094-2018 - page 3

3
THỨHAI
30-4-2018
Bàn tròn
Theo dòng
ƯỚC (30-4-1975 - 30-4-2018)
Cóniềmtin,dânsẽtậnhiếncho
đấtnước
Nếu củng cố được niềm tin
từ lòng dân thì tôi tin rằng sẽ
tạo được sức bật rất mạnh từ
nhân dân như đã từng thu hút
được sứcmạnh của đồng bào
ta trong bao kháng chiến của
dân tộcđểgiành lạiđộc lập, tự
dochomình.
Trongkhángchiến,ngườidân
đãđặtniềm tinvàocáchmạng
chonênbà con sẵn sàng cống
hiến cả tiềnbạc, tương lai, xươngmáu, chấpnhậnmọi
hy sinhđểđi đến thắng lợi củangàyhômnay.
Nhữngcâuchuyện tôibiếtcho thấymộtkhiđãcó lòng
tin thìdânsẽđiđếncùng.Thờikỳkhángchiến,dândám
chocánbộ làmcáchmạngvàonhà, dámđàohầmchứa
vũkhí,dùbiếtnếu lộ ra thìchỉcóđườngchết.Cóngười
bị giặcđuổi phải chạyvàonhàdân.Đểcứucánbộ, dân
cònbắc thangchocánbộ leo lên trốnởbàn thờôngbà
caonhất trongnhà rồiđemđồăn thứcuốngđưa lên trên
đóchocánbộđượcnodạ, thậmchíđểhọđivệsinh trên
đó luôn.Línhvào lùngsục,khámxétmọinơinhưngđâu
có nghĩ ra được dân thương cán bộ cáchmạng đến độ
đó, nhờ thếmàmới thoát thânđược…
Ngàynay cũngvậy, xâydựngđất nước tronghòa
bìnhmà tập hợp được lòng dân thì mới bứt phá đi
lên được.Muốn thu hút lòng dân, tôi nghĩ cần phải
thành khẩn nhìn lại những gì gây ra nỗi khổ, bức
xúc cho dân bấy lâu nay. Có lẽ đầu tiên phải quyết
liệt cải cáchnền thủ tụchành chínhhiệnnayđểdân
bớt khổ, bớt kêu lamỗi khi làmgiấy tờ, hồ sơbởi sự
nhũng nhiễu của cán bộ, vì sự rối rắm của thủ tục.
Tiếp đó, phải dẹp bỏ cơ chế xin-cho đi, giờ đất
nước hội nhập mà không đổi mới cơ chế xin-cho
thì người dân rất khổ, trongkhi nguồn lực đất nước
thì rơi vào những nhóm lợi ích nào đó. Rất đau
lòng! Phải làm sao để người dân được sống đúng
theo tinh thầnphápquyền “miễn tôi khôngvi phạm
luật thì tôi làm gì cũng được, không cần phải xin
xỏ của ai hết”.
Lớn hơn là phải trị được tham nhũng đến cùng
vì mấymươi năm đổi mới đến naymà tham nhũng
vẫn hoành hành, làm lòng dân ray rứt lắm!
Bài học từkhángchiến làĐảngphải tindân,Đảng
phải phục vụ tất cả cho nhân dân thì nhân dân sẵn
sàng hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước.
Ông
TRẦNTHIỆNTỨ
,
Ủy viên
Ủy banMTTQViệt Nam TP.HCM
Đấtnướcđãhòabình, thống
nhấtnhưmongướccủadântộc.
43nămxâydựng,đấtnướcđã
có nhiều đổi thay, phát triển.
Nhưng lànhữngngườiđã từng
đấu tranhchođộc lập, tựdocủa
dân tộc làm saoyên lòng, làm
saokhôngkhỏi trăn trở,xótxa
trướcnhữnghiệntượngtiêucực
đangbàomònnguồn lựcphát
triểncủađất nước.Nhữngngười nắm trong tayquyền
lực nhưng thiếu tu dưỡng đạo đức bắt đầu tha hóa; tệ
nạn conông cháu cha, đặcquyền, đặc lợi…
Tất nhiên vấn đề quan trọng hiện nay làĐảng phải
mở các “cuộc tấn công” lớnđể trừng trị đến cùng các
quan tham nhũng nhưng bên cạnh đó chúng ta phải
tổ chức lực lượng để giám sát, kiểm tra nhằm phòng
ngừa, phát hiện sớm để chấn chỉnh chính lực lượng
cánbộ củamình.
ChẳnghạnvềquyđịnhĐảngđãphâncôngcácđoàn
thể kiểm tra, giám sát chínhquyềnvà đội ngũ cánbộ.
Nhưnghiệnnay,cácđoàn thểgầnnhưrất ít thực thichức
năngnàyphầnvìnểnang, esợcấp trên.Thiếtnghĩnếu
mạnhdạnphêbình thì cáighếquyền lựcsẽkhôngcòn.
Một khi chức quyền không bị ai kiểm tra, giám sát
thì tựnhiên sẽ nảy sinh thamnhũng.Nếuxungquanh
cóđoàn thể làm trămngànconmắtnhìnvào, giámsát,
phản biện “tiền đâu anh xây biệt phủ”, “tiền đâu anh
mua xe sang”… thì đó làmột lực cản để quan lại rụt
rè trước thamnhũng.
Vìvậy,việccấp thiếtbâygiờ là tạođộingũkiểm tra,
giámsátcánbộ,ngănchặn thamnhũng.Bằngcáchđổi
mới phương thứchoạt độngcủacác tổchức, đoàn thể,
biến tổ chức này thành “một lực lượng giám sát” với
nạn thamnhũng cũng làmột giải pháp cầnnghĩ tới.
HUỲNHTHIỆNKIMTUYẾN
,
Bí thưđoàn
đầu tiên củaĐHVăn khoaSàiGòn
LÊTHOA
ghi
Chúng ta thắngđượcPháp,
Mỹ vàmọi thế lực là nhờ có
Đảng trong lòng dân. Đảng
trong lòngdân là tônchỉ,mục
đích của đất nước.
Đấtnước thốngnhấtnhưng
lạiđểchoquan lại thamnhũng
tràn lan.Lòngdânkhôngyên!
Tấtnhiênđảngviênkhôngphải
aicũng thamnhũngnhưnghầu
hết thảy những người tham
nhũng lại đều là cán bộ, đảng viên. Điều này đòi hỏi
Đảngphảiquyết tâm làm trongsạchbộmáycủamình.
GầnđâyTrungươngđãdámnhìn thẳngvàosự thật,
nói ra sự thật; mới chịu thừa nhận rằngmột bộ phận
khôngnhỏđảngviên thamnhũngvàquyết tâm trị.Có
thểnóiNghịquyết4 (khóaXI,XII) làsợidâynốigiữa
chínhquyềnvớinhândân,nếusợidâynàykhôngchắc
thì không thể kéodân về với Đảng như ngày trước.
Với cáchànhđộngmạnhmẽ trongdẹp thamnhũng
nhưviệcđánhmạnhcácnhóm lợi ích, thậmchí cócả
các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang và hàng loạt
cán bộ cấp cao, điều này đã phần nào lấy lại được
niềm tin của nhândân với Đảng.
Và dân đang chờ những cơn quét tham nhũng tiếp
theo để làm trong sạch bộmáy.
Ông
ĐỒNGVĂNKHIÊM
,
thành viênHội đồng
Tư vấn phảnbiệnỦy banMTTQViệt NamTP.HCM
Trị thamnhũng, làmtrongsạch
bộmáyđểdântin
Lòngdânchưayêntrướcsựthahóa,
suythoái
Thốngnhấtlòngdânkhi
thựcsựvìdân,vìnước
43 năm trước, vào ngày này, chiến cuộc đã kết thúc trên
quê hương Việt Nam. Ngọn cờ củaMặt trận Dân tộc giải
phóng miền Nam Việt Nam được cắm trên dinh Độc Lập,
dấu mốc cho ngày non sông không còn tiếng súng.
Cũng có thể còn nhiều góc nhìn, nhiều quan điểm về ngày
đất nước thống nhất 30-4 nhưng một sự thật là ngày đó đã
chấm dứt sự chia cắt hai miền Nam-Bắc. Sự nghiệp thống
nhất đất nước đã hoàn thành và hầu như ai cũng mong đất
nước đi vào kỷ nguyên của hòa bình, phát triển.
Nhìn xuyên suốt quá trình thống nhất đất nước, có thể
thấy sợi chỉ đỏ nổi lên trong toàn cuộc trường chinh ấy
chính là ý chí sắt đá, sự kiên cường của bao thế hệ cha, anh
và sự thống nhất của lòng dân với khát khao về độc lập,
tự do và hòa bình cho dân tộc mình.
Có lẽ điều này đã trở thành truyền thống, bắt đầu từ
những đêm trường của dân tộc trước đây hàng ngàn năm.
Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc
chiến tranh không mong muốn, tốn nhiều xương máu… Và
rõ ràng, ngoài ý chí thống nhất quốc gia, thoát ách ngoại
xâm thì động lực đưa ý chí ấy thành hiện thực chính là lòng
dân thống nhất. Bởi đơn giản một điều, sự thống nhất về
mặt lãnh thổ chỉ có thể bền vững nếu thống nhất lòng dân là
nền tảng.
Trở lại với hiện tại, nhiều người nói rằng cuộc chiến
chống tham nhũng hiện nay cũng không kém phần khốc liệt.
Cuộc chiến này có thể rất khó khăn bởi rất khó có thể phân
biệt “địch-ta” như khi quân xâm lược tràn vào lãnh thổ. Và
càng khó khăn hơn khi tham nhũng ẩn náu trong chính lực
lượng chống tham nhũng.
Điều đau đớn vẫn là tham nhũng nằm ngay trong hàng
ngũ những người được mệnh danh là công bộc của nhân
dân, suốt đời phụng sự lý tưởng cao đẹp, một lòng tận tụy
theo Đảng…Chẳng thế mà lãnh đạo Đảng đã phải chua xót
nói rằng: Chống tham nhũng rất khó là vì “ta tự đánh
vào ta”.
Ngay cả ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương Đảng,
bí thư, phó bí thưmột số tỉnh/thành cũng đã bị kỷ luật dưới
các hình thức khác nhau, thậm chí là ra tòa vì những sai
phạm thì đúng là cuộc chiến ấy rất khốc liệt.
Tài sản của nhân dân, của quốc gia bị bòn rút, lãng phí,
tham ô… đã đành, mà ngay cả những thiệt hại về nhân
sự, về niềm tin có lẽ khó đo đếm được. Rõ ràng, không thể
chống tham nhũng “nửa vời” khi lành mạnh hóa đất nước,
trong sạch hóa bộ máy, công khai hóa quá trình cải cách…
đang là yêu cầu cấp thiết từ nhân dân, từ tương lai phát
triển của đất nước, dân tộc.
Nhưng thực tế cuộc chiến chống tham nhũng, ở bất kỳ
đâu, chưa bao giờ bằng phẳng. Bởi dù sao đi nữa, những
nguy cơ, rủi ro khi chống tham nhũng mà không có quyết
tâm cao, không được nhân dân ủng hộ là có thật. Bất kể khi
nào, cuộc chiến giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, giữa cách
mạng và phản cách mạng… vẫn luôn làm những người cầm
trịch phải chịu nhiều áp lực. Chẳng vậy mà mới đây Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nói thẳng: “Ai nhụt chí thì
đứng sang một bên”.
Và thực tế cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng đã đi
vào thực chất hơn. Thực chất không phải là vì nhiều “đại
án” được xét xử, không phải vì ngay cả ủy viên Bộ Chính
trị, ủy viên Trung ương… xộ khám, ra tòa…mà ngay cả
những dịch chuyển trong cải cách thể chế có thể cũng đã
bắt đầu.
Cái “lồng” kiểm soát quyền lực có thể đã được hình
thành qua nhiều định hướng về tinh gọn bộ máy, tinh giản
biên chế, cải cách hệ thống chính trị theo hướng hiệu lực,
hiệu quả. Ngay cả những đề án về tiền lương, bảo hiểm,
nhân sự… cũng đã chứa đựng những khuôn khổ ngăn chặn
và chặt đứt nguồn gốc của tham nhũng.
Nhưng, giống như sự nghiệp thống nhất 43 năm trước đã
thành toàn, quan trọng hơn hết là cuộc chiến chống tham
nhũng cũng được nhân dân ủng hộ. Lòng dân chưa khi nào
thống nhất như hiện nay không phải vì những cá nhân tham
nhũng bị phanh phui mà có lẽ là vì cuộc chiến ấy đang dần
thực sự là vì dân, vì nước.
ÝĐảng-lòng dân có thể sẽ là một nguyên lý đúng trong
cuộc chiến loại trừ tham nhũng, giảm nguy cơ làm sụp đổ
quốc gia, đưa dân tộc vào lầm than.
CHÂNLUẬN
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook