12
ĐINHNHƯ
S
áng 5 giờ, trời còn mờ
sương nhưng Phương
Nguyễn, một cậu trai
ngoài 20 tuổi, đã một mình
chạy xe máy băng qua cung
đường quanh co để đến cây
thông cô đơn (Đà Lạt). Cậu
chạy đến cuối điểm định vị
trên Google Maps thì con
đường biến mất, có con suối
chặn ngang. Chỗ này không
băng qua được…
Tám tiếng cho
một tấm ảnh
PhươngNguyễnquayngược
xe về điểm xuất phát, quày
quả lướt xe hướng về một
con đường khác. Trời hửng
nắng, cậu trai thầm lo lắng.
Cuối cùng cậu cũng đến được
bến thuyền băng qua hồ và
đến được cây thông cô đơn.
Cậu ở bên cây thông, chụp cả
trămbức ảnh check-in cùng cái
cây. Khi dung lượng iPhone
báo đầy, cậu quày quả trở lại
bến đò để quay về trung tâm
thành phố.
Cậu vào quán, gọi một ly
trà rồi ngồi xóa bớt những
bức ảnh chụp với cây thông,
chọn ra một tấm ưng ý nhất
và đăng lên trang Facebook
của mình.
Bức ảnh nhanh chóng đạt
200 like từ bạn bè. Trong khi
chờ… like, cậu trai lại chụp
tách trà, những góc đẹp của
quán. Chụp mệt, cậu ngồi
xem và trả lời các bình luận
của bạn bè. Những bình luận
kiểu: “Sướng quá được đi chơi
quài”, “Thèm đà lạt ghia nà”,
“Cây thông đẹp quá xá”, “Sao
đi để lấy chỗ cho những tấm
ảnh khác, điểmcheck-in khác.
Chuyên gia tâm lý, ThSVũ
Kim Ngọc cho rằng tâm lý
của giới trẻ hiện nay bị ảnh
hưởng với cách giáo dục từ
khi họ còn thơ ấu. Cách giáo
dục bề nổi, giáo điều, áp đặt,
chỉ trọng hình thức đã khiến
nhiều người không nhận ra
giá trị về văn hóa ẩn sâu bên
trong mỗi bài học. Học về
địa lý, lịch sử mà chỉ thuộc
lòng, học, thi, rồi… quên.
Học sinh chỉ học qua loa mà
không chú tâm tự tìm hiểu,
tự khám phá mỗi bài học mà
mình trải qua.
“Vì vậy khi lớn lên, rời nhà
trường, nhiều người cũng sống
theo kiểu qua loa, không tìm
hiểu, không khám phá, không
quan tâm bản sắc văn hóa
hay các giá trị cốt lõi khác.
Họ cùng nhau đến ga Đà Lạt
để chụp ảnh, check-in mà
chỉ biết đó là một nơi chụp
ảnh đẹp. Chụp xong về cũng
không biết ga Đà Lạt có cái gì
hay, có cái gì là đẹp, là khác
biệt với các nhà ga khác. Họ
cũng không biết xe lửa đó có
gì hay, có gì đặc biệt” - bà
Ngọc nhấn mạnh.
Cũng theo bà Ngọc, lối
sống của giới trẻ do họ tự
quyết định, đấy là điều cần tôn
trọng. Tuy nhiên, có thể dẫn
đến hậu quả xa hơn là đánh
mất niềm yêu thích về văn
hóa, lịch sử, chỉ chạy theo thời
thượng, bề ngoài mà không
hiểu rõ về văn hóa, đời sống,
kiến trúc hay những điều giá
trị khác. “Lãng phí thời gian,
công sức và đánh mất cơ hội
là điều rất đáng tiếc. Chúng ta
vẫn thán phục người phương
Tây khi họ đi du lịch, họ đến
thăm bảo tàng, tìm hiểu về
văn hóa, về phong tục tập
quán của chúng ta, thưởng
thức ẩm thực, âm nhạc, đời
sống của người dân. Trong
khi bản thân người Việt chưa
hẳn đã hiểu về chính văn hóa
truyền thống của mình. Đó là
điều rất đáng tiếc” - bà Ngọc
chia sẻ. •
Du lịch kiếm... like, chaođảo
đời thật
Thayđổi từgiáodục
Lối sống là do mỗi người
tự chọn và chịu trách nhiệm.
Chúng ta chỉ có thể hướng trẻ
em, giới trẻ đến chân, thiện,
mỹ bằng cách giáo dục, hướng
đến cốt lõi vàphát huy tính chủ
động của học sinh. Có thể yêu
cầu học sinh tự đi tìmhiểumột
địađiểm,một sựviệc,một công
trình kiến trúc…cho thấu đáo.
Khi được chủ động dung nạp
thông tin, được tiếp cận, được
thực tế…, các emsẽ trân trọng
hơn những kiến thức, những
trải nghiệm mà mình có. Khi
lớn lên, các em có đi du lịch,
gặp sự kiện gì thì các em cũng
tiếp tục tinh thần chủđộng tìm
tòi, học hỏi mà tiếp cận vấn đề.
Chuyên gia tâm lý, ThS
VŨ KIM NGỌC
Tiêu điểm
Sổ tay
có một mình vậy, gấu đâu”…
Đã 1 giờ chiều, cậu thấy
thấm mệt sau gần tám tiếng
bỏ công cho một tấm ảnh mà
cậu cho là đẹp “long lanh”,
“xuất sắc”. Phương Nguyễn
dựa lưng vào ghế, nghĩ đến
nấc thang lên thiên đường mà
sáng mai cậu sẽ đến check-in.
Cậu nghĩ đến lời dặn của đứa
bạn từng đi, hơi ngao ngán
chút nhưng có sá gì, cậu đã
từng chờ cả tiếng đồng hồ để
chụpmột tấmảnh với trọn bức
tường vàng tiệm bánh Cối
Xay Gió, suýt ngã lộn cổ khi
tạo dáng ở Tuyệt Tình Cốc.
Trong khi đó, Phạm Tuyết
Trâm (quận Bình Thạnh,
TP.HCM) tỏ ra khá thất vọng
khi check-inđồi cỏhồng. “Bọn
em thuê xe chạy đi chụp ảnh
Mỗi khi thấy một
điểm check-in mới
nổi, họ lại muốn
được đến đó để
check-in, để có
những tấm ảnh long
lanh đăng Facebook
rồi đếm like.
đồi cỏ hồng mà lên đến nơi
thì mưa, với lại chẳng thấy
cỏ đẹp như hình trên mạng.
Mưa thế này chụp ảnh không
đẹp, bọn em cũng chẳng biết
làm gì” - Trâm buồn bã nói.
Sống bằng… like
Có rất nhiều người trẻ như
Phương Nguyễn. Họ đứng
xếp hàng dài trước một điểm
check-in, chờ hàng giờ đồng
hồ để lấy kết quả hàng trăm,
hàng ngàn like trên Facebook.
Sau đó lại bỏ hàng giờ đồng
hồ “tiếp đón” bạn bè đến
“viếng” Facebook. Mỗi khi
thấy một điểm check-in mới
nổi, họ lại muốn được đến
đó để check-in, để có những
tấm ảnh long lanh choán đầy
bộ nhớ điện thoại, rồi sẽ xóa
Đời sống xã hội -
Thứ Tư30-1-2019
Quá tập trung
vào trào lưu
“câu like”,
“sống ảo” trên
mạng, nhiều
bạn trẻ quên
mất bản thân
đang dần
mất phương
hướng ngoài
đời thực.
Các bạn trẻ xếp hàng dài dưới trời mưa chỉ để chụpmột tấmảnh với bức tường tiệmbánh Cối Xay Gió
ởĐà Lạt. Ảnh: HOÀNGGIANG
Đừng sợTết!
Khi mà Tết đã cận kề, bên cạnh những niềm vui háo hức
đoàn viên thì không ít người bày tỏ sự mệt mỏi, ngao ngán.
Có một câu từng là trend (xu hướng) năm nào cũng quay lại:
“Đang yên đang lành tự dưng đến Tết!”.
Những nỗi sợ Tết ấy là chính đáng và có thật. Nhiều cô vợ
sợ hãi những cái Tết ngập mặt trong chén dĩa bẩn, những
bữa tiệc liên miên bất tận ở nhà chồng mà ở đó cô có vai trò
là phục vụ và dọn dẹp. Hết Tết là thở hắt ra, coi như đã “sống
sót” cho đến năm sau. Thậm chí có cô chia sẻ: “Từ ngày lấy
chồng, cả cái Tết đối với mình là đêm 30 tối đen, hoàn toàn
không có khái niệm ăn Tết hay chơi Tết”. Mà đâu chỉ một số
cô dâu, nhiều mẹ, nhiều chị cũng phải vất vả dọn dẹp phục vụ
ở nhà mình từ 23 tháng Chạp cho đến hết Tết, hết mùng. Gia
đình nào càng gia trưởng, phụ nữ càng khốn khổ.
Đâu chỉ phụ nữ mà đàn ông cũng có nhiều người sợ Tết. Tết
họ thường xuyên bị ép uống bia rượu, đi chúc Tết thì sợ trách
cứ: “Không uống là không nể mặt anh em”, ra đường thì sợ
tai nạn giao thông. Đàn ông cũng khó xử khi về nhà thấy vợ
mình phải làm dâu cực khổ, sang bên nhà ngoại thấy ông bà
héo hắt vì con gái lấy chồng chẳng được về nhà.
Người làm ăn xa nhà sợ Tết vì không về thì gia đình trông
ngóng, buồn nhớ. Về thì phải vắt óc tính toán tiền mua vé xe,
mua quà, tiền biếu người lớn, tiền lì xì cho trẻ nhỏ. Người đi
làm ăn xa mà xuề xòa, đơn giản quá khó coi mà gồng lên thì
hết Tết lại bán sức kéo cày trả nợ. Người trẻ thì sợ Tết vì hay
bị hỏi: “Bao giờ lấy vợ/lấy chồng?”, “Năm nay thưởng Tết bao
nhiêu?”.
Nhưng có sợ đến đâu thì Tết cũng phải đến. Thay vì buồn
bực và hoảng sợ, tại sao chúng ta không ngồi xuống, nghĩ
xem mình nên thay đổi thế nào để Tết này thật là vui? Thay vì
chịu đựng những điều khó chịu, những sự áp đặt vô lý, tại sao
không thể chuẩn bị một cái Tết đúng như mình mong muốn?
Các cô gái đảm đang của tôi, các chị có thể bàn bạc với gia
đình về việc chuẩn bị những bữa tiệc nhẹ nhàng, đơn giản
cho gia đình. Thời gian còn lại cả nhà cùng nhau chơi Tết, ăn
Tết. Có thể không dễ để mọi người chấp nhận ngay sự thay
đổi đó nhưng nếu chị em không thay đổi thì không ai có thể
thay đổi giùm mình. Đừng tự trói chặt mình vào các “danh
hiệu” dâu giỏi, vợ giỏi, con gái giỏi đầy định kiến.
Các đấng mày râu đừng sợ gì những lời khích bác đầy
mùi bia rượu. Từ chối uống cũng chả ai chết nhưng rất
nhiều án mạng đã xảy ra do ma men dẫn lối đưa đường,
chiếm tới gần 80% các vụ án mạng. Các anh thương vợ,
thương con, thương gia đình hai bên thì cứ lòng mình thấy
điều phải là làm.
Chúng ta chưa có nhiều tiền thì cứ về với gia đình ăn Tết
đơn sơ. Ngại gì vài lời kém tế nhị, vài sự cười cợt vô lý. Điều
quan trọng nhất là sự bình an, hạnh phúc đến từ chính lòng
mình.
Đừng sợ Tết. Hãy về nhà mình vui đón Tết thôi!
HỒNG MINH
Người dân đến ga Sài Gòn để về quê đón Tết. Ảnh: HOÀNGGIANG