9
Khônghànhkháchnàophải ở lại bếnvì thiếuxe!
chính thức
Trong quý I-2019,
các đầu máy, toa xe
về đến Việt Nam là
có thể chạy thử đoàn
tàu đầu tiên…
dài 200 m. Một dây ray hoàn
chỉnh có chiều rộng là 1,435
m. Bên dưới hệ ray và tà vẹt là
các hộp chống rung đảm bảo
cho tàu chạy êm thuận, không
tạo ra tiếng ồn. Trước khi hàn,
công nhân phải chà sạch sơn
chống rỉ trênmặt của hai thanh
ray. Mỏ hàn điện cao tần cũng
được chà sạch trước khi hàn
để đảm bảo cho điện áp bắn
ra đúng tiêu chuẩn, yêu cầu
kỹ thuật.
“Kỹ sư trưởng” Dương Hữu
Hòa thông tin đến nay đã lắp
được gần 4 km ray đôi đoạn
hơn 17 km đi trên cao. “Dự
kiến kế hoạch tới đây sẽ kéo
xong ray tiếp giáp với depot
Long Bình và trên hai chiều
của ray đôi sẽ lắp hệ thống
điện cơ. Trong quý I-2019,
các đầu máy, toa xe về đến
Việt Nam là có thể chạy thử
đoàn tàu đầu tiên” - Hòa nói.
Những cuộc
đối thoại… đứng
Chiều 25-1, tại trụ sởMAUR
đã diễn ra cuộc gặp các nhà
thầu, cơ quan tư vấn đang tham
gia xây dựng tuyến metro số
1 và một số sở, ngành của TP.
Điều thú vị là khi cuộc trao đổi
lên đến “đỉnh điểm” đã chuyển
thành cuộc đối thoại mà các
bên đều… đứng!
Một nhà thầu đứng dậy nói
có nhiều gói thầu đã làm xong
nhưng chậm thanh toán, kéo
theo tiến độ chung bị chậm
5-6 tháng. Từ đó tiến độ tổng
thể của toàn dự án bị chậm và
phải đến cuối năm 2021 mới
có thể chạy tàu, thay vì năm
2020. Một trong những vướng
mắc lớn là hồ sơ pháp lý, thủ
tục thẩm định hồ sơ kỹ thuật
cho nhiều hạng mục bị các sở
GTVT, Xây dựng, KH&ĐT…
“ngâm”.
Ông Nguyễn Văn Tám, Phó
Giámđốc SởGTVT, đứng dậy
trả lời thẳng thắn rằng nhiều
hồ sơ kỹ thuật của nhà thầu,
Ban quản lý đường sắt đô thị
TP có chất lượng chưa cao;
việc phối hợp giữa các sở để
thẩm định hồ sơ chưa tốt và
có nhiều hạng mục liên quan
đến nhiều sở, ngành nên thời
gian thẩmđịnh ở từng sở để đạt
đến thống nhất chung thường
bị kéo dài…
Đại diện Cơ quan Hợp tác
quốc tế Nhật Bản (JICA), ông
KotaMurakami, cũng đứng và
yêu cầu Ban quản lý đường sắt
đô thị phải thúc thường xuyên
tiến độ của các nhà thầu, đồng
thời TP phải có ngay kế hoạch
vốn năm 2019 cho toàn dự án
ngay từ đầu tháng 2 tới. “Tôi
đề nghị các nhà thầu tham gia
dự án này cần có tinh thần
trách nhiệm hơn nữa vì tuyến
metro này, vì quan hệ tốt đẹp
Nhật Bản - Việt Nam” - ông
Kota Murakami nói.
Cuối buổi đối thoại, ông
Bùi Xuân Cường nói mong
rằng tới đây sẽ không chỉ có
những cuộc đối thoại đứng
trong phòng họp mà diễn ra
ngay trên công trường. Các
bên quản lý, nhà thầu, tư vấn,
giám sát cùng ra công trường,
vướngmắc chỗ nào cùng đứng
tại chỗ bàn bạc, trao đổi, thậm
chí phản biện tới cùng. “Năm
mới, MAUR muốn phá cách
làm việc trong văn phòng,
chuyển sang bám sát từng
công trường, từng hạng mục.
Có vậy mới tăng tốc, đẩy tiến
độ lên được” - ông Cường
nhấn mạnh.•
(PL)- Ngày 29-1, ông Phạm Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ
Kết cấu hạ tầng giao thông (Bộ GTVT), dẫn đầu đoàn
công tác kiểm tra tình hình đảm bảo trật tự an toàn giao
thông tại các đầu mối vận tải hành khách trên địa bàn TP
Đà Nẵng.
Báo cáo với đoàn công tác, ông Phạm Lợi, Phó Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và quản lý Bến
xe Đà Nẵng, cho hay đơn vị đã triển khai kế hoạch phục
vụ hành khách trong đợt Tết nguyên đán 2019.
