11
Kinh tế -
ThứHai 28-1-2019
Phút trải lòng của “ông lớn
ngành nhựa”
“Hiện nay có hàng ngàn người mất việc làmvì bị vạ lây từ kiểu làmăn gian dối và
chính sách nhập phế liệu thay đổi” - ông Trần Vũ Lê, Giámđốc Nhựa Lê Trần.
Tiêu điểm
Đầu tư hàng trăm tỉ
rồi… đắp chiếu
HiệphộiNhựaViệtNam(VPA)
cho biết hiện nhiều công ty
ngànhnhựa đã đầu tư 100-200
tỉ đồng xây dựng nhà máy sản
xuất nguyên liệunhựa sửdụng
nhựa tái chế nhập khẩu.
Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ lên
BộTN&MTxin thủ tục cấpphép
nhập khẩu nguyên liệu thì gặp
khó khăn do bị siết nhập khẩu
nguyên liệu và“lệnh cấmnhập
khẩu”phế liệu nhựa này đang
khiến nhiều doanh nghiệp rơi
vào cảnh khó khăn.
Ông Trần Vũ Lê, Giámđốc Nhựa Lê Trần. Ảnh: QUANGHUY
“Để giải oan cho
phế liệu nhựa
tái chế, tôi nghĩ
cơ quan quản lý
cần mạnh tay bắt
những “con sâu
làm rầu nồi canh”
lợi dụng chính
sách nhập phế liệu
nhưng thực chất
là nhập rác về Việt
Nam. Bởi những
con sâu này đang
làm các công ty
nhập khẩu phế
liệu làm nguyên
liệu sản xuất chân
chính bị ảnh hưởng
nặng nề.”
Ông
Trần Vũ Lê
. Dù đang gặp khó khăn nhưng công ty của
ông vẫn nằm trong tốp đầu của thị trường,
ông có thể chia sẻ chiến lược trở thành công
ty mạnh trên thị trường?
+ Thông thường khách hàng thường tìm
doanh nghiệp có giá rẻ nhất, hợp lý nhất để
đặt hàng. Do vậy, mình phải làm ra sản phẩm
chất lượng đồng đều, giá rẻ và cứ thế khách
hàng truyền miệng nhau tìm đến. Đơn hàng
rất nhiều, chúng tôi không lo đầu ra.
. Cuộc chiến thươngmại Mỹ-Trung đang tác
động nhiều đến các doanh nghiệp, còn công
ty của ông thì sao?
+Ngay sau khi chiến tranh thươngmại Mỹ-
Trung nổ ra, tôi bay liền sang Mỹ giới thiệu
sản phẩm tại hai hội chợ nội thất lớn ở nước
này. Kết quả chúng tôi nhận được nhiều đơn
hàng giá trị lớn, cơ hội thay thế thị phần sản
phẩmnhựamà đối thủTrungQuốc đang thất
thế vì bị Mỹ đánh thuế cao.
. Ông từng phát biểu rằng doanh nghiệp sử
dụng nguồn phế liệu nhựa tái chế là bảo vệ
môi trường?
+ Quan điểm chung trong sản xuất, kinh
doanh tại các nước tiên tiến nhưMỹ, châuÂu,
Nhật... là cố gắng sử dụng những nguyên, vật
liệu tái chếđể làmra sảnphẩm. Họ tái chếmọi
thứ từ nhôm, kim loại, giấy, nhựa cho đến các
rác thải hữu cơ để sản xuất điện năng, vì nếu
không Trái đất ngập tràn rác thải.
Ở các nước phương Tây, người tiêu dùng
cảmthấy rất vinhdựkhi sửdụngcác sảnphẩm
có nguyên liệu tái chế vì qua đó góp phần
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Họ xem việc
sử dụng nhựa tái chế là việc làm có ý nghĩa
cho cộng đồng và xã hội.
Chiến tranh thương mại nổ ra, tôi bay sang Mỹ
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
B
iết nắm bắt nhanh các
cơ hội kinh doanh, ông
Trần Vũ Lê, Giám đốc
Công ty Nhựa Lê Trần, đã
nhanh chóng đưa công ty
nằm trong tốp đầu của ngành
nhựa với doanh thu hàng
chục triệu USD mỗi năm,
tạo công ăn việc làm cho
hàng chục ngàn lao động.
Tuy nhiên, các biến động
kinh doanh khó lường, đặc
biệt gần đây việc siết nhập
khẩu phế liệu đã đẩy Nhựa
Lê Trần cũng như các doanh
nghiệp ngành nhựa lâm vào
thế khó.
ÔngTrầnVũ Lê đã trải lòng
với
Pháp Luật TP.HCM
trước
những sóng gió mà doanh
nghiệp ông lẫn ngành nhựa
Việt Nam đang gặp phải.
Hàng loạt doanh
nghiệp lao đao
.
Phóng viên:
Thưa ông,
hiện nay hàng loạt doanh
nghiệp ngành nhựa không
đủ nhựa tái chế do việc đột
ngột siết chặt nhập phế liệu
và những vướng mắc hiện
hành. Riêng công ty của ông
thì sao?
+ Ông
Trần Vũ Lê:
Năm
2018, các doanh nghiệp nhựa
bị tịt đường nhập khẩu phế liệu
nên rơi vào cảnh đói nguyên
liệu sản xuất do lệnh siết nhập
khẩu từ cơ quan quản lý nhà
nước. Điều này đã gây thiệt
hại rất nặng cho các công ty
ngành nhựa Việt Nam.
Bản thân công ty của tôi
năm 2017 xuất khẩu được 20
triệu USD. Năm 2018 chúng
tôi dự kiến xuất khẩu được
khoảng 30 triệu USD và ngay
từ đầu năm chúng tôi đã ký
hợp đồng cho cả năm.
Để đáp ứng các hợp đồng
này, công ty tôi đã xây dựng
một nhà máy sản xuất sản
phẩm từ nhựa tái chế đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn của
Bộ TN&MT nhưng hiện
nay không có nguyên liệu
để hoạt động sản xuất. Ước
tính năm vừa rồi chúng tôi
thiệt hại hơn 10 triệu USD,
tương đương hơn 230 tỉ đồng,
vì không có nguyên liệu để
sản xuất. Ngoài ra, phải bồi
thường hợp đồng cho đối
tác mua hàng là sản phẩm
nhựa gia dụng như bàn, ghế,
tủ… nhựa.
Đáng lo là hàng ngàn công
nhân mất việc, công suất nhà
máy giảm tới 90% vì không
đủ nguồn nguyên liệu phục
vụ cho vận hành nhà máy.
. Có ý kiến cho rằng các
công ty ngành nhựa vẫn có
thể tìm được nguồn nguyên
liệu nhựa tái chế ngay tại
Việt Nam thay vì nhập khẩu?
+ Thực tế cho thấy nguồn
nguyên liệu nhựa tái chế tại
thị trường Việt Nam chỉ đáp
ứng được khoảng 30% nhu
cầu của các doanh nghiệp.
Nguyên nhân Việt Nam chưa
có các hoạt động tái chế hiệu
quả như phân loại rác từ đầu
nguồn.
Nhà nước đã ban hành chính
sách yêu cầu các hộ gia đình
phân loại rác để tránh lãng
phí nguồn tài nguyên không
nhỏ từ rác nhưng đến nay
việc phân loại vẫn chưa đi
đến đâu. Tôi nghĩ nếu làm tốt
khâu này, Việt Nam có thể
đáp ứng đến 70% nguyên
liệu nhựa tái chế. Khi đó
các doanh nghiệp nhựa Việt
Nammới khỏi phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhựa tái
chế của nước ngoài.
“Người ta được
trả tiền để nhập
rác ngoại”
. Sở dĩ các cơ quan chức
năng siết chặt nhập khẩu
phế liệu vì cho rằng có tình
trạng một số doanh nghiệp
làm ăn bất chính lợi dụng
chính sách nhập khẩu phế
liệu để kéo rác về Việt Nam,
nguy cơ biến nước ta thành
bãi rác của thế giới?
+ Cần xác định rõ phế liệu
không phải là rác, phế thải.
Nhập phế liệu thực ra là một
khâu quan trọng trong ngành
côngnghiệp tái chế,một ngành
có vai trò quan trọng trong
bảo vệ môi trường, tiết kiệm
tài nguyên thiên nhiên, tạo
ra nhiều công ăn việc làm.
Còn rác đúng nghĩa không
thể sử dụng tái chế được,
cấm nhập.
Thế nhưng một số đơn vị
trục lợi, nhập rác ngoại về
Việt Nam núp bóng phế liệu.
Điều này khiến các doanh
nghiệp làm ăn đàng hoàng
bị vạ lây.
. Tại sao họ cố tình nhập
rác mà không phải nguyên
liệu đúng nghĩa, dù biết làm
như vậy là vi phạm pháp luật,
thưa ông?
+Đơn giản là vì họ được trả
tiền làm điều này. Có nghĩa
rằng nước xuất khẩu rác sẵn
sàng trả tiền cho các đơn vị
nhập khẩu đi tiêu hủy. Thế là
các doanh nghiệp này vì lợi
nhuận sẵn sàng nhập rác thải
bất chấp nó gây hại cho nước
ta, vì chi phí vận chuyển vẫn
thấp hơn số tiền họ nhận tiêu
hủy. Khi hàng về đến cảng
Việt Nam và bị kiểm tra gắt
gao, họ bỏ các container rác
rồi lặn biệt tăm.
Lo rác tuồn vào Việt Nam,
không quản lý được nên cơ
quan quản lý mới ra lệnh
siết nhập phế liệu. Có điều
cơ quan quản lý lại không
quan tâm đến chuyện không
doanh nghiệp nhựa chân
chính nào lại đi nhập rác về
để sản xuất. Lý do nếu nhập
rác về thì chi phí phân loại
rác còn cao hơn đi mua phế
liệu nhựa tái chế về sản xuất.
Hài hòa lợi ích
các bên
. Vậy theo ông, làm sao để
vừa chặn được rác tuồn về
Việt Nam vừa đảm bảo các
công ty làm ăn chân chính
có nguyên liệu, phế liệu để
sản xuất?
+ Không khó nếu Nhà
nước có chế tài mạnh và làm
một cách quyết liệt. Không
thể có chuyện là không biết
ai nhập rác về rồi bỏ ở cảng
(vô chủ - PV) vì khi nhập
khẩu đều phải thực hiện mở
bộ chứng từ và dấu vết tên
tuổi đều lưu trên đó.
. Ông có thể nói cụ thể hơn
về việc giải bài toán khó phế
liệu đang tồn đọng rất lớn ở
các cảng trong khi các doanh
nghiệp lại không có nguyên
liệu sản xuất hiện nay?
+ Thiết nghĩ các cơ quan
nhà nước cần lắng nghe ý
kiến doanh nghiệp, hiệp hội
và đi sâu sát vào hoạt động
doanh nghiệp. Ngoài ra, Nhà
nước cần xây dựngmột khung
pháp lý phù hợp để giám sát
sản xuất, hiệu quả hoạt động
và chất lượng sản phẩm, có
các chính sách ưu đãi cho
các hoạt động tái chế; xử lý
nghiêm các container hàng
phế liệu nhập sai quy định
và làm rõ trách nhiệm những
cá nhân, cá thể sai phạm…
Đặc biệt, tôi cho rằng không
thể đánh đồng “cá mè một
lứa” giữa rác và phế liệu rồi
siết nhập khẩu khiến cả cộng
đồng doanh nghiệp khốn khổ.
. Xin cám ơn ông.•
Một công đoạn sản xuất nhựa tại
Công ty Nhựa Lê Trần. Ảnh: PHƯƠNGMINH