6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 28-1-2019
TUYẾNPHAN
T
heo dự kiến, sáng nay (28-1),
TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên
tòa sơ thẩm xét xử vụ án lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong thi
hành công vụ và thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng. Đây
được coi là “phiên xử lịch sử” khi
cả năm bị cáo đều là cựu cán bộ
ngành công an phải hầu tòa gồm ba
cựu tướng, trong đó có hai người
từng là thứ trưởng công an.
Các bị cáo gồm có: PhanVănAnh
Vũ (tức Vũ “nhôm”), Trần Việt Tân
(cựu thứ trưởng công an), Bùi Văn
Thành (cựu thứ trưởng công an),
Phan Hữu Tuấn (cựu phó tổng cục
trưởng Tổng cục V, Bộ Công an)
và Nguyễn Hữu Bách (cựu phó cục
trưởng thuộc Tổng cục V).
Biến của công thành
“của ông”
Theo cáo trạng, Phan Văn Anh
Vũ được tuyển dụng vào lực lượng
công an, biên chế là nhân viên tình
báo của Tổng cục V. Để tạo điều
kiện thực hiện nhiệm vụ, Tổng cục
V sử dụng hai công ty do Vũ làm
chủ tịch HĐQT và người đại diện
theo pháp luật (Công ty CP Xây
dựng Bắc Nam 79 và Công ty CP
Nova Bắc Nam 79) để làm tổ chức
bình phong.
Tuy nhiên, Tổng cụcVkhông đầu
tư hay góp vốn vào các công ty này,
mọi hoạt động của hai công ty đều
do Vũ trực tiếp điều hành và quyết
định. Quá trình điều hành hai công
ty trên, Vũ lợi dụng danh nghĩa tổ
chức bình phong của Tổng cục V
để đề nghị các bộ, ngành và chính
Hôm nay xử
Vũ “nhôm”
và 2 cựu thứ
trưởng công an
Lần đầu tiên trong lịch sử ngành công an, ba cựu
cán bộ cấp tướng cùng hầu tòa, trong đó có hai
cựu thứ trưởng.
Vũ “nhôm” cùng các bị cáo trong vụ án. Ảnh: TP
Vũ “nhôm” đã lãnh hai án tù
Phan Văn Anh Vũ được tuyển dụng vào lực lượng công an, biên chế
là nhân viên tình báo của Tổng cục V từ ngày 1-10-2009. Theo nguyên
tắc, mọi hoạt động nghiệp vụ của Phan Văn Anh Vũ chỉ do Nguyễn Hữu
Bách, Phan Hữu Tuấn và Trần Việt Tân nắm, trực tiếp chỉ đạo. Trong quá
trình hoạt động, Vũ còn sử dụng hai tên khác là LêVăn Sáu và Trần Đại Vũ.
Ngày 20-9-2017, Bộ Công an quyết định kỷ luật bằng hình thức giáng
cấp bậc hàm từ thượng tá xuống trung tá, cách chức và cho xuất ngũ ra
khỏi lực lượng công an đối với Phan Văn Anh Vũ.
Ngày 31-10-2018, TAND Cấp cao tại TP Hà Nội xét xử phúc thẩm đã
tuyên phạt Vũ tám năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Ngày 20-12-2018, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm đã tuyên phạt Vũ 17
năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Danh sách bảy nhà, đất công sản
liên quan vụ án
Bảy nhà, đất công sản bị Vũ “nhôm” thâu tóm gồm: khu đất tại 319 Lê
Duẩn (Thanh Khê, TP Đà Nẵng); khu đất tại 16 Bạch Đằng (Hải Châu, TP
Đà Nẵng); khu đất đường Ngô Quyền (Sơn Trà, TP Đà Nẵng); khu đất dự
án Vệt du lịch ven biển từ Vegas Resort đến khu du lịch Bến Thành Non
Nước, đường Trường Sa (Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng); khu đất tại 15 Thi
Sách và khu đất tại số 8 Nguyễn Trung Trực (quận 1, TP.HCM); khu đất tại
129 Pasteur (quận 3, TP.HCM).
Sau khi được giao quyền
sử dụng đất và tài sản
trên bảy nhà, đất công
sản, Vũ “nhôm” chuyển
quyền sử dụng đất từ
công ty sang cho cá
nhânmình hoặc liên kết,
chuyển nhượng cho cá
nhân, tổ chức khác.
quyền địa phương cho thuê đất,
chuyển quyền sử dụng đất và tài
sản trên đất của các dự án nhà, đất
công sản có diện tích lên tới hàng
ngàn m
2
ở các vị trí đắc địa tại hai
TP lớn là Đà Nẵng và TP.HCM.
Cụ thể, từ năm 2009 đến 2016,
trên cơ sở đề xuất của Vũ, Nguyễn
Hữu Bách đã tham mưu để Phan
Hữu Tuấn duyệt, ký phát hành hoặc
ký nháy trình lãnh đạo Bộ Công an
ký nhiều văn bản gửi UBNDTPĐà
Nẵng, UBND TP.HCM và một số
cơ quan, đơn vị. Các văn bản này
có nội dung đề nghị tạo điều kiện
cho hai công ty của Vũ được nhận
quyền sử dụng đất và tài sản trên
đất không qua đấu giá, xin giảm giá,
giảm hệ số sinh lợi và một số ưu đãi
khác tại bảy nhà, đất công sản, dự
án bất động sản với tổng diện tích
hơn 6.700 m
2
nhà và hơn 26.700 m
2
đất, tổng trị giá hơn 2.500 tỉ đồng.
Sau khi được giao quyền sử dụng
đất và tài sản trên đất của bảy nhà,
đất công sản nêu trên, Vũ tiến hành
chuyển quyền sử dụng đất từ công
ty sang cho cá nhân mình hoặc liên
kết, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ
chức khác nhằm thu lợi bất chính,
gây thiệt hại đặc biệt lớn cho Nhà
nước.
Cơ quan tố tụng xác định hành
vi của Phan Văn Anh Vũ, Nguyễn
Hữu Bách và Phan HữuTuấn đã gây
thiệt hại cho Nhà nước số tiền tổng
cộng là hơn 1.100 tỉ đồng.
Hai cựu thứ trưởng
vi phạm ra sao?
Trong khoảng thời gian từ năm
2014 đến 2018, ông Bùi Văn Thành
được giao nhiệm vụ phụ trách Tổng
cục hậu cần (Tổng cục IV), đơn vị
có trách nhiệm trực tiếp quản lý
các nhà, đất công sản Bộ Công an.
Ngày 28-5-2015, ông Thành ký
tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính
phủ cho bán chỉ định cơ sở nhà, đất
tại 129 Pasteur (quận 3, TP.HCM)
cho Công ty CP Nova Bắc Nam 79
để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của
ngành. Hai tháng sau, cựu thứ trưởng
Bộ Công an ký công văn đề nghị
Sở TN&MT, Sở Tài chính TP.HCM
trình hội đồng thẩm định giá nhà,
đất và UBND TP phê duyệt giá bán
bất động sản tại 129 Pasteur với giá
hơn 300 tỉ đồng không đúng chức
năng, thẩm quyền theo quy định.
Tiếp đó, khi Vũ “nhôm” chuyển
nhượng nhà, đất này cho tư nhân
bên ngoài, ông Thành đã không
báo cáo cấp có thẩm quyền kịp
thời ngăn chặn, gây thiệt hại đặc
biệt lớn cho Nhà nước với số tiền
hơn 222 tỉ đồng.
Về phía ôngTrầnViệt Tân, từ năm
2009 đến 2016, ông Tân là tổng cục
trưởng Tổng cục V sau đó là thứ
trưởng Bộ Công an, được giao trực
tiếp phụ trách Tổng cục V. Ông Tân
đã ký phát hành bảy văn bản gửi
các cơ quan, tổ chức đề nghị cho
hai công ty của Vũ được thuê các
nhà, đất phục vụ công tác nghiệp vụ
gồm: 16 Bạch Đằng (TPĐà Nẵng),
15 Thi Sách và số 8 Nguyễn Trung
Trực (quận 1, TP.HCM). Tuy nhiên,
sau khi ký các văn bản trên, ông Tân
không kiểm tra, giám sát chặt chẽ,
dẫn đến việc không kịp thời phát
hiện và ngăn chặn được các hành
vi vi phạm của Vũ.
Cơ quan tố tụng xác định hành vi
của ông Tân đã để Vũ “nhôm” được
thuê các nhà, đất công sản tại hai
TP theo hình thức chỉ định không
qua đấu giá, gây thiệt hại đặc biệt
lớn cho ngân sách nhà nước với số
tiền hơn 155 tỉ đồng.
Đángchúý, cáo trạngcũngnêumột
sốcánbộ,chiếnsĩvàlãnhđạoBộCông
an cóhànhvi thammưu, soạn thảo, ký
nháy, ký văn bản gửi các bộ, ngành,
UBNDTPĐàNẵng,UBNDTP.HCM
tạođiềukiệnchoVũ lợi dụng thựchiện
hành vi phạm tội là có sai phạm. Tuy
nhiên, xét tính chất, mức độ chưa đến
mức xử lý hình sự, Cơ quan CSĐT
Bộ Công an đã có văn bản kiến nghị
bộ trưởng Bộ Công an đề nghị cấp có
thẩm quyền và chỉ đạo cơ quan chức
năngxửlýhànhchínhnhữngngườinày.
Ngoài ra, liên quan đến vụ này, một
loạt cựu lãnh đạo UBND và các sở,
ban, ngànhcủaTPĐàNẵng,TP.HCM
cũng đã bị khởi tố.•
TAND thị xã An Khê (Gia Lai) vừa xét xử sơ thẩm vụ án
dân sự về tranh chấp, bồi thường thiệt hại về tài sản giữa bà
ĐTN với bà VTS.
Theo đơn khởi kiện của bà N., tháng 9-2016 do mưa bão
nên chuồng bò nhà bà S. bị sập làm bể đường ống dẫn phân
từ chuồng heo xuống hầm biogas nhà bà N. Thời điểm đó,
bà N. có yêu cầu khắc phục nhưng gia đình bà S. không làm
và kéo dài cho đến nay. Nay bà N. khởi kiện yêu cầu bà S.
phải bồi thường số tiền đã bỏ ra làm hầm biogas, rộng 25 m
3
tương đương 25 triệu đồng và tiền gas sử dụng trong một
năm ống dẫn gas bị hư là 1,2 triệu đồng.
Theo bị đơn là bà S. thì thời điểm đó gia đình bà đã
khắc phục, sau đó bà N. đào mương nước thải dưới đường
ống nên đường ống bị rơi ra. Khi bà N. gửi đơn ra UBND
phường yêu cầu giải quyết thì gia đình bà có đến sửa chữa
một lần nữa. Nhưng lúc này bà N. không cho sửa và khởi
kiện ra tòa án. Bà S. cho rằng do trời mưa bão làm ngã đổ
tường và bà không có lỗi nên không đồng ý bồi thường như
yêu cầu khởi kiện của bà N.
HĐXX nhận định việc tường gạch chuồng bò của bà S. bị ngã
làm vỡ đường ống dẫn phân từ chuồng heo xuống hầm biogas
của bà N. là do mưa bão, không phải do hành vi trái pháp luật
và có lỗi của bà S. gây ra. Thiệt hại xảy ra là do sự kiện bất khả
kháng nên bà S. không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Sau
khi đường ống dẫn phân bị vỡ, bà N. không khắc phục, sửa
chữa, không tiếp tục sử dụng để hư hỏng hầm biogas là lỗi của
bà N., không phải do lỗi của bà S. Do đó, bà S. không phải bồi
thường thiệt hại số tiền đã bỏ ra làm hầm biogas và tiền gas sử
dụng trong một năm như bà N. yêu cầu. Từ đó HĐXX không
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N.
MINHKHÁNH
Chuồngbò bị sập làmbể ốngdẫngas nhàhàng xóm