Ông Lợi khẳng định: “Cán bộ, công nhân viên của
đơn vị làm việc đến 30 Tết, không để hành khách nào
phải ở lại bến vì thiếu xe”.
Theo bà Phan Thị Ngọc Lan, Giám đốc Xí nghiệp Bến
xe trung tâm Đà Nẵng, đơn vị chủ động phối hợp với
các cơ quan chức năng địa phương lên phương án phục
vụ khách. Dù lượng khách lên bến ít hơn các năm do
ngày càng có nhiều sự lựa chọn di chuyển nhưng không
vì thế mà Bến xe trung tâm Đà Nẵng chủ quan.
Tại ga đường sắt Đà Nẵng, ông Nguyễn Nhân, Trưởng
ga Đà Nẵng, cho hay sản lượng hành khách lên tàu tính
đến ngày 26-1 đạt 14.813 lượt; doanh thu bán vé đạt hơn
7,5 tỉ đồng.
Về xe “dù”, bến “cóc”, Chánh Thanh tra giao thông
(Sở GTVT TP Đà Nẵng) Nguyễn Trung Nghĩa cho hay
lực lượng kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng xe “dù”
đón trả khách không đúng quy định trong khu vực sân
bay Đà Nẵng.
Thanh tra giao thông Đà Nẵng cũng bố trí toàn bộ lực
lượng trực chiến, trong đó có một đội phối hợp với an
ninh sân bay xử lý tại chỗ hoặc phạt nguội qua camera
các trường hợp vi phạm.
Ông Bùi Thanh Thuận, Phó Giám đốc Sở GTVT TP
Đà Nẵng, thông tin tình trạng xe “rùa bò” đón khách sai
quy định được kiểm soát chặt nhờ hệ thống camera giám
sát trước Bến xe trung tâm Đà Nẵng.
“Sở GTVT TP Đà Nẵng cũng chuẩn bị sẵn xe dự
phòng với tinh thần là không để người dân nào không
được về quê đón Tết do thiếu xe” - ông Thuận nói.
Tại buổi kiểm tra, ông Phạm Tuấn Anh đánh giá cao
công tác chuẩn bị của ngành giao thông tại Đà Nẵng.
Ông Tuấn Anh đề nghị ga Đà Nẵng tập trung phân luồng
giao thông ngay trước sảnh nhà ga, không để tình trạng
xe đậu đỗ lộn xộn trước ga.
TẤN VIỆT
“Có hiện tượng nhà đầu tư BOT ngại
sự minh bạch, một số lại lo ngại không
kiểm soát được nhà cung cấp dịch vụ
thu phí đang thu hộ cho họ. Có nhà đầu
tư yêu cầu phải để một hệ thống song
song với thu phí tự động để giám sát.
Tuy nhiên, việc đặt thêm hệ thống sẽ tác
động lên hệ thống thu phí không dừng,
ảnh hưởng tới chất lượng thu phí…
Có thể họ chưa biết sâu sắc về thu phí
tự động không dừng nên e ngại” - ông
Toàn thông tin.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng
Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt
Nam, cho biết hiện có 26 trạm với 91
làn thu phí không dừng. Đồng thời, đang
vận hành thử bảy trạm với 18 làn thu phí
không dừng.
Để đáp ứng đúng tiến độ Chính phủ
đề ra, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ
Việt Nam đang yêu cầu các nhà đầu tư
BOT bàn giao toàn bộ trạm thu phí cho
nhà cung cấp dịch vụ trước ngày 30-3
để triển khai.
Về việc dán thẻ, Tổng cục Đường
bộ Việt Nam cho biết đến 20-12-2018
mới có 680.000 phương tiện dán thẻ
E-tag (thu phí tự động không dừng). Do
đó đơn vị rất cần sự chia sẻ, đồng thuận
của người dân, xã hội, chính quyền địa
phương, các nhà đầu tư BOT vì mục
tiêu công khai, minh bạch trong thu phí
và sự thuận tiện của người tham gia giao
thông khi qua các trạm thu phí.
“Khi dự án được triển khai cả nước,
nếu các phương tiện không dán thẻ
E-tag sẽ khó lưu thông” - Tổng cục cảnh
báo.
Nhắc đến việc dán thẻ E-tag, một
số tài xế cho biết dù đã dán thẻ nhưng
họ vẫn chưa nộp tiền vào tài khoản.
Nguyên nhân là thẻ E-tag chưa kết nối
được với ngân hàng nên chưa thuận tiện
để dùng.
VIẾT LONG
Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc gây rối tại trạm BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài
(PL)- Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt
ý kiến của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về việc xử
lý cản trở thu phí tại trạm thu phí đường bộ Bắc Thăng
Long - Nội Bài.
Công văn nêu rõ: Đề nghị của Công ty Cổ phần BOT
Vietracimex 8 (là nhà đầu tư dự án xây dựng quốc lộ
2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc theo hình thức
BOT) về việc chỉ đạo, kịp thời ngăn chặn và xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường
hợp gây rối, kích động, cản trở việc thu phí tại trạm thu
phí đường bộ Bắc Thăng Long - Nội Bài, Phó Thủ tướng
yêu cầu Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình
hình xảy ra tại trạm thu phí này.
Trước đó, ngày 18-12-2018, một số tài xế tập trung
đến trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài, dán
băng rôn lên xe con, xe tải, taxi… Nội dung yêu cầu
dừng thu phí và dời trạm về tuyến tránh TP Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc. Trước áp lực của các tài xế, trạm trên phải
dừng thu phí đến nay.
Theo ghi nhận, đến ngày 29-1, một nhóm tài xế vẫn
túc trực khu vực trạm, tiếp tục gây áp lực để chủ đầu tư
phải dời trạm.
Được biết trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài thu phí
dịch vụ sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án tuyến tránh
TP Vĩnh Yên. Bộ GTVT có kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ dời về phạm vi tuyến tránh TP Vĩnh Yên. Tuy nhiên,
tại Văn bản số 7909/2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ
đạo Bộ GTVT thực hiện thu phí dịch vụ sử dụng đường
bộ hoàn vốn cho dự án theo hợp đồng BOT đã ký kết
với nhà đầu tư.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện nay đơn vị
này đang phối hợp với UBND TP Hà Nội và các đơn vị
liên quan tiếp tục đối thoại với tài xế và đảm bảo an ninh
trật tự tại trạm.
VIẾT LONG
Yêu cầu sửa chữa hư hỏng tuyến quốc lộ qua miền Trung - Tây Nguyên
(PL)- Ngày 29-1, Cục Quản lý đường bộ III có văn
bản đề nghị các nhà đầu tư BOT dự án nâng cấp, mở
rộng quốc lộ qua địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên khẩn trương sửa chữa hư hỏng các tuyến quốc
lộ qua các tỉnh này.
Theo Cục Quản lý đường bộ III, thời gian qua, trên
các tuyến quốc lộ qua địa bàn miền Trung - Tây Nguyên
đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông, cụ thể các vị trí
xảy ra tai nạn có các yếu tố hư hỏng mặt đường, vạch
sơn tín hiệu mờ nhưng không được vẽ lại…
Do vậy, Cục đề nghị các nhà đầu tư BOT dự án nâng
cấp, mở rộng quốc lộ qua địa bàn các tỉnh miền Trung -
Tây Nguyên khẩn trương chỉ đạo các nhà thầu sửa chữa
các vị trí hư hỏng. Thời hạn sửa chữa không quá năm
ngày. Trong trường hợp bị ảnh hưởng của yếu tố thời tiết
như mưa kéo dài thì phải tiến hành sửa chữa tạm thời để
đảm bảo an toàn giao thông (ATGT).
Bên cạnh đó, Cục yêu cầu các nhà thầu phải thực hiện
trách nhiệm bảo hành: Hoàn trả ngay các vị trí vạch sơn
kẻ đường bị mờ không còn đảm bảo sáng rõ, nhất là các
vạch sơn, phân làn.
Đối với các dự án đang thi công: Chỉ đạo nhà thầu thi
công thu dọn toàn bộ công trường, máy móc, thiết bị thi
công ra khỏi phạm vi mặt đường, trả lại mặt đường hiện
có. Rà soát, bổ sung hệ thống ATGT đầy đủ như cọc
tiêu, biển chỉ dẫn…
Yêu cầu các đơn vị thi công có kế hoạch dừng thi
công trong dịp Tết nguyên đán; phối hợp với các đơn vị
liên quan có biện pháp đảm bảo ATGT, tránh gây ùn tắc
giao thông.
PHÚ PHONG
Hôm nay, Bộ GTVT kiểm tra
an toàn giao thông ở TP.HCM
(PL)- Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia sẽ kiểm
tra công tác đảm bảo an ninh trật tự, ATGT dịp Tết nguyên đán
ở Bến xe Miền Đông và sân bay Tân Sơn Nhất.
Cụ thể, ngay hôm nay (30-1), đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo
Ủy ban ATGT Quốc gia, Bộ GTVT cùng Tổng cục Đường bộ
và CSGT sẽ tiến hành kiểm tra hai cửa ngõ này ở TP.HCM để
đôn đốc, đảm bảo ATGT thông suốt, đáp ứng nhu cầu vận tải
hành khách và hàng hóa dịp Tết năm nay.
Công tác kiểm tra được yêu cầu phải bám sát thực tiễn, phát
hiện các vấn đề tồn tại ở bến xe và sân bay, qua đó cơ quan
chức năng có những hướng dẫn, chỉ đạo, xử lý kịp thời.
KIÊN CƯỜNG