031-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm14-2-2019
Ý kiến bạn đọc
Không còn cảnh đâm trâu trong
lễ hội ở Buôn Đôn
Từ phản ứng của dư luận, vài năm trở lại đây các lễ hội
có tập tục mang yếu tố bạo lực, đối xử thô bạo với động
vật đã giảm bớt. Ví dụ, lễ hội Ném Thượng (Bắc Ninh) năm
qua không tổ chức chém heo giữa sân đình mà đưa vào
khu vực kín đáo hơn.
Trong hội voi và lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc
huyện Buôn Đôn năm2019 diễn ra trong ba ngày từ 11 đến
13-3 tới đây (tại xã KrôngNa, huyệnBuônĐôn, Đắk Lắk) cũng
không còn tổ chức nghi thức đâm trâu như trước. Thay vào
đó, huyện Buôn Đôn sẽ tổ chức lễ cúng thần linh ngay tại
trung tâm lễ hội và một số nghi lễ khác nhằm bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện.
Sự thay đổi tích cực này nhằm đảm bảo thực hiện đúng
theo Thông tư 15/2015 của Bộ VH-TT&DL quy định về tổ
chức lễ hội. Thông tư này yêu cầu nghi lễ trong lễ hội phải
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại bỏ
hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp. Không
tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá
các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó có
thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái
của dân tộc Việt Nam, cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm
đá, đánh đập tàn bạo…
Năm 2020, không còn cảnh
đâm trâu, chém heo trong lễ hội?
Luật Chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2020) quy địnhmọi tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi
không được đánh đập, hành hạ vật nuôi.
vận chuyển, giết mổ… Có
phải từ năm 2020 thì những
cảnh đối xử thô bạo với
vật nuôi trong các lễ hội sẽ
không còn?
+ Luật Chăn nuôi 2018
quy định tất cả hành vi đối
xử không nhân đạo đối với
vật nuôi đều là vi phạm pháp
luật. Tuy nhiên, việc này cũng
phải phù hợp với văn hóa,
thuần phong mỹ tục, tôn giáo
tín ngưỡng của người dân.
. Như vậy là cứ đến mùa lễ
hội, người dân lại có quyền
đối xử không nhân đạo với
vật nuôi?
+ Tất nhiên là chúng ta
cũng cần có những biện pháp
để làm sao không xảy ra tình
trạng đối xử không nhân
đạo với vật nuôi. Bên cạnh
Luật Chăn nuôi thì chúng ta
cũng có luật văn hóa, luật
tín ngưỡng tôn giáo. Nếu
chúng ta cùng làm đồng bộ
thì chắc chắn không chồng
chéo nhau. Tôn giáo, tín
ngưỡng thì cần được tôn
trọng nhưng cũng phải làm
sao để không xảy ra tình
trạng hành hạ, đối xử không
nhân đạo với vật nuôi. Tín
ngưỡng dựa trên nền tảng
văn hóa, càng nhân đạo thì
thể hiện văn hóa càng cao.
Việc cần làm là phải khuyến
khích, tuyên truyền cho người
dân hiểu tinh thần nhân văn
của luật. Việc này cần làm
từ từ chứ không thể ngày
một ngày hai, phải thực hiện
từng bước.
Để làm được điều này,
chúng ta cần phải nâng cao ý
thức của người dân và chính
quyền địa phương, hài hòa
hóa cả Luật Chăn nuôi với
các luật khác.
. Cục Chăn nuôi đã chuẩn
bị gì trong việc tham mưu
cho Bộ trình Chính phủ về
những kiến nghị về nghị định
xử phạt? Mức xử phạt cụ thể
như thế nào, thưa ông?
+ Một năm nữa Luật Chăn
nuôi 2018 mới có hiệu lực,
cho nên tháng 10 năm nay
mới trình ban hành nghị định
xử phạt về các hành vi này.
Tôi tin tưởng rằng khi Luật
Chăn nuôi được thực thi dần
dần sẽ thay đổi được những
thói quen, tập quán cổ hủ,
không tốt của người dân.
Trước tiên là phải giáo dục,
tuyên truyền để dần thay đổi
nhận thức trong cộng đồng.
Việc xử phạt chỉ là biện pháp
cuối cùng.
. Xin cám ơn ông.•
Cảnh vặt lông “ông cầu” (con heo) trong lễ hội ởHà Thạch, Phú Thọ. Ảnh: Zing.vn
Dịp Tết nguyên đán vừa qua, gia đình tôi mua vé tàu
hỏa khứ hồi từ TP.HCM đi Hà Nội từ tháng 10-2018. Ở
chiều ra chúng tôi mua vé toa giường nằm, tàu SE2 đi vào
22 giờ ngày 24 Tết với giá 2,4 triệu đồng/giường ngay tại
quầy vé của Ga Sài Gòn.
Nhân viên bán vé nói với chúng tôi vé này đã có tính
phí cơm nước ngày ba bữa, tàu chạy suốt không phải lo
chuyện ăn uống. Tuy nhiên, khi lên tàu, tàu chạy trễ gần
hai giờ đồng hồ, dừng ở nhiều ga chứ không chạy suốt
nên đến trễ hơn gần bốn giờ so với quy định.
Trong suốt gần hai ngày trên tàu, gia đình tôi không
được phục vụ bữa ăn nào, kể cả phát nước uống hay khăn
lạnh, mà nhân viên của tàu đẩy xe đi bán đồ ăn liên tục.
Hỏi những hành khách đi cùng, có người cho biết chỉ
được phát hai chai nước chứ không có ăn uống gì. Khi hỏi
nhân viên phục vụ toa và trưởng tàu, chúng tôi được giải
thích từ tháng 1-2019 Công ty Đường sắt Việt Nam đã
không còn phục vụ bữa ăn miễn phí cho hành khách nữa.
Chúng tôi mua vé từ năm 2018, đã tính luôn phí ăn uống
vào vé nhưng không được thông báo gì về việc không
phục vụ cơm nước này.
Tuy nhiên, những thắc mắc trên so với thỏa thuận ban
đầu khi mua vé gia đình tôi đều có thể bỏ qua vì chuyến
đi thoải mái. Toa xe sạch sẽ, rộng rãi, trẻ con có thể chạy
chơi trong hành lang toa xe, người lớn có thể đứng ngắm
cảnh thư giãn. Nhân viên tàu thường xuyên làm vệ sinh toa,
không nhồi nhét khách làm phiền khách mua vé chính thức.
Song chuyến về từ Hà Nội đến TP.HCM của chúng tôi
là một trải nghiệm kinh khủng. Do hết vé, chúng tôi được
thuyết phục mua vé chuyển đổi từ một giường nằm thành
ba ghế ngồi với giá 1.880.000 đồng/chỗ. Nhân viên nói
ngồi như vậy sẽ rộng rãi, riêng tư, sạch sẽ hơn toa ghế
ngồi mềm, máy lạnh.
Chúng tôi đồng ý mua, một giường thành ba chỗ ngồi
gồm hai vợ chồng và con nhỏ với giá 1.880.000 đồng x 3 =
5.640.000 đồng, tàu SE1, đi lúc 22 giờ 20 mùng 5 Tết, toa
số 11. Khi vào toa, tôi thấy giường đối diện cũng được bán
với giá như vậy cho ba người lớn có hai trẻ em đi kèm.
Hai giường tầng trên toa chúng tôi là một gia đình khác
gồm hai vợ chồng, hai đứa trẻ. Tổng cộng trong toa này có
bảy người lớn và năm trẻ em, rất chật chội, ngột ngạt.
Tối đến, những gia đình có đông người trên giường còn
tranh thủ lối đi hẹp trong toa trải chiếu ngủ. Không chỉ vậy,
cứ mỗi ga tàu dừng là nhân viên toa lại nhận thêm khách, gọi
là ghế phụ. Càng ngày hành lang tàu càng chật cứng người.
La liệt người lớn và trẻ con trải chiếu nằm, ngồi ở hành
lang, cản cả đường vào phòng vệ sinh. Khó khăn nhất là
về đêm khi đi vệ sinh vì lối đi không còn chỗ chen chân,
nhiều người trải chiếu ngủ trên hành lang, phải bước qua
họ mới di chuyển được.
Biết là dịp Tết, lượng khách đông hơn ngày thường
nhưng không thể chấp nhận việc nhồi nhét khách quá nhiều
như vậy. Toa chúng tôi thuộc loại toa phải trả giá tiền vé
cao mà còn như vậy, những toa khác cũng chẳng khá hơn.
Dịp lễ, Tết nào các phương tiện báo chí đều phản ánh
việc nhồi nhét khách trên các tuyến xe khách đường dài.
Lực lượng CSGT cũng đã chốt chặn, kiểm tra, xử lý
nhanh chóng việc nhồi nhét khách này.
Vậy còn việc nhận lượng khách đông hơn bình thường
trên các chuyến tàu hỏa trong dịp Tết thì sao? Ai sẽ kiểm
tra, xử lý tình trạng hành khách phải chịu cảnh chật kín
người trong các toa, hành lang trên tàu hỏa?
TÂM KHANH
MAI HIỀN
T
heo xu hướng chung
của thế giới, Luật Chăn
nuôi 2018 (có hiệu lực
từ ngày 1-1-2020) dành hẳn
một chương về việc đối xử
nhân đạo với vật nuôi. Theo
đó, mọi tổ chức, cá nhân có
hoạt động chăn nuôi không
được đánh đập, hành hạ vật
nuôi. Khi giết mổ vật nuôi
phải có biện pháp gây ngất
vật nuôi trước khi giết mổ
chứ không kéo dài sự đau
đớn cho con vật…
Thế nhưng trong dịp đầu
nămmớiTết nguyênđán, đã có
nhiều lễ hội diễn ra với những
hành vi phản cảm, đối xửman
rợ, thô bạo với vật nuôi. Cụ
thể như lễ hội bắt “ông cầu”
(con heo) diễn ra tại xã Hà
Thạch, Phú Thọ mới đây đã
có rất đông người dân tranh
thủ sờ vào “ông cầu” và bứt
vài sợi lông để lấy may. Sắp
tới lễ hội chém heo ở làng
Ném Thượng (phường Khắc
Niệm, TPBắc Ninh, tỉnh Bắc
Ninh) dù diễn ra ở khu vực
kín đáo nhưng chuyện chém
heo vẫn còn…
Báo
Pháp Luật TP.HCM
đã có cuộc trao đổi với ông
Nguyễn Xuân Dương, Quyền
Cục trưởng Cục Chăn nuôi
(ảnh)
, về vấn đề này.
.
Phóng viên
:
Cứ đến mùa
lễ hội là dư luận thường phản
ứng những cảnh đối xử thô
bạo với động vật. Ông nhìn
nhận vấn đề này như thế nào?
+Ông
NguyễnXuânDương
:
Các lễ hội đâm trâu, chémheo
khi công khai
rộng rãi cho
thấy đúng là
rất phản cảm.
Thực tế có
thể thấy rất rõ
ngày trước những lễ hội như
chém heo diễn ra công khai
nhưng mấy năm gần đây đã
diễn ra âm thầmhơn, bớt phản
cảm hơn. Tôi tin tưởng rằng
rồi đây chính quyền và địa
phương ở các nơi tổ chức lễ
hội, những cơ sở văn hóa ở đó
chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp
để vừa giữ được tín ngưỡng,
vừa đảm bảo được vấn đề đối
xử nhân đạo với vật nuôi.
. Luật Chăn nuôi đã quy
định rõ không được đối xử
không nhân đạo với vật nuôi
trong tất cả khâu nuôi nhốt,
“Tôi tin tưởng rằng
khi Luật Chăn nuôi
được thực thi, dần
dần sẽ thay đổi
được những thói
quen, tập quán cổ
hủ, không tốt của
người dân.”
Ông
Nguyễn Xuân Dương
,
Quyền Cục trưởng
Cục Chăn nuôi
Ai kiểmtraviệc nhồi nhét khách trên tàuhỏa?
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook