7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 28-1-2019
Luật & đời
(Tiếp theo trang 1)
Bản án của tòa khó thi hành
15 năm loay hoay
xử lý căn nhà
nhiều chủ
Nhà đang thuộc diện kê biên bán đấu giá thì bị chuyển nhượng
bằng giấy tay, rồi chính quyền cấp luôn giấy chứng nhận khiến
15 nămnay thi hành án tắc tị.
MINHCHUNG
N
ăm 1996, bà Nguyễn Thị Liễu
có mua giấy tay một phần đất
có căn nhà mái tôn thuộc xã
Tân Tạo, huyện Bình Chánh (nay
là phường Tân Tạo, quận Bình Tân,
TP.HCM). Sau đó bà Liễu với ông
Nguyễn Hồng Sơn phát sinh tranh
chấp liên quan đến việc ai có quyền
sở hữu căn nhà.
Nhà đang THA vẫn
cấp giấy hồng
Tại bản án phúc thẩm ngày 11-3-
2002 của Tòa phúc thẩmTANDTối
cao tại TP.HCM xác định bà Liễu
là người mua nhà với giá 31 lượng
vàng. Tòa giao cho cơ quan thi hành
án (THA) được quyền bán đấu giá
căn nhà này để trả cho bà Liễu 31
lượng vàng 24K, đồng thời trả cho
ông Sơn tiền sửa chữa nhà là hơn
26 triệu đồng. Ngoài ra, HĐXX
cũng quyết sau khi trừ các chi phí
thì số tiền bán nhà còn lại sẽ sung
công quỹ nhà nước.
Sau đó PhòngTHATP.HCM (nay
là Cục THAdân sự (DS) TP.HCM)
ra quyết địnhTHAtheo các nội dung
mà bản án phúc thẩm đã tuyên.
Tuy nhiên, khi Cục THADS tiến
hành THA thì ông Sơn đã chuyển
nhượng bằng giấy tay bán căn nhà
cho vợ chồng ông Trần Văn Các.
Cuối năm 2002, ông Sơn mất. Năm
2004, vợ ông Sơn là bà Dương Kim
Nhã cùng đại diện ủy quyền của bà
Liễu có đơn xin đình chỉ THA để
tự thỏa thuận nhưng không được
chấp thuận.
Năm 2009, UBND quận Bình
Tân cấp giấy chủquyền căn nhà cho
vợ chồng ông Các. Đến năm 2016,
vợ chồng ông Các lại tặng căn nhà
cho con gái mình. Cơ quan THA
đã nhiều lần xác minh nhưng hiện
không rõ đại diện ủy quyền của bà
Liễu, bà Nhã hiện ở đâu. Văn bản
của Cục Quản lý xuất nhập cảnh thì
cho hay bà Liễu đã xuất cảnh qua
Mỹ từ năm 2006, hiện nay chưa về
Việt Nam.
Đến đây thì việc THA với căn
nhà bị tắc tị, trong khi sau 15 năm
thì tình trạng pháp lý của căn nhà
còn phức tạp hơn trước.
Lại chờ phán quyết
của tòa
Một chấphànhviên (CHV, xingiấu
tên) thuộc Cục THADS TP.HCM
Căn nhà liên quan đến vụ việc. Ảnh: MINHCHUNG
UBND quận đề nghị Cục
THADS căn cứ vào Điều
106 Luật Đất đai và Điều
87 Nghị định số 43/2014
của Chính phủ khởi kiện
ra tòa để yêu cầu tòa thu
hồi giấy chủ quyền.
cho rằng vướng mắc trong vụ này
là bản án tuyên có phần sung công
quỹ nhà nước. Vì thế không có cơ
sở để đình chỉ THA theo quy định
mặc dù các đương sự đã nhiều lần
có đơn xin đình chỉ để tự giải quyết
với nhau.
Mặt khác, hiện trạng tài sản nay
đã thay đổi, rất khó xác định được
tài sản ban đầu. Trường hợp nếu
xác định được hiện trạng tài sản thì
CHV có thể tiếp tục kê biên nhưng
phải qua giải quyết tranh chấp tại
tòa vì căn nhà đã bị chuyển nhượng
đến hai lần.
Hội đồng CHVTHADS TP.HCM
đã tổ chức hai cuộc họp vào các ngày
26-6-2017 và 12-7-2017. Trên cơ sở
này cục trưởng Cục THADS đã kết
luận: Đề nghị đương sựkhởi kiện hủy
bỏ giấy chủ quyền để có cơ sở tiếp tục
THA vụ việc đã kéo dài nhiều năm.
Nếu đương sự không khởi kiện thì
CHV sẽ khởi kiện ra tòa án có thẩm
quyền để yêu cầu việc trên.
Trong khi cuộc họp của UBND
quậnBìnhTânvàongày11-1vừa qua
(có đại diện Phòng TN&MT quận,
Cục THADS và UBND phường Tân
Tạo), UBND quận cho rằng không
có cơ sở để đơn vị này hủy bỏ giấy
chủ quyền đã cấp cho vợ chồng ông
Các. Phía UBND quận đề nghị Cục
THADS TP.HCM căn cứ vào Điều
106 Luật Đất đai và Điều 87 Nghị
định số 43/2014 của Chính phủ khởi
kiện ra tòa để yêu cầu tòa thu hồi giấy
hồng đã cấp.
Ngày 17-1,
Pháp Luật TP.HCM
đã
trao đổi với CHV Nguyễn Thị Hồng
Tuyến(CụcTHADSTP.HCM), người
đang trực tiếp tổ chức thi hành bản án.
Bà Tuyến cho biết theo biên bản giải
quyết việc THA ngày 16-1-2019 thì
người đang có quyền sở hữu căn nhà
là con gái ông Các đã làm đơn khởi
kiện ra TAND TP.HCM để yêu cầu
hủy giấy chủ quyền và tòa này đã
nhận đơn. “Chúng tôi sẽ căn cứ vào
phán quyết của tòa để tiếp tục THA,
đảm bảo quyền lợi của các bên trên
cơ sở tuân thủ các quy định của pháp
luật” - bà Tuyến nói.•
Có vẻ như vận đen không muốn buông tha Ngân Anh. Khi
các điều tiếng cũ về vương miện Hoa hậu Đại dương 2017
chưa nguôi thì giờ giải á hậu Hoa hậu liên lục địa 2018 lại
làm bùng phát nhiều thị phi.
Hơi lạ đời là chính huấn luyện viên người nước ngoài của
Ngân Anh đã tố Ngân Anh chi tiền để có trước câu hỏi. Rồi
tuy không trưng ra được bằng chứng nào nhưng người này
vẫn liên tục phản ứng về sự không đúng, không công bằng…
Với một nhan sắc mà theo nhiều người là “sửa nát”, là bình
thường, cộng với phần trình diễn bị cho là nhạt nhòa, giải
thưởng mới nhất của Ngân Anh tiếp tục có nhiều đồn thổi về
những đánh đổi.
Không chỉ có vậy, Ngân Anh còn phải đối diện với những
hậu quả pháp lý bị dắt dây từ năm này qua năm nọ. Do không
được Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) - Bộ VH-TT&DL cấp
phép mà vẫn “cả gan” ra nước ngoài thi thố nên có thể Ngân
Anh phải nhận án phạt. Lý do để Cục từ chối: Ở cuộc thi Hoa
hậu Đại dương 2017 Ngân Anh không đảm bảo điều kiện dự
thi, cụ thể là Ngân Anh từng nâng mũi và đã tháo sụn ra để
dự thi.
Cùng với việc bị xử phạt hành chính về việc chấp nhận một
thí sinh đã “dao kéo”, đơn vị tổ chức cuộc thi còn bị buộc hủy
kết quả cuộc thi và thu hồi vương miện. Tuy nhiên, công ty này
chỉ đóng phạt chứ không động chạm gì đến chiếc vương miện
của Ngân Anh.
Và vì thế, theo lời của chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL tại
cuộc họp báo gần đây, Thanh tra bộ này sẽ có biện pháp buộc
công ty thu hồi vương miện. Tức tới đây Ngân Anh vừa bị phạt
tiền vì đi thi hoa hậu không phép, vừa có thể bị tước vương
miện.
Cần phải thấy rằng với xấu, đẹp dư luận có toàn quyền bình
phẩm, miễn sao không mạ lụy, xúc phạm nàng hoa hậu nhưng
với việc tước vương miện thì không thể muốn là làm bất chấp.
Với Nghị định 79/2012 và Thông tư 01/2016 của Bộ VH-
TT&DL, thí sinh dự thi người đẹp phải là người chưa thực
hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Theo đó, nếu bị phát hiện trước là
đã phạm quy thì đương nhiên thí sinh không được cho thi. Thế
nhưng nếu vì lý do nào đó mà “lọt lưới” do ban tổ chức không
biết hoặc biết nhưng chấp nhận và cá biệt là đoạt giải (như
trường hợp của Ngân Anh) thì pháp luật và điều lệ của từng
cuộc thi lại không có quy định chế tài.
Trong việc thu hồi danh hiệu được xem là hình phạt nặng
nhất dành cho những người đoạt giải, Nghị định 28/2017 (sửa
đổi, bổ sung Nghị định 158/2013) quy định chung là việc thu
hồi danh hiệu được thực hiện theo yêu cầu của các cơ quan có
thẩm quyền (trong đó có Cục NTBD) hoặc theo quyết định của
ban tổ chức cuộc thi sau khi được Cục NTBD chấp thuận.
Còn lại, những trường hợp nào bị thu hồi danh hiệu thì hồi
nào tới giờ không có quy định chi tiết. Hiện tại, Nghị định
28/2017 chỉ “phát án” thu hồi danh hiệu những người đoạt
giải đã “thực hiện hành vi không phù hợp với giá trị, chuẩn
mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn
hóa Việt Nam”.
Khi Ngân Anh không thuộc các trường hợp bị thu hồi danh
hiệu nêu trên, sao đại diện Bộ VH-TT&DL lại hăm he sẽ tiếp
tục buộc tước vương miện khi từng yêu cầu bất thành và đến
giờ cũng không có cơ sở pháp lý nào để cưỡng chế đơn vị tổ
chức cuộc thi phải thực hiện? Nếu bất bình, giận dữ ban tổ
chức và cả Ngân Anh hết biết về việc đã công nhiên phá luật
thì Cục NTBD càng không nên làm trái luật. Cách khắc phục
phù hợp cho những dự liệu không thể nào đầy đủ là Cục sẽ
tham mưu, đề xuất Bộ VH-TT&DL và Chính phủ ban hành quy
định điều chỉnh tương thích dành cho thí sinh lẫn ban tổ chức
vi phạm thể lệ thi.
Thêm một việc có liên quan cũng cần được xét đến. Vì
không được cấp phép đi dự thi ở nước ngoài khi còn đường
hoàng đội vương miện nên Ngân Anh đã khởi kiện Cục NTBD.
Khi đã tự đi thi trong tư thế chịu phạt và còn đoạt giải cao,
giờ việc gì Ngân Anh phải đeo đuổi một vụ kiện đã không còn
cần thiết nữa!
Để tránh những lỡ làng không hay, tốt nhất là hai bên nên
khép lại mọi chuyện. Thay cho những giằng co có tính hơn
thua mà cái mất nhiều hơn cái được, cả hai bên hãy để dư
luận quyết định Ngân Anh có thực sự là hoa hậu hay không, kể
cả khi đã có giải quy mô liên lục địa.
NGUYÊN THY
VụNgânAnh:CụcNghệthuật
thôihămheđi!
Theo tôi, cần xem lại bản ánbởi vì ởđây việcmua bánnhà là việc cá nhân,
tài sản là tài sản cá nhân nhưng không hiểu sao bản án của tòa tuyên lại
có phần sung công quỹ nhà nước. Đây chính là điều mà cơ quan THA rất
khó thi hành dù cho các đương sự có đơn đình chỉ THA. Chưa kể nếu cơ
quan THA bán đấu giá căn nhà mà không đủ tiền để trả cho bà Liễu thì ai
sẽ bù vào? Còn nếu bán đấu giá thừa tiền để trả cho bà Liễu thì bà này có
thể khởi kiện để lấy số tiền thừa còn lại hay không thay vì sung công, bởi
theo bản án đã xác định bà Liễu là người mua nhà. Do đó bản án trên của
tòa rất khó thi hành, rất có thể vụ việc sẽ còn kéo dài thêm.
Luật sư
PHẠM BÍNH KHIÊM
,
Đoàn Luật sư TP.HCM