179-2018 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBa7-8-2018
Sợ bị chiếm quyền, Ba Huân nhờ
Thủ tướng can thiệp
Chưa đầy nửa năm, Ba Huân đãmuốn chấmdứt hợp tác với Quỹ đầu tư VinaCapital.
Hiện nay kênh phân phối của BaHuân trải rộng khắp với hơn 2.000 điểmbán. Ảnh: QH
Tiêu điểm
Hiệnnaybìnhquânmỗingày
BaHuâncungcấpchothịtrường
1,7triệuquảtrứngvà15.000con
gàthịt.Kênhphânphốicủacông
ty cũng rộng khắp từ cửa hàng
tạp hóa đến chuỗi siêu thị với
hơn 2.000 điểm bán.
Luật sư Trần Đình Phương, Trưởng Văn phòng luật Trần
Phương, cho hay: Khi ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì
về mặt nguyên tắc đều phải tuân thủ tính tự nguyện, cùng
có lợi, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và không trái pháp luật.
Một khi hợp đồng thỏa mãn các yếu tố này thì có thể xem là
có hiệu lực pháp lý.
“Theo tôi được biết, hiện VinaCapital đang nắm 16,39% tỉ
lệ sở hữu tại Ba Huân, phần còn lại là do bà Ba Huân trực tiếp
nắm. Để có thể nói thâu tómmột công ty thì phải nắmquyền
chi phối trên 51% như luật định. Nhưng hiện Ba Huân chưa
lên sàn, cổ phiếu tập trung trong tay gia đình bà Ba Huân thì
VinaCapital dùmuốn cũng không thểmua với ý định chi phối
công ty” - luật sư Phương nhận định.
Vị luật sư này cũng nhìn nhận một khi hai bên đã đặt bút
ký kết hợp đồng thì không có chuyện ai sẽ ép ai. Có thể một
bên cần nguồn lực đầu tư nên sẵn sàng chấp nhận“chịu thiệt
thòi”một chút về mặt quyền lợi. Nhưng khi thực hiện thực tế
thì cảm thấy quá khó khăn hoặc thấy mình không còn toàn
quyền như trước đây. Điều này là do hai bên đã không bàn
bạc đến tận cùng, hoặc các bên chủ quan nghĩ rằng ký bộ
khung mà không cần tính toán các chi tiết khác. Do đó dẫn
đến xung đột quyền lợi.
“Về mặt nguyên tắc, các bên có thể thỏa thuận lại các điều
khoản với các giải pháp khác để hai bên cùng win-win. Còn
nếu không thỏa thuận được thì có thể đưa ra tòa thương mại
để nhờ xét xử. Một khi tòa án đã kết luận thì hai bên phải
thực thi theo phán quyết của tòa” - luật sư Trần Đình Phương
nhấn mạnh.
Xà bông Cô Ba chuẩn bị về tay chủ mới
(PL)- Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động
sản An Dương Thảo Điền (mã chứng khoán: HAR) cho
biết vừa chi ra hơn 200 tỉ đồng để mua 30,88% vốn điều
lệ tại Công ty Sản xuất và Thương mại Phương Đông.
Đây cũng là công ty đang nắm quyền sở hữu thương hiệu
xà bông Cô Ba nổi tiếng một thời tại miền Nam, thành
lập trước năm 1975. Hiện tại, doanh nghiệp này vẫn đang
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thương mại
các loại hóa chất như chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm và
hoạt động dịch vụ cho thuê mặt bằng.
HAR cho biết sẽ đầu tư ít nhất 35% cổ phần và được
quyền mua thêm 20% cổ phần của Phương Đông và tuyên
bố rằng sẽ khôi phục lại thương hiệu xà bông Cô Ba.
Thực tế cho thấy thương hiệu xà bông Cô Ba chỉ còn
trong ký ức của người dân là chính, chứ ít thấy xuất hiện
trên thị trường do sự cạnh tranh gay gắt từ các thương
hiệu khác. Tuy vậy, Công ty Sản xuất và Thương mại
Phương Đông đang sở hữu mảnh đất hai mặt tiền tại trung
tâm chợ hóa chất Kim Biên (quận 5) với diện tích trên
10.000 m
2
.
PHƯƠNG MINH
Truy tìm 1 cá nhân nhận 700.000 USD
từ Google
(PL)- Ngày 6-8, Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết
đang xác minh nhân thân của một người có hộ khẩu tại
xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước nhận số tiền khủng từ
Google để truy thu thuế. Trước đó, đơn vị này đã nhận
được văn bản từ Cục Thuế TP.HCM cho biết qua tra
soát phát hiện một cá nhân có hộ khẩu tại tỉnh Quảng
Nam, tạm trú ở TP.HCM có thu nhập hơn 700.000 USD
từ Google nhưng chưa kê khai nộp thuế. Khi cơ quan
thuế TP.HCM mời người này đến làm việc thì cá nhân
này không còn ở địa chỉ tạm trú trên. Do vậy Cục Thuế
TP.HCM đã gửi thông tin cho Cục Thuế tỉnh Quảng Nam
để tiếp tục xử lý trường hợp này.
Đây là trường hợp đầu tiên ở Quảng Nam bị truy thu
thuế cá nhân khi nhận tiền từ Google nên cơ quan thuế
đang nghiên cứu để đưa ra phần trăm tính thuế. “Truy
thu thuế cá nhân có thu nhập từ Google là quá mới mẻ
với chúng tôi” - lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam
thừa nhận.
Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã quyết định truy thu
và phạt một cá nhân số tiền 4,1 tỉ đồng do trong hai năm
2016 và 2017 nhận hơn 41 tỉ đồng từ Google, Facebook,
YouTube… nhưng không kê khai và nộp thuế. Cá nhân này
viết chương trình trò chơi được tải nhiều trên mạng. Google,
Facebook, YouTube đã chạy quảng cáo trên các chương trình
này và trả hơn 41 tỉ đồng trong hai năm.
HOÀI AN
QUANGHUY -MINHPHƯƠNG
N
gày 26-2-2018, Quỹ
Vietnam Opportunity
F u n d ( V O F ) d o
VinaCapital quản lý thông
báo đã đầu tư 32,5 triệu
USD (khoảng 730 tỉ đồng)
để mua lại một số lượng cổ
phần thiểu số đáng kể của
Công ty Cổ phần Ba Huân.
Tuy nhiên, mới đây Công
ty Cổ phần Ba Huân đã có
Văn bản số 68/2018 gửi Thủ
tướng nhờ “hỗ trợ chấm dứt
hợp tác với VinaCapital”.
“Không đúng cam kết
ban đầu”
Theo bà Phạm Thị Huân,
Giám đốc Công ty Ba Huân,
đầu năm 2018, Ba Huân nhận
được đề nghị cùng hợp tác
đầu tư từ tổ chức tài chính
VinaCapital (thông qua quỹ
đầu tưHawke Investment Pte.
Ltd) nhằm nâng thương hiệu
Ba Huân lên tầmquốc tế bằng
thế mạnh vốn và công nghệ
quản trị mà VinaCapital đang
có. Trên cơ sở đó, VinaCapital
đã đưa ra một số thỏa thuận
hợp tác ban đầu bằng ngôn
ngữ tiếngAnh để các bên ký
kết làm cơ sở cho quá trình
hợp tác sau này.
Mặc dù thỏa thuận hợp tác
quy định sử dụng hai ngôn
ngữ Anh-Việt nhưng hai bên
mới chỉ ký bản tiếngAnh. Tuy
nhiên, sau khi đối chiếu các
văn bản thỏa thuận bằng tiếng
Việt, Ba Huân nhận thấy thỏa
thuậnhợp tác đang cónội dung
không đúng hoặc không như
trao đổi ban đầu của hai bên.
Cụ thể, trong bản tiếngAnh,
VinaCapital tự động đưa tỉ
suất hoàn vốn đầu tư (IRR)
của mình quá cao là 22%/
năm, gần gấp ba lần lãi suất
vay vốn ngân hàng. Trong
khi đó, VinaCapital hạn chế
ngành nghề kinh doanh của
Ba Huân chỉ gồm sản xuất,
kinh doanh gà thịt và trứng
gà, loại bỏ toàn bộ các ngành
nghề kinh doanh khác của
Ba Huân.
Không chỉ vậy, VinaCapital
còn yêu cầu: Nếu Ba Huân
không đạt kết quả kinh doanh
như quy định sẽ bị phạt hoặc
buộc trả lại vốn đầu tư cộng
dồn với lãi suất 22%/năm;
hoặc phải chuyển giao cho
VinaCapital (hoặc một đối
tác do quỹ này chỉ định) số
cổ phần tối thiểu 51% tổng số
cổ phần của Ba Huân.
Lo bị chiếm đoạt
thương hiệu
Ngoài ra, trong quá trình
đàm phán sửa đổi điều lệ
công ty, mặc dù chỉ với tư
cách là một cổ đông phổ
thông nhưng theo bà Huân,
quỹ VinaCapital luôn yêu
cầu đưa vào điều lệ quyền
phủ quyết của VinaCapital
đối với tất cả nghị quyết của
hội đồng quản trị và đại hội
cổ đông chế định có quyền
quyết định cao nhất theo Luật
Doanh nghiệp năm 2014.
Ba Huân cho rằng đây là
yêu cầu vô lý, vi phạmnghiêm
trọng quyền lợi của các cổ
đông thiểu số và pháp luật
Việt Nam. “Như vậy, thay
vì hợp tác phát triển, hỗ trợ
Ba Huân xây dựng thương
hiệu quốc tế như mục tiêu
ban đầu thì VinaCapital lại
muốn chiếm đoạt thương
hiệu Ba Huân đã được xây
dựng gần 50 năm ở Việt
Nam thông qua những đề
nghị vô lý và có biểu hiện
không tôn trọng luật pháp
Việt Nam” - bà Phạm Thị
Huân cho biết.
Với những lý do trên, trước
hết là bảo vệ một thương hiệu
Việt, Công ty Ba Huân đã đề
nghị chấm dứt hợp tác đầu tư.
Nhưng theo Ba Huân, phía
VinaCapital lại đang có các
hành động gây trì hoãn, gây
khó khăn…
Do vậy, công ty kiến nghị
Thủ tướng Chính phủ xem
xét, chỉ đạo các cơ quan có
thẩmquyền can thiệp, các hiệp
hội liên quan giúp đỡ bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng
của công ty trong quá trình
chấm dứt hợp tác, giúp công
ty và nông dân Việt giữ lại và
phát triển thương hiệu nông
nghiệp của quốc gia.
Sẽ minh bạch
thông tin
Qua trao đổi điện thoại
với
Pháp Luật TP.HCM
, bà
Nguyễn Đức Hương, Giám
đốc đối ngoại của Tập đoàn
VinaCapital, cho biết đơn vị
này sẽ làm việc lại với Ba
Huân về các vấn đề mà Ba
Huân đưa ra trong lá thư gửi
cho Thủ tướng.
Bà Hương cho biết thêm
đáng lẽVinaCapital phát hành
thông cáo báo chí ngay khi
các phương tiện truyền thông
đưa tin về việc Ba Huân cho
rằngVinaCapital muốn chiếm
quyền quản lý công ty. Tuy
nhiên, VinaCapital muốn mọi
thứ có sự minh bạch, rõ ràng
với thông tin đa chiều từ cả
hai phía nên sau khi có kết
quả làmviệc giữaVinaCapital
và Ba Huân rồi mới thông tin
chính thức với các phương
tiện truyền thông.
Trong khi đó, ông Phạm
Thanh Hùng, Pho Giam đôc
Công ty Ba Huân, xác nhận
công ty có văn bản gửi Thủ
tướng. Tuy nhiên, công ty
vân chưa thê thông tin cu thê
gi thêm ngoài nội dung công
văn gửi Thủ tướng vi hai bên
đang ngôi lai vơi nhau đê đam
phan, thảo luận thêm. Khi có
kết quả, dù “tôt” hay “xâu”
công ty cũng se thông bao
vơi bao chi.•
Ba Huân có đơn gửi
Chính phủ vì cho
rằng VinaCapital có
ý định chiếm quyền
quản lý và điều
hành Ba Huân.
Không thỏa thuận được thì có thể kéo nhau ra tòa
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook