHội Bảo trợ tư pháp cho
người nghèoViệt Nam, cũng cho
rằng hộ khẩu chủ yếu để quản lý
nơi sinh sốngcủacôngdânnhưng
chúng ta gắn với nhiều thứ khác.
Tuynhiên, bàLý cũngbày tỏđây
làvấnđề liênquanđếnquyhoạch
vùng,đô thị,khudâncư...vàquyền
conngườivề tựdocư trú,đi lại, tài
sản,đượcbảovệanninh, an toàn...
nên theo bà Lý đây không phải là
việc đơn giảnnói bỏ là xong.
“Hiện nay việc người dân giao
lưu, đi lạivà tạm trú theoconcháu
hoặc laođộngphichính thức...đang
gần như làm xáo trộn tỉ lệ dân cư
ởnhiềukhuvực.Và nhữngngười
này thực chất không có hộ khẩu
nơi đến nhưng các vấn đề có liên
quan, họ vẫn dùng hộ khẩu nơi ở
cũ.Hai việcnàycầnđượcxemxét
khi giải quyết việc bỏ hộ khẩu và
dùng thẻ công dân. Thẻ công dân
đăngkýnơiở, côngviệcđang làm,
y tế, bảohiểmđểNhànước có cái
nhìn tổng quan khi quy hoạch về
cácdịchvụđường, trường, trạmy
tế, nước, điệnkhuvui chơi... cũng
như tạo được sự lưu thông thuận
lợi của thị trường lao động” - bà
Lý cho hay.
PGS-TS
VõTríHảo
:Nếubỏhộkhẩu, chỉgiữ
lại khíacạnhquảnkýcư trú, sát saovà thông
thoánghơn trongviệcnày thìngườidânsẽ
tíchcựcđăngkýđầyđủ.
Nhìnra thếgiới
Bỏhộkhẩuthìcần
nghiêncứukỹvà
không làmảnhhưởng
đếncácquyềntựdocư
trúnhưngcũngkhông
làmquátải lưu lượng
didân.
TSTẠTHỊMINHLÝ
Ngườidân làmthủtụcnhậphộkhẩutạiquận1,TP.HCM.Ảnh:HTD
Hệ thốngđăngkýhộkhẩu tồn tại trongcơcấuhànhchính
của nhiềuquốc giaĐôngÁ chịu ảnhhưởng từ các triềuđại
phong kiến Trung Quốc. Hộ khẩu gia đình (tiếng Hán là
“hukou”) tồn tại ởTrungQuốc từđầu triềuđại nhàHạ (năm
2100 trướcCôngnguyên -1600 trướcCôngnguyên).Trong
các thếkỷ tiếp theo, hộkhẩugiađìnhphụcvụchomụcđích
thuế, nghĩa vụ quân sự và kiểm soát xã hội.
Năm1958, chínhphủTrungQuốcchính thứcbanhànhhệ
thốnghộkhẩugiađìnhđểkiểmsoátviệcdichuyểncủangười
dângiữa cácvùngnông thônvà thành thị.Hộkhẩugiúphạn
chế việc di cư ồ ạt từ nông thôn raTP, đảm bảo nguồn nhân
lựcchiphí thấpchonhiềudoanhnghiệpnhànước.Ngàynay,
hộkhẩuvẫn là thủ tụcbắt buộc trong luật phápTrungQuốc.
Việcđăngkýhộkhẩugiúpxácđịnhchính thứcmột người
là côngdân tạimột khuvực, kèm theonhững thông tinnhư
tên, chamẹ, vợ chồng, ngày thángnăm sinh.Năm2001, hệ
thốnghộkhẩuđượcnới lỏng.Từđóđếnnayvẫncó rấtnhiều
ýkiến tại TrungQuốc đòi đẩymạnh cải cáchhệ thốngnày.
HộkhẩuởNhật Bảngọi là “koseki”. Pháp luậtNhật Bản
yêucầu tấtcảhộgiađìnhphảikhaibáongàysinh,giấychứng
nhận quyền chamẹ, chứng nhận nuôi con, những thay đổi
trong việc nhận nuôi, khai tử, kết hôn và ly hôn với chính
quyền địa phương.
Việc kết hôn, nhận nuôi con và quyền cha mẹ chỉ hợp
pháp khi được ghi lại trong hộ khẩu.Việc sinh con và khai
tử được công nhận ngay tại thời điểm xảy ra nhưng phải
đượccác thànhviên tronggiađìnhnộpđơn.Một sốbài báo
lên án “koseki”, cho rằngđó làmột hệ thống lỗi thời, tạo lỗ
hổng để người trẻ trong các gia đình được nhận lương hưu
của những người thân đã khuất.
TạiHànQuốc,hệ thốnghộkhẩugọi là“hoju”gây ranhiều
tranhcãi.Hệ thốngnàybị cho làgây ra thóigia trưởng trong
các gia đình, vi phạm quyền bình đẳng giới.Vì vậy “hoju”
đã được bãi bỏvàonăm 2008.
Hộ khẩu tại Thái Lan (được gọi là “Tabien Baan”) do
chính quyền địa phương ban hành cho những công dân có
nơi thường trú hoặc tạm trú hợp pháp tại nhà của họ hoặc
địa chỉ được đăng ký trong hộ khẩu.
Tuynhiên, nókhông chứngminhquyền sởhữubất động
sản của các cá nhânmà chỉ là giấy tờđăngkýđịa chỉ chính
thứccủamộtngôinhàhoặccănhộ, giúpchứngminhviệccư
trúhợpphápcủamộtngườinàođó,đượcsửdụng làmđịachỉ
cho các dịch vụ và chuyển phát thư tín. Cả người Thái Lan
và người nước ngoài đều có thể được cấp loại giấy tờnày.
ÁNHNGỌC
Hệthống“hộkhẩu”tạicácnước
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook