179-2018 - page 3

3
Thời sự -
ThứBa7-8-2018
TÁ LÂM
“Ủ
y ban Trung ương
MTTQ Việt Nam
nên đề xuất Ủy ban
MTTQ các tỉnh, thành giới
thiệu các trường hợp có liên
quan đến tham nhũng, lãng
phí do Mặt trận kiến nghị và
được xử lý có kết quả để tổng
hợp thành sách về 63 giải
pháp trong đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.
Điều này tạo được niềm tin
trong nhân dân và khẳng
định rõ hơn vai trò của Mặt
trận đối với cuộc đấu tranh
chống tham nhũng”. Bí thư
Thành ủy TP.HCM Nguyễn
Thiện Nhân phát biểu tại hội
thảo “MTTQ Việt Nam thực
hiện công tác phòng, chống
tham nhũng, lãng phí” khu
vực phía Nam sáng 6-8.
Kiểm soát quyền lực
TheoôngNhân,tạiTP.HCM,
Ban Thường vụ Thành ủy
có quy định xử lý các thông
tin liên quan đến suy thoái,
tham nhũng. Dựa trên bốn
nguồn thông tin, Mặt trận và
HĐND sẽ tập hợp, chuyển
sang Ban Thường vụ Thành
ủy để phân công xử lý.
Liên quan đến vấn đề này,
bà Tô Thị Bích Châu, Chủ
tịch Ủy banMTTQViệt Nam
quyền lực. Tham nhũng kìm
hãm sự phát triển xã hội, tạo
nên sự méo mó, cạnh tranh
không lành mạnh, độc quyền.
Để có cơ chế giámsát quyền
lực, ông Huỳnh Đảm, nguyên
Chủ tịch Ủy ban Trung ương
MTTQViệt Nam, đề nghịMặt
trận tiếp tục kiến nghị có cơ
chế lấy phiếu tín nhiệm giữa
nhiệm kỳ hoặc mỗi năm một
lần đối với những người do
HĐND bầu ra. “Lấy phiếu
tín nhiệm mới có cơ sở đánh
giá một cách chính xác cán
bộ, tôi có niềm tin như vậy
chứ nói chung chung không
bao giờ có hiệu quả” - ông
Xây dựng “thế lực”
chống “thế lực”
Ông Đường cũng cho rằng
cần đổi mới tư duy, nhận
thức đầy đủ và đúng đắn về
giám sát, phản biện xã hội
của MTTQ Việt Nam. “Tuy
không có các chế tài cụ thể
nhưng sứcmạnh của giám sát,
phản biện xã hội lại rất sâu
rộng. Đó là sự đồng tình hay
lên án của dư luận xã hội và
nhiều khi dư luận xã hội lên
án còn nặng nề hơn là một
chế tài pháp lý cụ thể” - ông
Đường nói và cho rằng luật
cũng cần phải bổ sung các
quy định về trách nhiệm của
đối tượng chịu sự giám sát,
phản biện xã hội.
PGS Nguyễn Ngọc Điện,
Phó Hiệu trưởng Trường ĐH
Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia
TP.HCM), cho rằng chống
tham nhũng phải là sự nghiệp
của một hoặc nhiều tập thể,
thậm chí phải là trào lưu xã
hội thì mới có cơ may thành
công chứ một cá nhân khó có
thể làm được. “Muốn chống
thamnhũng thì phải xây dựng
được một hoặc nhiều thế
lực đủ mạnh để có thể đối
diện với thế lực tham nhũng
mới hiệu quả. Một cá nhân
thì không chống được tham
nhũng” - ông nói.
Kinh nghiệm các nước
cho thấy để có thể tham gia
phòng, chống tham nhũng
hiệu quả thì bản thân tổ
chức xã hội phải thực sự là
tổ chức đại diện của tầng
lớp xã hội hoặc giới nghề
nghiệp có liên quan. “Bản
thân tổ chức xã hội phải bảo
đảm sự minh bạch và trong
sạch trong tổ chức và hoạt
động. Về phần mình, Nhà
nước phải tạo điều kiện thuận
lợi cho các tổ chức xã hội
tham gia phòng, chống tham
nhũng cả trong giai đoạn xây
dựng cũng như trong quá
trình thực hiện chính sách,
luật pháp” - ông Điện nói.•
ÔngNguyễn ThiệnNhân, Bí thư Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: TÁ LÂM
Bà Rịa-Vũng Tàu luân chuyển
nhiều cán bộ chủ chốt
Chiều 6-8, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà
Rịa-Vũng Tàu tổ chức lễ công bố việc
luân chuyển, điều động và bổ nhiệm
hàng loạt cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
tỉnh, huyện, TP. Các quyết định có hiệu
lực kể từ ngày 15-8.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Thọ,
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, được
luân chuyển về giữ chức bí thư huyện
Xuyên Mộc.
Ông Huỳnh Bách Chiến, Bí thư huyện
Xuyên Mộc, được điều động giữ chức
phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy.
Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, về giữ
chức bí thư Thành ủy TP Bà Rịa. Đồng
thời ông Lương Tri Tiên, Bí thư Thành
ủy TP Bà Rịa, được điều động giữ chức
trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy thay ông
Nguyễn Văn Thọ.
Ông Võ Văn Dũng, Giám đốc Sở Xây
dựng, về giữ chức bí thư huyện Long
Điền thay ông Nguyễn Văn Sớm, Bí thư
huyện Long Điền, nghỉ hưu.
Ngoài ra, ông Hoàng Văn Quang,
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy,
cũng được điều động giữ chức phó hiệu
trưởng Trường Chính trị tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu.
TRÙNG KHÁNH
Áp thấp đang mạnh lên
ở biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng
Thủy văn, chiều nay (7-8), vùng áp thấp
nằm cách quần đảo Hoàng Sa khoảng
270-320 km về phía Đông Đông Nam,
hầu như ít di chuyển, có khả năng mạnh
thêm và chưa có khả năng tác động gây
gió mạnh, mưa lớn cho đất liền các tỉnh
miền Bắc.
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp, từ tối
6-8, khu vực giữa biển Đông (bao gồm
cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa
rào và dông mạnh, gió giật mạnh cấp 8.
Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới
kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động
mạnh nên khu vực giữa và Nam biển
Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo
Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận
đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp
6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4 m; biển
động. Khu vực Nam biển Đông (bao gồm
cả quần đảo Trường Sa), các vùng biển
từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến
Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa
giông mạnh.
AS
TP.HCM, cho biết: Trong sáu
tháng qua, Mặt trận đã tiếp
nhận và xử lý bảy đơn phản
ánh, khiếu nại, tố cáo liên
quan đến tổ chức, cá nhân
có những hành vi vi phạm.
“Mặt trận đã đôn đốc các
cơ quan có thẩm quyền xem
xét, giải quyết. Đồng thời, tổ
chức giám sát sau kiến nghị
đối với ba vụ việc, có hai vụ
việc đã có kết luận của cấp
ủy và thông báo kết quả xử lý
về MTTQTP” - bà Châu nói.
Tại hội thảo, nhiều đại
biểu cho rằng để công cuộc
phòng, chống tham nhũng có
hiệu quả, vai trò giám sát của
các đoàn thể rất quan trọng,
đặc biệt là Mặt trận.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu,
Phó Chủ tịch Hội Luật gia
TP.HCM, cho rằng bản chất
thamnhũng là do những người
có chức vụ và quyền hạn lạm
dụng quyền lực để trục lợi,
do đó phải kiểm soát được
Đảm nói và cho rằng đội ngũ
cán bộ làm công tác Mặt trận
phải đủ bản lĩnh mới giám
sát được.
GS-TS Trần Ngọc Đường,
Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn
dân chủ và pháp luật (Ủy
ban Trung ương MTTQViệt
Nam), đề nghị cần tiếp tục
hoàn thiện cơ chế nhân dân
kiểm soát quyền lực nhà
nước nhằm góp phần vào
công cuộc chống thamnhũng.
Bởi vì cơ chế này chưa được
xây dựng đầy đủ, nhân dân
tham gia kiểm soát quyền lực
nhà nước còn rất hạn chế và
hình thức.
Bản chất tham
nhũng là do những
người có chức vụ
và quyền hạn lạm
dụng quyền lực để
trục lợi, do đó phải
kiểm soát được
quyền lực.
Phải giám sát quyền lực
mới chống được tham nhũng
Các đại biểu đồng tình việc chống thamnhũng là công việc của nhiều tập thể và cần có cơ chế
kiểm soát quyền lực hữu hiệu vì bản chất thamnhũng là do lạmdụng quyền lực mà ra.
Cầnkịp thời phát hiệnsai phạm
trong tuyểndụng, bổ nhiệm
Sáng 6-8, Thường trực Ủy ban Pháp luật
của Quốc hội (QH) họp phiên mở rộng để
thẩm tra báo cáo của Chính phủ việc thực
hiện các nghị quyết của QH về giám sát
chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ
đến kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV.
Các đại biểu đánh giá cao Chính phủ đã
nghiêm túc trong việc thực hiện các nghị
quyết của QH nhưng chưa phản ánh tổng
thể quá trình triển khai nghị quyết của
QH, chưa cho thấy những chuyển biến
trên thực tế...
Theo báo cáo của Chính phủ, sau khi có
Nghị quyết 56/2017 của QH, Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành năm
nghị định, sáu quyết định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
một số bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
tổng cục thuộc bộ.
Qua rà soát năm nghị định trên, Thường
trực Ủy ban Pháp luật nhận thấy cơ bản
các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ không
chuyển các vụ thành cục, tổng cục; các cơ
quan thuộc Chính phủ giảm số đơn vị được
thành lập phòng, giảm số phòng. Các văn
bản nêu trên vẫn còn một số quy định chưa
đáp ứng yêu cầu là tăng tổng số phòng
trong các đơn vị trực thuộc bộ, số đầu mối
không tăng nhưng cũng chưa được sắp xếp
để bảo đảm tinh gọn theo yêu cầu của nghị
quyết. Các nghị định về cơ quan thuộc
Chính phủ cũng không quy định số lượng
tối đa cấp phó của đơn vị trực thuộc nên
có thể dẫn đến tùy tiện khi áp dụng. Các
đại biểu đề nghị cần tăng cường kỷ luật, kỷ
cương, kịp thời phát hiện sai phạm trong
tuyển dụng, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm
cán bộ, công chức bởi đây là một trong
những yêu cầu quan trọng được đặt ra
trong Nghị quyết 56/2017.
Nhiều ý kiến đề nghị thời gian tới Bộ
Nội vụ kiên quyết hơn trong việc giao biên
chế cho từng địa phương, bộ, ngành. Chính
phủ tiếp tục sắp xếp cơ cấu tổ chức các cơ
quan trong bộ máy hành chính nhà nước
tinh gọn với các tiêu chí cụ thể…
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban
Pháp luật của QH Nguyễn Khắc Định đề
nghị Bộ Nội vụ hoàn thiện báo cáo, tổng
hợp thông tin đến ngày 30-8, sau đó Ủy
ban Pháp luật sẽ tiến hành thẩm tra chính
thức.
PV
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook