026-2019 - page 13

13
Xe hai bánh cấp cứu
nhiềucabệnhnguykịch
Người phụnữPháp
tìmmẹ cho chồng sau
47nămxa cách
TRẦNNGỌC
H
ôm nay (30-1), Trạm
vệ tinh 115 Bệnh viện
(BV) quận 2, TP.HCM
ra mắt loại hình xe cấp cứu
hai bánh. Đây là trạm vệ
tinh thứ hai (sau trạm vệ tinh
115 BV đa khoa Sài Gòn) sử
dụng xe hai bánh để đến hiện
trường cấp cứu trên địa bàn
TP.HCM.
Cứu nhiều ca
nguy kịch
“Thực tế cho thấy xe cấp
cứu hai bánh đã kịp thời cứu
sống nhiều bệnh nhân nguy
kịch” - BS Trần Điền Tú, phụ
trách Trạm cấp cứu vệ tinh
115 BV đa khoa Sài Gòn,
nêu quan điểm.
Mới đây, bà LTC (90 tuổi,
ở quận 3) bất ngờ rơi vào tình
trạng khó thở, huyết áp cao
nên người nhà gọi tới khoa
Cấp cứu BVđa khoa Sài Gòn.
Nhận định bệnh nhân đang
trong tình trạng nguy kịch,
cần được cấp cứu nhanh nên
BS Trần Điền Tú cùng điều
dưỡng Chương Quang Đạt
điều khiển xe hai bánh tới
nhà bà C.
Chỉ năm phút sau, tổ cấp
cứu có mặt. Lúc này bà C.
đang vật vã, khó thở, huyết
áp quá cao. Chẩn đoán bà C.
bị phù phổi cấp, BS Tú cùng
điều dưỡng Đạt nhanh chóng
truyền dịch và tiêm thuốc qua
đường tĩnh mạch. Chưa đầy
bảy phút sau, bà C. thở được,
huyết áp ổn định. Lúc này BS
Tú mới gọi xe cứu thương tới
nhà và đưa bà C. tới BV tiếp
tục chăm sóc.
Trước đó không lâu, người
nhà chị NAN (30 tuổi, ở quận
1) gọi đến khoa Cấp cứu BV
đa khoa Sài
Gòn. Người
nhà cho biết
sau khi uống
thuốc cảm, chị
N.bịđaubụng,
tiêuchảy,chóng
mặt, mệt mỏi,
nổi mẩn ngứa,
huyết áp tụt.
Nhận định chị N. có thể bị
sốc phản vệ do dị ứng thuốc,
BS Dương Tú Nguyên cùng
một điều dưỡng lên xe máy
chạy tới nhà bệnh nhân và
có mặt không đầy năm phút
sau. Quả thật, kết quả chẩn
đoán cho thấy chị N. bị dị ứng
thuốc nên rơi vào tình trạng
sốc phản vệ độ 3 (nặng). Ngay
lập tức, BSNguyên cùng điều
dưỡng truyền dịch và cho chị
N. uống thuốc chống dị ứng.
Lát sau huyết áp chị N. trở
lại bình thường, sức khỏe ổn
định và được chuyển tới BV
điều trị tiếp.
Bệnh nhân hài lòng
“Hoạtđộngtừtháng11-2018,
đến nay xe cấp cứu hai bánh
của BV đa khoa Sài Gòn đã
“xuất” 70 lượt, chiếm 30%
tổng số trường hợp cấp cứu
ngoại viện (210 ca). Trong đó,
nhiều trường hợp nguy kịch
được cứu sống” - BS Tú nói.
Theo BS Tú, xe hai bánh
tận dụng được thời gian vàng
trong quá trình cấp cứu, đáp
ứng được tình hình giao thông
trên địa bàn TP.HCMnên dần
tạo niềm tin cho bệnh nhân.
“Chưa hết,
nhiều bệnh
nhân bị băng
bó, bị khâu vết
thương…nên
ngại đến BV
vì đường xa,
chờ đợi. Do
vậy, không ít
người rơi vào
hoàn cảnh trên nếu muốn tổ
cấp cứu sử dụng xe hai bánh
tới nhà thay băng, cắt chỉ
cũng sẽ được phục vụ” - BS
Tú nói thêm.
BS TrầnVăn Khanh, Giám
đốc BV quận 2, cho biết trên
địa bàn quận 2 và khu vực lân
cận cũng thường kẹt xe, ảnh
hưởng đến hoạt động cấp cứu
nếu sử dụng xe cứu thương.
“Chưa hết, nhiều nhà trong
hẻm nhỏ nên xe cứu thương
không thể vào được. Vì vậy,
sử dụng xe hai bánh tiếp cận
bệnh nhân nhanh nhất để kịp
thời cấp cứu là hoạt động hết
sức cần thiết. Do đó, Trạmcấp
cứu vệ tinh 115 BV quận 2
đưa vào sử dụng xe cấp cứu
hai bánh từ ngày 30-1” - BS
Khanh nhận định.
PGS-TS-BS Tăng Chí
Thượng, PhóGiámđốcSởYtế
TP.HCM, nhìn nhận: “Không
ít trường hợp xe cấp cứu hai
bánh đến nhà bệnh nhân kịp
thời. Ngoài ra, nhiều trường
hợp người bệnh còn được bác
sĩ đi xe cấp cứu hai bánh tới
nhà để sơ cứu, kê đơn và tư
vấn mà không cần sự hỗ trợ
của xe cứu thương”.
TheoôngThượng, cónhững
trường hợp tai nạn giao thông
và các bệnh lý cần phải nhập
viện khẩn cấp. Khi đó, bác sĩ đi
xe cấp cứu hai bánh đến trước
để kịp thời sơ cứu trong khi
chờ xe cứu thương để chuyển
bệnh nhân đến BV điều trị.
“Sau khi trải nghiệm, nhiều
người rất hài lòng với loại
hình xe cấp cứu hai bánh vì
thời gian bác sĩ tiếp cận bệnh
nhân chỉ mất từ ba phút đến
nămphút” - ôngThượng nói. •
Tiêu điểm
TrongnhữngngàyTết, xecấp
cứu hai bánh tại BVđa khoa Sài
Gòn và BV quận 2 liên tục hoạt
động để phục vụ công tác cấp
cứu tại nhà bệnh nhân và hiện
trường tai nạn.
Tại BV đa khoa Sài Gòn, gia
đình bệnh nhân có nhu cầu
thì liên hệ qua số điện thoại
0283.9142704hoặc0919.965.125.
RiêngBVquận 2, liênhệ qua số
điện thoại 0912.440.115.
Xe hai bánh tận
dụng được thời gian
“vàng” trong cấp
cứu, đáp ứng tình
hình giao thông nên
dần tạo niềm tin cho
bệnh nhân.
Frank Antoine Marzin (quốc tịch Pháp) sau 46
năm đã tìm được người cha của mình ở Mỹ và vợ
của ông đang cố kết nối để tìm lại người mẹ Việt
Nam cho chồng mình.
Ngày 29-1, chúng tôi lại nhận được email của
bà Inésia Marzin (người Pháp). Trong thư, bà
Inésia tiếp tục nhờ chúng tôi giúp đỡ đưa lên báo
chí ở Việt Nam và mạng xã hội để giúp chồng bà
tìm được mẹ ruột ở Phan Thiết, Bình Thuận.
Trong lá thư lần trước dù ngắn nhưng bà Inésia
với những dòng chữ chứa đựng đầy yêu thương
đã dành cho hoàn cảnh của chồng mình - ông
Frank Antoine Marzin (tức Nguyễn Văn Hùng),
một người con lai mồ côi gốc Việt. Lá thư viết:
“Xin chào, tôi viết cho bạn lá thư này với hy
vọng bạn đọc nó và bạn có thể giúp tôi tìm mẹ
của chồng tôi Frank Antoine Marzin. Chồng tôi
sinh ngày 13-1-1972 tại Bệnh viện Phan Thiết,
Bình Thuận với giấy khai sinh số 339. Giấy
khai sinh này và đứa trẻ sơ sinh sau đó đã được
giao cho trại trẻ mồ côi Lạc Đạo (Phan Thiết)
vào ngày 17-1-1972 do một người phụ nữ đến
ủy thác trong vòng tay của một nữ tu. Chồng tôi
được đặt tên là Nguyễn Văn Hùng nhưng chúng
tôi không biết tên này là tên mà mẹ anh đã đặt
cho anh khi sinh hay do các nữ tu chỉ định. Tất
nhiên, chúng tôi hy vọng đây là cái tên mà mẹ
anh đặt cho anh vì đó là thứ duy nhất anh mang
trong người về nguồn gốc Việt Nam của mình.
Chồng tôi được một gia đình người Pháp nhận
nuôi vào tháng 12-1973. Qua xét nghiệm DNA,
chồng tôi đã tìm thấy cha mình vào tháng 12-
2018, một người lính Mỹ da đen hiện sống ở
Michigan, Hoa Kỳ. Cha anh đã nói với anh tên
của mẹ anh nhưng chúng tôi không có cách đánh
vần chính xác (Lon hoặc Loan). Cũng theo người
cha thì bà Loan (Lon) sinh khoảng năm 1953
hoặc 1954… Chúng tôi muốn tìm mẹ của chồng
tôi để nói với bà ấy rằng chúng tôi yêu bà ấy và
giới thiệu hai đứa con của chúng tôi, những đứa
trẻ mang một phần máu thịt của người Việt…”.
Từ lá thư đầy tình yêu thương này, chúng tôi
được biết gia đình Frank Antoine đang sinh
sống ở TP Nantes, miền Tây nước Pháp và ông
đang làm quản lý cho Technip, một nhà thầu
lớn của Pháp về dầu khí. Bà Inésia Marzin cũng
gửi cho chúng tôi hình ảnh giấy khai sinh bằng
hai thứ tiếng Việt, Pháp của chồng cùng một số
hình ảnh từ lúc nhỏ ở trại mồ côi Phan Thiết và
hiện nay.
Trong giấy khai sinh số 339 được lập tại Phan
Thiết không có tên người mẹ nhưng có tên người
nữ tu đứng ra khai sinh. Đặc biệt, hai người làm
chứng là bà Nguyễn Thị Dung và Nguyễn Thị
Cẩn đều sinh năm 1950 và đều ngụ ở Thanh Hải,
Hải Long (tức phường Thanh Hải, TP Phan Thiết
hiện nay). Bà Inésia Marzin cũng chuyển cho
chúng tôi tấm ảnh ông Hùng lúc 20 tuổi và cho
biết: “Đây là tấm ảnh của chồng tôi rất giống
cha mình ở cùng tuổi và rất mong mẹ anh ấy sẽ
nhận ra”.
Bà Inésia Marzin tâm sự trong thâm tâm bà rất
tin tưởng ngày mẹ con ông Hùng đoàn tụ sau 47
năm xa cách sẽ đến rất gần.
PHƯƠNG NAM
Đời sống xã hội -
Thứ Tư30-1-2019
Loại hình xe cấp cứu hai bánh để bác sĩ tiếp cận bệnh nhân nhanh nhất
làmột trong 10 hoạt động nổi bật của ngành y tế TP.HCMnăm2018.
ÔngNguyễn VănHùng lúc còn nhỏ và lúc 20 tuổi. Ảnh: TL
Xe cấp cứu hai bánh tiếp cận bệnh nhân rất nhanh. Ảnh: TRẦNNGỌC
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook