179-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa7-8-2018
HOÀNGYẾN
N
gày 6-8, sau 11 ngày xét xử,
TAND TP.HCM đã tuyên án
vụ Phạm Công Danh (cựu
chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây
dựng Việt Nam - VNCB, nguyên
chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên
Thanh), Trầm Bê (cựu chủ tịch Hội
đồng tín dụng Ngân hàng TMCP
Thương Tín - Sacombank) cùng 44
đồng phạm cố ý làm trái gây thiệt
hại 6.000 tỉ đồng xảy ra tại VNCB.
Phạm Công Danh là chủ
mưu, Trầm Bê đồng phạm
HĐXXđồng tình với các cáo buộc
của VKS về hành vi sai phạm của
các bị cáo là có căn cứ. Bản án nhận
định ông Danh không đủ khả năng
tài chính nhưng vẫn tiếp nhận Ngân
hàng Đại Tín - TrustBank (sau đổi
tên thành VNCB, nay là CB) từ cổ
đông nhómHứa Thị Phấn. Từ đó bị
cáo Danh và đồng phạm thực hiện
hàng loạt hành vi phạm tội gây thiệt
hại hàng ngàn tỉ đồng. 
Trong vụ án này, ông Danh có
hành vi sử dụng 29 công ty do bị
cáo đứng sau vay tiền tại các ngân
hàng Sacombank, TMCPTiên Phong
(TPBank), TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam (BIDV). Ông Danh
dùng tiền của VNCB để bảo lãnh
cho 29 công ty tại các ngân hàng
này…Từ đó ông Danh gây thiệt hại
choVNCB trên 6.000 tỉ đồng khi 29
công ty không có khả năng trả nợ.
Bị cáo Danh lôi kéo các bị cáo
khác để thực hiện hành vi trái pháp
luật khiến VNCB thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng. Danh là người chủ
mưu, có vai trò quyết định nên cần
có mức hình phạt cao nhất.
Hai bị cáo Trầm Bê và Khang đã
trực tiếp gặp, bàn bạc, thống nhất
cho bị cáo Danh vay 1.800 tỉ đồng
của Sacombank và yêu cầu bị cáo
Danh dùng tiền của VNCB để bảo
lãnh cho khoản vay. Sau đó Bê và
Khang chỉ đạo cán bộ cấp dưới thực
hiện việc cho vay. Khi cho vay, cả
hai biết rõ bị cáo Danh là chủ tịch
VNCB, đối tượng mà theo quy định
tại Luật Các tổ chức tín dụng không
được phép dùng tiền của VNCB để
tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng
cho mình. Thế nhưng vì lợi ích của
ngân hàng mình, các bị cáo vẫn cố ý
bỏ qua các quy định, tạo điều kiện
để bị cáo Danh vay tiền, dẫn đến
VNCB bị thiệt hại.
Thu hồi hàng ngàn
tỉ đồng
Về thu hồi tài sản, HĐXX không
đồng ý với quan điểm của VKS thu
hồi 6.126,8 tỉ đồng là vật chứng từ
Sacombank, TPBank, BIDV để trả
lại cho Ngân hàng TNHH MTV
Phạm Công Danh lãnh 20 năm tù,
Trầm Bê 4 năm
VKS đề nghị phạt TrầmBê từ bốn đến nămnăm tù và tòa phạt ởmức thấp nhất.
Bị cáo TrầmBê. Ảnh: HY
Bị cáo PhạmCôngDanh. Ảnh: HY
Xây dựng VN (CBBank, VNCB
cũ). Theo tòa, ba ngân hàng này
đã thu nợ theo đúng quy định của
pháp luật và phù hợp với kết quả
giám định của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) nên không cần hoàn trả.
HĐXX phân tích cần thu hồi số
tiền mà ông Danh đã sử dụng sau
khi vay tại ba ngân hàng chứ không
phải số tiền mà các ngân hàng dùng
tiền gửi của VNCB để khấu trừ nợ.
Trong đó, số tiền 1.800 tỉ đồng
ông Danh đã vay của Sacombank
thông qua sáu công ty đã được ông
này dùng trả nợ cho hai chi nhánh
của BIDV. Từ đó HĐXX buộc hai
chi nhánh của BIDV (Sở giao dịch 2
và Hải Vân) phải trả lại số tiền hơn
1.600 tỉ đồng cho VNCB.
Ngoài ra, HĐXX tuyên thu hồi
hàng ngàn tỉ đồng từ nhiều nguồn
khác do bị cáo Danh dùng từ khoản
vay 6.126,8 tỉ đồng để chi trả như
phần bà Hứa Thị Phấn 600 tỉ đồng,
ôngTrầnQuí Thanh hơn 194 tỉ đồng,
2.371 tỉ đồng từ VNCB (nay là
CBBank), hơn 338 tỉ đồng từ Công
ty CPĐT-PTHải Tiến…Số tiền còn
lại HĐXX buộc thu hồi từ bị cáo
Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.
Về 4.500 tỉ đồng ôngDanh dùng từ
hành vi phạm tội chuyển về VNCB
nhằm tăng vốn điều lệ cho VNCB
nhưng không được NHNN đồng
ý. Nay bị cáo Danh đòi CBBank
phải trả lại để khắc phục hậu quả
cho vụ án. Theo tòa, số tiền 4.500
tỉ đồng đã được Danh chuyển vào
VNCB nhưng đến nay vốn điều lệ
của CBBank vẫn là 3.700 tỉ đồng.
Từ đó HĐXX buộc CBBank phải
trả lại 4.500 tỉ đồng cho bị cáo
Danh. Nhưng do HĐXX đã tuyên
thu hồi 2.371 tỉ đồng được xem là
vật chứng của vụ án từ CBBank
nên chỉ cần phải trả lại hơn 2.100 tỉ
đồng cho Danh. Số tiền hơn 2.100
tỉ đồng này của bị cáo Danh cần
giữ lại để đảm bảo nghĩa vụ thi
hành án của bị cáo.•
Danh lôi kéo các bị cáo
khác thực hiện hành
vi trái pháp luật khiến
VNCB thiệt hại đặc biệt
nghiêm trọng; là người
chủ mưu, có vai trò quyết
định nên cần có mức
hình phạt cao nhất.
Trầm Bê được mức án nhẹ
Tòa đã tuyên phạt Danh 20 năm tù về tội cố ý làm trái. Tổng hợp với
30 năm tù tại giai đoạn 1 thiệt hại 9.000 tỉ đồng, bị cáo này phải chấp
hành 30 năm tù. Đây là hình phạt có thời hạn tù cao nhất theo luật định.
Cùng tội danh, đại gia TrầmBê bị tuyên phạt bốn năm tù (mức án thấp
nhất theo đề nghị của VKS) và cấp dưới Phan Huy Khang (nguyên tổng
giám đốc Sacombank) ba năm tù. Bị cáo Phan Thành Mai (nguyên tổng
giámđốcVNCB) bị phạt 10 nămtù, tổnghợphìnhphạt ángiai đoạn 1 là 30
năm; Mai Hữu Khang (nguyên thành viên HĐQT, nguyên giámđốc VNCB
Chi nhánh Sài Gòn) 10 năm tù, tổng hợp bản án giai đoạn 1 là 30 năm
tù... Các bị cáo còn lại nhận mức án từ hai năm án treo đến bốn năm tù.
Đó là vấn đề được thảo luận nhiều nhất tại hội thảo lấy
ý kiến về đề án đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) hoạt động
giám định tư pháp (GĐTP) do Bộ Tư pháp tổ chức tại
TP.HCM ngày 6-8.
Theo Sở Tư pháp TP.HCM, năm 2013 chủ tịch UBND
TP cho phép thành lập Văn phòng GĐTP Sài Gòn hoạt
động trong lĩnh vực tài chính. Nhưng trung bình mỗi năm
văn phòng này cũng chỉ thực hiện được hai vụ việc GĐTP.
Sở Tư pháp cho rằng mặc dù đã cố gắng trong việc
động viên, khuyến khích những người đủ điều kiện tham
gia thành lập tổ chức GĐTP ngoài công lập, tuy nhiên
do đa số giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực được
XHH đang công tác kiêm nhiệm tại các sở, ngành nên
không đủ điều kiện thành lập văn phòng GĐTP.
Một số lĩnh vực GĐTP được XHH có số lượng vụ việc
giám định ít, thời điểm hiện nay nhu cầu của xã hội chưa
cao, trong khi đó chi phí đầu tư lại rất lớn, thù lao, chi phí
giám định chưa tương xứng…
Luật GĐTP 2012 đã cho các tổ chức GĐTP ngoài công
lập được thành lập trong các lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền
tác giả.
Tuy nhiên, trên thực tế việc chỉ cho
phép XHH GĐTP đối với các lĩnh vực
có nhu cầu giám định không lớn, không
thường xuyên sẽ không thu hút được
các nguồn lực xã hội đầu tư vào hoạt
động giám định.
Đại diện Sở Tư pháp TP Đà Nẵng và
Sở Tư pháp TP Hà Nội cũng cho rằng quy
định GĐTP còn bất cập, gây ra nhiều khó
khăn vì chỉ có các lĩnh vực tài chính, ngân
hàng, xây dựng, di vật, cổ vật, bản quyền
tác giả mới được thành lập văn phòng GĐTP.
Nhưng các lĩnh vực này thường khó, phức tạp và không
đảm bảo lợi nhuận khi thành lập văn phòng nên hầu như
không có tổ chức, cá nhân nào đề nghị thành lập. Đội ngũ
giám định viên tư pháp trong các lĩnh vực chuyên ngành
được bổ nhiệm nhưng chủ yếu là cán bộ, công chức làm
việc tại cơ quan nhà nước, làm việc theo chế độ kiêm
nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian để
thực hiện GĐTP và các cơ quan tố tụng
cũng ít mời.
Đối với giám định về di vật, cổ vật, bản
quyền tác giả chưa phát sinh vụ việc nào.
Từ đó Sở Tư pháp TP Đà Nẵng đề nghị
Bộ Tư pháp sớm sửa đổi, bổ sung mở rộng
thêm lĩnh vực được thành lập văn phòng
GĐTP để thực hiện kêu gọi XHH GĐTP.
Tại hội thảo, Sở Tài chính TP.HCM
cũng than rằng từ năm 2013 đến nay mới
tiếp nhận được 17 vụ việc trưng cầu thì mới
thực hiện giám định được 10 vụ. Vướng
mắc ở chỗ giám định viên được độc lập đưa ra kết luận
giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám
định do mình đưa ra.
Tuy nhiên, hiện nay quy trình giám định chuẩn ở lĩnh
vực tài chính-kế toán chưa được ban hành nên cũng ảnh
hưởng không ít về áp lực tâm lý khi kết luận.
NGÂN NGA
Vì sao ít tưnhânđầu tư làmgiámđịnh tưpháp?
Luật chỉ cho phép xã hội hóa giámđịnh tư pháp đối với các lĩnh vực có nhu cầu giámđịnh không lớn, không thường xuyên
sẽ không thu hút được tư nhân đầu tư vào hoạt động giámđịnh.
Đại diện Sở Tư pháp TPHàNội
phát biểu tại hội thảo.
Ảnh: NGÂNNGA
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook