179-2018 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa7-8-2018
không thể tách rời sự sống hoặc sản
phẩm của ĐVHD, động vật nguy
cấp, quý, hiếm (như ngà voi - PV)
thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định tại Điều 234 hoặc
Điều 244 BLHS 2015.
Phó Chánh án TAND tỉnh Lâm
Đồng Hoàng Thị Minh Hương cho
biết ở địa phương này có nhiều rừng
như rừng quốc gia Cát Tiên. Nhưng
trong bốn năm trở lại đây, tòa tỉnh
chỉ xử được hai vụ liên quan đến vụ
nuôi sống nhốt và tàng trữ bộ phận
cơ thể động vật.
Bà Hương dẫn chứng một người
đồng bào đi vào rừng bắt được con
khỉ, định đemvề nấu cao. Trên đường
đi, người nông dân khác thấy nó đẹp
quá nên mới mua lại về nuôi cho bú
sữa bình, mặc quần áo, hằng ngày
đi đâu thì cho con khỉ này đi cùng.
Một hôm có người trong gia đình
anh này đi bệnh viện thì mới nhốt
con khỉ ở nhà. Anh kiểm lâm đi
ngang qua thấy vậy mới bắt mang
về chi cục. Hay tin, anh nông dân
đến đòi về thì bị khởi tố hình sự vì
đây là con chà vá, nằm trong danh
mục động vật quý hiếm chứ không
phải là con khỉ.
Người nông dân bị tòa cấp sơ
thẩm xử tù giam nên đã kháng cáo
xin được hưởng án treo. TAND tỉnh
LâmĐồng sau đó đã sửa án sơ thẩm
cho anh này được hưởng án treo vì
cấp sơ thẩm xử tù giam là quá máy
móc. Bởi nếu bị cáo không mua
thì con khỉ này đã bị nấu cao, chứ
họ đâu biết rằng đây là con chà vá
thuộc động vật quý hiếm.
Về trường hợp này, đại diện Chi
cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk góp ý:
“Cách xử lý tốt nhất là tuyên truyền,
động viên hộ gia đình chuyển con
chà vá qua Vườn quốc gia Cúc
Phương là được”.
Cũng theo bà Hương, hiện ở dinh
Bảo Đại có cặp ngà voi từ thời vua
Bảo Đại và tại UBND tỉnh Lâm
Đồng cũng có cặp ngà voi từ chế
độ cũ để lại. Ngoài ra, người dân
tộc thiểu số cũng thuần bắt voi từ
nhiều năm về trước. Do đó nếu
máy móc quy định sau ngày 1-1-
2018, nếu không giao nộp cho cơ
quan có thẩm quyền thì bị xử lý là
không phù hợp.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn voi
Đắk Lắk cũng cho rằng voi được
xếp vào động vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm. Trong khi tỉnh này có
nhiều người đồng bào đang nuôi
voi nhà (khoảng 40 con) nếu họ
không giao nộp thì bảo họ tàng
trữ rồi truy cứu trách nhiệm hình
sự là không phù hợp với tình hình
thực tế, bởi đây là tài sản hợp pháp
của người dân.
Cạnh đó, có đại biểu cũng cho
rằng cần phải bãi bỏ Điều 4 dự thảo
nghị quyết: “Truy cứu trách nhiệm
hình sự đối với hành vi chiếm đoạt
cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản
phẩm của loài động vật nguy cấp,
quý, hiếm”. Lý do là BLHS không
quy định hành vi chiếm đoạt thì
nghị quyết không thể ban hành ra
để hướng dẫn xử lý được.
Lúng túng xử lý vật chứng
là động vật hoang dã
Tại Điều 7 của dự thảo nghị quyết
đưa ra phương án quy định về việc
xử lý vật chứng là ĐVHD nhưng
các đại biểu phản đối vì chưa rõ
ràng và không khả thi.
Dự thảo nêu: “Đối với vật chứng
là ĐVHD, động vật nguy cấp, quý,
hiếmthì ngay saukhi cókết luậngiám
định phải giao cho cơ quan quản lý
chuyên ngành có thẩm quyền xử lý
theo quy định của pháp luật như để
trả về tự nhiên, gửi vào các trung tâm
cứu hộ, giao cho khu bảo tồn thiên
nhiên, vườn quốc gia hoặc cơ quan
tổ chức khác theo quy định của pháp
NGÂNNGA
Đ
ây là nội dung quan trọng
tại hội thảo tham vấn đối
với dự thảo nghị quyết của
Hội đồng Thẩm phán TAND Tối
cao hướng dẫn áp dụng một số quy
định của BLHS về các tội liên quan
đến động vật hoang dã (ĐVHD),
động vật nguy cấp, quý, hiếm. Hội
thảo này do TAND Tối cao phối
hợp cùng Trung tâm hành động
và liên kết vì môi trường và phát
triển (Change) và tổ chức Cứu trợ
hoang dã (WildAid) vừa tổ chức
tại tỉnh Đắk Lắk.
Trưng ngà voi có thể
bị khởi tố?
Cụ thể, Điều 3 dự thảo nghị
quyết quy định: Kể từ 0 giờ ngày
1-1-2018, người có hành vi tàng
trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể
Phó Chánh án TAND tỉnh LâmĐồngHoàng Thị MinhHương phát hiểu tại hội thảo. Ảnh: NGÂNNGA
Tranh cãi
quy định
nuôi voi có
thể bị khởi tố
Nhiều ý kiến cho rằng nếu TANDTối cao
hướng dẫnmáymóc thì những người
nuôi voi, trưng bày ngà voi đều có thể bị
xử lý hình sự.
luật. Đối với vật chứng là cá thể động
vật chết hoặc sản phẩmĐVHD, động
vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc loại
mauhỏng, khóbảoquản thì tiêuhủy”.
Theo ông Đinh Văn Quế (nguyên
Chánh Tòa Hình sựTANDTối cao),
nghị quyết cần quy định cụ thể đối
với vật chứng nào nhất thiết phải
chuyển cho tòa án, còn vật chứng
nào thì cơ quan chức năng ban
đầu được xử lý. Tuy nhiên, nhiều
đại biểu cho rằng TAND Tối cao
không nên tự quy định xử lý vật
chứng là ĐVHD mà hãy để các
cơ quan, ban, ngành liên quan như
VKSND Tối cao, TAND Tối cao,
Bộ NN&PTNT… cùng ban hành
thông tư liên tịch hướng dẫn.
TS Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ
trưởngBộTư pháp) phân tích trường
hợp các cơ quan chức năng bắt được
tang vật là ĐVHD còn sống thì cần
hướng dẫn cho phép giám định sau
đó chuyển cho cơ quan quản lý
chuyên ngành để thả lại vào rừng
hoặc giao cho các hoạt động cứu hộ
sớm nhất. Nếu là sản phẩm, bộ phận
của cơ thể ĐVHD thì sau khi giám
định cho phép chuyển giao cho cơ
quan khoa học, trường đại học làm
mẫu nghiên cứu hoặc tiêu hủy sớm
để tránh gây ô nhiễm môi trường.
TSTỵ cũng nói thêmhiện có nhiều
nơi bắt giữ được những sản phẩm
là thịt của ĐVHD nhưng lúng túng
không biết xử lý ra sao. Lý do là
không có kinh phí để mua tủ lạnh
về dự trữ, bảo quản làm tang vật vụ
án. Còn đối với động vật còn sống
thì có trung tâm cứu trợ chỉ nhận
nuôi một số động vật nhất định.•
Siêu lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã
Theo tài liệu của Change, trên toàn cầu, các hoạt động buôn bán trái
phép ĐVHD, được coi là có lợi nhuận chỉ đứng sau buôn lậu ma túy,
vũ khí và buôn người. Đó là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhiều loài
động vật quý hiếm đối diện với nguy cơ tuyệt chủng, điển hình như tê
giác, voi, tê tê.
Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiêu thụ ĐVHD hàng đầu mà còn
là điểm trung chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép xuyên quốc gia. Nhằm
tăng cường hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật,
ngăn chặn các hành vi buôn bán, tiêu thụ ĐVHD, Việt Namđã và đang nỗ
lực trong cả xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật, tổ chức thực thi
pháp luật (như BLHS và BLTTHS 2015).
Để nâng cao nhận thức và giảm thiểu nhu cầu mua bán, sử dụng các
sản phẩm từ các loài hoang dã nguy cấp như tê giác, tê tê và voi, từ năm
2013 đến nay Change vàWildAid đã phát động chiến dịch đầu tiênmang
tên “chấm dứt sử dụng sừng tê”, “cứu tê tê” và “nói không với ngà voi”.
Theo bà Hương, hiện ở
dinh Bảo Đại có cặp ngà
voi từ thời vua Bảo Đại
và tại UBND tỉnh Lâm
Đồng cũng có cặp ngà
voi từ chế độ cũ để lại.
Trộm xe máy lấy tiền trả nợ
(PL)- VKSND huyện Đông Hòa, Phú Yên vừa phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Duy
(sinh năm 1998, trú phường 9, TP Tuy Hòa, Phú Yên) về
tội trộm cắp tài sản.
Theo hồ sơ, trưa 10-7, Trần Minh Ngọc điều khiển xe
máy đến nhà bị cáo Duy để đòi tiền nợ. Duy nói không có
tiền và nhờ Ngọc chở đến thị trấn Hòa Vinh, huyện Đông
Hòa để gặp người quen lấy tiền trả nợ.
Đến nhà người quen, thấy không có người ở nhà nên bị
cáo Duy chở Ngọc đi bán sợi dây chuyền bạc Duy đang
đeo trên người để trả tiền cho Ngọc. Khi đi ngang qua BV
đa khoa huyện Đông Hòa, Duy nhìn thấy bên trong có
dựng nhiều xe máy nhưng không có người trông coi nên
nảy sinh ý định trộm cắp.
Lúc này Duy vào bên trong rồi xuống xe đi bộ đến bãi
giữ xe của bệnh viện. Thấy vậy, Ngọc chửi Duy và chạy
xe của mình bỏ đi. Duy đến bên chiếc xe Sirius của T.
rồi dùng kéo giấu sẵn trong người bẻ khóa xe, nổ máy
bỏ chạy. Sau đó Duy chạy xe đến gặp một thanh niên tên
Thắng (chưa rõ lai lịch) cầm cố được 3 triệu đồng lấy tiền
trả nợ và tiêu xài. Tại bản kết luận định giá tài sản của hội
đồng định giá huyện Đông Hòa thì xe Sirius có giá trị là
11,5 triệu đồng.
DƯƠNG ĐỨC
Án chồng án, 2 thanh niên dắt nhau vào tù
(PL)- TAND TP Nha Trang, Khánh Hòa vừa xử sơ thẩm,
tuyên phạt bị cáo Nguyễn Duy Đại 21 tháng tù, Nguyễn
Ngọc Thiện 15 tháng tù cùng về tội trộm cắp tài sản.
Ngoài ra, HĐXX còn bị tổng hợp hình phạt hai năm
sáu tháng tù của các bản án trước, buộc bị cáo Đại phải
chấp hành hình phạt chung là bốn năm ba tháng tù. Bị cáo
Thiện cũng bị tổng hợp hai năm sáu tháng tù như Đại và
buộc phải chấp hành là ba năm chín tháng tù.
Theo hồ sơ, trưa 17-10-2017, Đại điều khiển xe máy chở
Thiện đi ăn trộm. Khi đi đến dãy nhà trọ số 19 Quảng Đức,
Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, Thiện phát hiện xe máy hiệu
Yamaha Sirius (theo định giá là 12.567.000 đồng) của chị
T. để trước phòng trọ nhưng không có người trông coi.
Đại đứng ngoài cảnh giới, Thiện vào khu vực phòng trọ
bẻ khóa lấy trộm chiếc xe máy rồi cùng Đại mỗi người
điều khiển một xe chạy về khu vực xã Vĩnh Ngọc.
Tuy nhiên, lúc này anh Trần Quốc An đang trên đường
đi làm nên phát hiện, đuổi theo. Đến khu vực thôn Hòn
Nghê, xã Vĩnh Ngọc, anh An đuổi kịp Thiện và Đại. Thấy
vậy Thiện bỏ lại xe máy vừa trộm cắp rồi lên xe để Đại
chở tẩu thoát.
HOÀNG VĂN
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook