031-2019 - page 16

16
Quốc tế -
ThứNăm14-2-2019
Mỹ cố kéo Trung Âu
khỏi Nga, Trung Quốc
Sự thiếu gắn kết củaMỹ ở Trung Âu những nămgần đây đã tạo nên
khoảng trống để Nga và Trung Quốc tăng ảnh hưởng.
THIÊNÂN
N
goại trưởng Mỹ Mike
Pompeođangcóchuyến
công du Trung Âu.
Thường thì một chuyến công
du của ngoại trưởng Mỹ đến
các đồng minh Trung Âu
phần nhiều mang tính đáp trả
lịch sự xã giao. Tuy nhiên,
chuyến công du này của
ông Pompeo lại không như
thế, theo
The Hill
. Hungary
là điểm dừng chân đầu tiên
của ông Pompeo, tiếp đó sẽ
là Slovakia và Ba Lan. Đây
là một phần trong nỗ lực
sửa chữa sự thiếu gắn kết
của Mỹ với khu vực khiến
Trung Quốc (TQ) và Nga
rộng cửa tạo ảnh hưởng hơn,
theo
Reuters
.
Còn theo
Politico
, ông
Pompeo cónhiệmvụphải đảm
bảo các đồng minh không xa
rời Mỹ. Trước chuyến đi của
ông Pompeo, một quan chức
cấp cao chính phủ Mỹ nói sự
thiếu gắn kết của Mỹ ở khu
vực trong những nămgần đây
đã tạo nên một khoảng trống.
Tranh thủ ngăn đồng
minh khỏi Nga, TQ
Tại Budapest ngày 11-2,
ông Pompeo nói Mỹ sẽ gắn
kết hơn với khu vực, sẽ không
để Tổng thống Nga Vladimir
Putin “đặt một cái nêm giữa
nhữngngườibạntrongNATO”.
Ông Pompeo thông báo kế
hoạch ký một thỏa thuận hợp
tác quốc phòng với Hungary,
một trong những nước châu
Âu đang có sự nhiệt tình
lớn với sự đầu tư của TQ.
Ông Pompeo cho biết ông
đã bàn với người đồng cấp
Hungary Peter Szijjarto về
“các mối nguy hiểm khi cho
phép TQ củng cố được vị trí
ở Hungary”.
Ông Pompeo dự kiến cũng
sẽ thôngbáo sángkiếnmới của
Mỹ với khu vực nhằm ngăn
ảnh hưởng của Nga và TQ.
Dự kiến ông Pompeo cũng
sẽ lên tiếng quan ngại về các
quan hệ năng lượng của châu
Âu với Nga, đề nghị Hungary
không ủng hộ dự án đường
ống dẫn khí đốt TurkStream
từ Nga sang châu Âu. Phần
lớn khí đốt Hungary sử dụng
là mua từ Nga và nguồn điện
chính của nước này là từ
nhà máy điện hạt nhân Paks
nơi Nga đầu tư 12,5 tỉ euro.
Tại Ba Lan, ông Pompeo dự
kiến sẽ tổ chức một hội nghị
về Trung Đông với hy vọng
xây dựng được một liên minh
chống Iran.
Theo
Politico
, ông Pompeo
phải khéo léo với chuyến đi
này. Nếu không muốn các
đồng minh châu Âu thêm
xa lánh Mỹ vì thất vọng và
hoangmangvới chính sáchđối
ngoại của chính phủ Trump,
ông Pompeo cần phải tạo
được sự cân bằng giữa khen
và chê các nước này.
Cả Hungary và Ba Lan đều
đang vướng các vụ việc liên
quan kỷ luật của EU, bị cáo
buộc gây rủi ro cho các giá
trị cơ bản của khối. Trong khi
đó, uy tín Slovakia bị giảm
mạnh liên quan vụ một nhà
báo bị giết trong khi điều tra
đường dây mafia có vẻ liên
quan đến trung tâmchính phủ.
Chuyến đi rủi ro
Trong một bài viết trên
The
Hill
, nhà nghiên cứu chính trị
châu Âu Dalibor Rohac tại
Viện Kinh doanh Mỹ nhận
định đây là chuyến đi nhiều
rủi ro với ông Pompeo.
Điểmđến đầu tiênHungary
là rủi ro lớn nhất. Dù thủ
tướng nước nàyViktor Orban
theo đuổi phong cách, chính
sách chính trị của Tổng thống
Mỹ Donald Trump nhưng Ba
Lan vẫn bị cho là một đồng
minh không đáng tin cậy.
Trong những tháng gần đây,
Hungary có nhiều hành động
đi ngược lại quyền lợi củaMỹ
ở nhiều mặt. Hungary cho
ngưng hoạt động của trường
đại học Trung Âu có hợp tác
với New York (Mỹ) dù Mỹ
phản đối. Hungary gửi trùm
buôn bán vũ khí Lyubisshins
về Nga thay vì dẫn độ sang
Mỹ. Hungary cản trở Ukraine
gia nhập NATO và EU.
Khắp Trung Âu, dường
như làn sóng xa lánh Mỹ và
đến gần Nga ngày càng rõ.
Đồng minh Ba Lan thời gian
gần đây hứng nhiều chỉ trích
từ Mỹ với cáo buộc đàn áp
truyền thông. Tại Slovakia,
chính phủ liên minh nước
này đang chia rẽ giữa thành
phần xem EU và NATO có
vai trò thiết yếu với an ninh,
thịnh vượng nước này và
thành phần xem Nga và TQ
là các đối tác đáng tin.
Với bối cảnh này, ông
Pompeo cần phải hành xử
khéo léo, thận trọng. Đặc
biệt ông Pompeo phải tránh
có các phát ngôn bi quan về
châu Âu như ông từng phát
biểu ởBrussels (Bỉ) vào tháng
12-2018. Nếu các nước Trung
Âu bị buộc phải lựa chọn giữa
EU và Mỹ thì khả năng lớn
các nước này sẽ chọn cách an
toàn hơn là bỏ Mỹ theo EU.
Nghiêm trọng hơn, bất
kỳ sự chỉ trích nào từ người
đứng đầu ngoại giao Mỹ với
EU cũng sẽ làm lợi cho thành
phần phản đối sự hợp tác châu
Âu và liên minh xuyên Đại
Tây Dương. Như vậy, nếu
muốn củng cố sự gắn kết giữa
Trung Âu và Mỹ thay vì đẩy
khu vực này vào vòng tay của
Nga, ông Pompeo không nên
lặp lại các chỉ trích của Tổng
thống Mỹ Donald Trump với
châu Âu.•
Ngoại trưởngMỹMike Pompeo đang có chuyến công du khó khăn và nhiều rủi ro đến TrungÂu.
Ảnh: GETTY IMAGES
Hungary và Ba Lan đang hy
vọng sẽ mua hệ thống tên lửa
phòng thủ tầm trung từ Mỹ.
Slovakia thì đang hy vọngmua
máybay chiếnđấuF-16củaMỹ.
Tiêu điểm
Trung Âu là chuyến
đi nhiều rủi ro với
ông Pompeo.
72.400
khẩu súng trường SIG 716 của Mỹ đã được Ấn Độ
quyết định mua lại để trang bị cho binh sĩ tiền tuyến
tại các khu vực tác chiến. Tờ
Hindu
dẫn lời Bộ Quốc
phòng Ấn Độ cho biết hợp đồng triệu đô này được
ký vào ngày 12-2 và được thực hiện thông qua quy
trình mua nhanh (FTP) với Công ty Sig Sauer của Mỹ.
Toàn bộ số súng này sẽ được bàn giao trong 12 tháng
kể từ ngày ký hợp đồng.
ĐT
Ông Tập Cận Bình sẽ gặp
các quan chức thương mại Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc (TQ) Tập Cận Bình có kế
hoạch gặp các quan chức hàng đầu của Mỹ tại thủ
đô Bắc Kinh trong tuần này, khi hai nền kinh tế lớn
nhất thế giới hối hả dàn xếp những khác biệt về
thương mại trước khi Washington giáng đòn thuế
suất mới nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ TQ.
Tờ
South China Morning Post
ngày 13-2 đưa
tin ông Tập sẽ gặp các quan chức Mỹ bao gồm
Đại diện Thương mại Robert Lighthizer và Bộ
trưởng Tài chính Steven Mnuchin, hiện đang
ở Bắc Kinh để thương thảo về một thỏa thuận
thương mại. “Ông Tập ​đã lên lịch gặp cả ông
Lighthizer lẫn ông Mnuchin vào ngày 15-2” - tờ
báo trên dẫn một nguồn tin am tường các cuộc
sắp xếp cho biết.
Đoàn quan chức Mỹ và các đồng sự TQ sẽ gặp
nhau vào các ngày 14 và 15-2 để tiến hành đàm
phán. Họ đang chịu sức ép phải đạt được thỏa thuận
trước thời hạn 1-3 do Tổng thống Donald Trump đặt
ra, dù nhà lãnh đạo Mỹ hôm 12-2 tuyên bố sẵn sàng
gia hạn tùy thuộc vào tiến trình đàm phán ở Bắc
Kinh. Hồi tháng 12-2018, Washington đã quyết định
tạm hoãn kế hoạch của Tổng thống Trump nhằm
tăng thuế suất 10% lên 25% đối với hàng nhập khẩu
trị giá 200 tỉ USD của TQ để hai bên có thời gian
thương thuyết.
Tối 12-2, Bộ trưởng Mnuchin chỉ đưa ra phát biểu
ngắn gọn là ông và các quan chức Mỹ “đang trông
đợi những ngày đàm phán quan trọng sắp tới”. Phái
đoàn của Washington hôm qua rời khách sạn mà
không đưa ra tuyên bố đáng chú ý nào, theo báo
The Straits Times
. Đoàn TQ sẽ do Phó Thủ tướng
Lưu Hạc và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Dịch
Cương dẫn đầu.
Một số lượng lớn doanh nghiệp và các nhà lập
pháp Mỹ đã bày tỏ hy vọng về khả năng hoãn tăng
thuế trong khi hai bên tập trung giải quyết các yêu
cầu khó khăn của Washington về những thay đổi
trong chính sách của TQ nhằm chấm dứt việc bắt
buộc chuyển giao các bí mật thương mại của Mỹ,
kiềm chế các khoản trợ cấp của Bắc Kinh trong
lĩnh vực công nghiệp cũng như thực thi quyền sở
hữu trí tuệ.
Vòng đàm phán mới nhất tại Bắc Kinh bắt đầu
hôm 11-2 với những cuộc thảo luận giữa các quan
chức cấp phó nhằm vạch ra những chi tiết kỹ thuật,
bao gồm một cơ chế thực thi bất kỳ thỏa thuận nào
đạt được giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Vòng
đàm phán trước đó đã kết thúc vào cuối tháng trước
với một số tiến bộ được ghi nhận nhưng hai bên
không đạt được thỏa thuận nào.
TRÙNG QUANG
Tăng uy tín cho Trung Âu
Chuyến thăm của ông Pompeo sẽ giúp tăng uy tín của
Thủ tướngHungaryViktor Orbán, người đang theo đuổi các
chính sách giống chính sách của Tổng thống Mỹ Donald
Trump như cứng rắn với nhập cư. Trước chuyến thăm của
ông Pompeo, Ngoại trưởngHungary Szijjarto đã nói chuyến
đi là bằng chứng cho thấy Hungary làmột đồngminh đáng
tin của NATO.TheoNgoại trưởngHungary Szijjarto, quan hệ
chính trị Mỹ-Hungarymang lại quyền lợi lẫn nhau. Hungary
đứng về phía Mỹ khi phản đối hiệp ước nhập cư toàn cầu
của Liên Hiệp Quốc và không chỉ trích việc Mỹ chuyển đại
sứ quán tại Tel Aviv (Israel) về Jerusalem.
CũngnhưHungary, chínhphủBa Lan cũng sẽđược hưởng
lợi từ chuyến thăm của ông Pompeo, đặc biệt khi nước này
phối hợp với ông Pompeo tổ chức hội nghị về Trung Đông.
Một quan chức Ba Lan cho biết không chỉ có ông Pompeo
mà cả Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cũng sẽ có mặt ở
Warsaw để dự sự kiện này. Các thành phần chỉ trích chính
phủ Ba Lan cho rằng dàn lãnh đạo nước này đang cố tranh
thủôngTrump khi Ba Lanđangngày càngbị cô lập trong EU.
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình đang tìmkiếm
một thỏa thuận thươngmại với Mỹ. Ảnh: SCMP
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook