079-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứNăm11-4-2019
được hướng dẫn điền thông
tin theo mẫu, kèm theo hình
ảnh CMND, hộ khẩu gửi
vào một địa chỉ email. Tôi
vay 25 triệu đồng, trả góp
mỗi tháng gần 3 triệu đồng
và trả trong 12 tháng, nếu
trễ sẽ phải chịu thêm tiền
phạt. Vài ngày sau tôi nhận
được tiền. Cứ đến ngày định
kỳ trong tháng, tôi đến bưu
điện đọc mã số hợp đồng và
đóng tiền trả góp”.
Theo anh An, cách cho
vay này tạo điều kiện cho
những người thật sự cần
vay tiền và có khả năng trả
nợ như anh. Tuy nhiên, nó
sẽ là một kẽ hở rất lớn cho
kẻ gian lợi dụng, chẳng hạn
cầm giấy tờ của người khác
đi vay như trường hợp anh
LDK nói trên.
Bất ngờ vướng vào
nợ xấu
Chính vì thủ tục đơn giản
như vậy, anh NTS (TP.HCM)
phản ánh đến chúng tôi tình
trạng mấy tháng nay anh
phải khổ sở khi bỗng dưng
bị vướng vào nợ xấu, không
thể mua được nhà.
Theo anh S., anh đang
công tác ở Phú Quốc và
hằng tháng anh chuyển tiền
về TP.HCM cho vợ con
sinh sống. Đầu tháng 3,
anh đăng ký mua căn hộ ở
quận 9, TP.HCM để ổn định
cuộc sống. Vì không đủ tiền
nên anh quyết định làm thủ
tục vay mua căn hộ trả góp
hằng tháng. Thế nhưng sau
khi ngân hàng thẩm định,
hồ sơ bị trả lại vì anh đang
vướng nợ xấu. Anh càng
tá hỏa hơn khi biết được
hiện tại vợ anh đang nợ ba
CTTC với số tiền hơn 100
triệu đồng. Anh bất ngờ
bởi vợ anh là một người
thất nghiệp 20 năm nay và
không có tài sản thế chấp.
“Họ căn cứ vào đâu để
có thể cho vay một cách
dễ dàng như vậy? Cho vay
mà không cần chứng minh
thu nhập, không cần biết
người vay đang thất nghiệp,
không cần biết người vay
có trả được nợ hay không.
Tại sao tôi là chồng mà tôi
không biết việc này? Khi có
chuyện thì họ kéo tôi vào
chịu trách nhiệm!” - anh S.
đặt câu hỏi.
Đánh giá về hoạt động cho
vay tiêu dùng tín chấp hiện
nay, TS Nguyễn Trí Hiếu,
chuyên gia ngân hàng, cho
biết trước giờ đối với các
ngân hàng thì đều có một quy
trình cho vay rất chặt chẽ và
luôn luôn phải đáp ứng hai
điều kiện. Thứ nhất, những
khách hàng vay không thể
có nợ xấu được, nếu ngân
hàng kiểm tra, phát hiện có
nợ xấu hoặc chậm trả ngay
ở nhóm 3 là ngân hàng đã
chặn lại, không cho vay.
Thứ hai, khách hàng vay
phải có khả năng trả nợ.
Các CTTCmuốn huy động
nhiều khách hàng vay nên
quy trình cho vay thường
nới lỏng hơn, kể cả không
có khả năng trả nợ vẫn được
vay. Tuy nhiên, điều này
lại kèm theo nhiều rủi ro
là không thu hồi được nợ.
Chính vì thế lãi suất của các
CTTC được đưa lên cao để
bù vào những rủi ro này.•
NGUYỄNHIỀN
T
hủ tục vay tiêu dùng tại
các công ty tài chính
(CTTC) quá đơn giản
như khi làm thủ tục vay
không cần đến công ty,
thất nghiệp cũng vay được
cùng lúc ba CTTC cả trăm
triệu đồng… là những thực
trạng đang diễn ra ở một số
CTTC hiện nay.
Thủ tục cho vay
quá dễ dãi
AnhLDKởquận9,TP.HCM
bỗng dưng bị rơi vào tình
cảnh hồ sơ vay liên tục bị
các ngân hàng từ chối vì có
tên trong danh sách nợ xấu.
Anh tìm hiểu thì được biết
lần anh làm mất CMND hồi
đầu năm 2018, kẻ gian nhặt
được sau đó lấy CMND của
anh đi mua điện thoại trả góp
với giá hơn 5 triệu đồng bằng
hình thức vay tiêu dùng tại
một CTTC để thanh toán cho
cửa hàng điện thoại.
Vấn đề đặt ra là quá trình
thẩm định và thủ tục cho vay
như thế nào mà người này
cầm giấy tờ của người khác
vẫn có thể đi vay được? Câu
hỏi này được chúng tôi đặt
ra với một CTTC trên địa
bàn TP.HCM nhưng đại diện
công ty cho biết thời điểm
này công ty không thể cung
cấp thủ tục cho vay.
Câu hỏi này được anh
Lê Trung An (TP Thủ Dầu
Một, Bình Dương), một
khách hàng từng được cho
vay, giải thích:
“Thủ tục vay của các
CTTC còn dễ hơn đi mua
một món hàng, không phải
đến trực tiếp công ty làm
thủ tục cho vay, không cần
đối chiếu hình ảnh, không
cần thẩm định khả năng trả
nợ. Cách đây một năm, trên
đường đi làm tôi thấy mẩu
quảng cáo cho vay tín chấp.
Tôi gọi điện thoại đến thì
“Họ căn cứ vào
đâu để có thể cho
vay một cách dễ
dàng như vậy? Cho
vay mà không cần
chứng minh thu
nhập, không cần
biết người vay đang
thất nghiệp, không
cần biết người vay
có trả được nợ hay
không?”
Anh
NTS
(TP.HCM)
AnhNTS đang bức xúc nhìn hóa đơn vay tiền của các công ty tài chính gửi cho anh. Ảnh: NH
Không vay, vẫn bị...
nợ xấu
Cách cho vay dễ dãi củamột số công ty tài chính khiến cho
những người không hề vay cũng bị liên lụy, níu áo.
Hỏi giùm bạn
Quyền thừa kế đất hương hỏa
của tổ tiên
Trước đây gia đình tôi có hơn 1 ha đất ở tỉnh Tiền
Giang. Vào thời chống Pháp, cha mẹ và dượng tôi
tham gia phong trào dưới ngọn cờ Việt Minh để
chống Pháp. Nhà chúng tôi và hai căn nhà khác đã
được trưng dụng làm cơ sở cho phong trào tuyên
truyền vận động toàn dân chống giặc ngoại xâm.
Sau đó căn nhà bị Pháp đập phá, phóng hỏa đốt
sạch. Sau ngày 30-4-1975, cha con chúng tôi trở
về xin nhận lại mảnh đất hương hỏa của chúng tôi
nhưng chính quyền thời đó không đồng ý giải quyết.
Cho tôi hỏi trường hợp của tôi có lấy lại được đất
hương hỏa của gia đình không và luật quy định về
trường hợp này như thế nào?
Ông
Nguyễn Văn Quý
(TP.HCM)
Luật sư
Lê Văn Hoan
,
Đoàn Luật sư TP.HCM
,
trả lời: Khoản 2 Điều 2 Luật Đất đai năm 1993 quy
định: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất
đã giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực
hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng
hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai năm 2013 tiếp tục
khẳng định nguyên tắc này.
Ngoài ra, Điều 1 Nghị quyết 23/2003 quy định
“Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách
và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất
và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến
nhà, đất đã ban hành trước ngày 1-7-1991.
Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà, đất
mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá
trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất
và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến
nhà, đất”.
Tuy nhiên, Điều 3 Nghị quyết 23/2003 quy định
“Những trường hợp chủ sở hữu có nhà, đất mà Nhà
nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực
hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính
sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà, đất,
nay thực sự có khó khăn về nhà ở thì Nhà nước có
chính sách tạo điều kiện để họ cải thiện chỗ ở”.
Vì thế, nếu hiện nay thực sự có khó khăn về nhà
ở thì ông bà cần làm đơn để cơ quan có thẩm quyền
xem xét, tạo điều kiện để ông bà cải thiện chỗ ở.
VÕ HÀ
ghi
Góc ảnh
Tụ điểm chích ma túy dưới gầm cầu
trung tâm TP.HCM
Mới
đây, khi
đi ngang
gầm cầu
Nguyễn
Văn Cừ
(khu vực
quận 5,
TP.HCM),
tôi thấy
khá nhiều
ống bơm
kim tiêm
vứt chỏng
chơ sau
mấy lùm
cây cảnh
ngay sát
mố trụ cầu
(ảnh).
Thậm chí có những mũi kim tiêm
còn máu đọng lại, nhìn rất kinh hãi. Khi hỏi một bác
nhà gần đó hay ra khu vực quanh gầm cầu này tập
thể dục, bác cho tôi hay rằng số kim tiêm đó là của
những người nghiện, họ thường lui vào các chỗ tối,
chỗ khuất của gầm cầu để chích choác. Bác còn kể
có nhiều buổi tối thấy lố nhố cả nhóm bốn, năm nam
nữ trẻ tuổi lui vào gầm cầu, sau một hồi chúng đi ra
để lại một “bãi chiến trường” là vô số ống bơm kim
tiêm nằm ngổn ngang...
NGUYỄN LONG
Siết đối tượng giải ngân vay tín chấp
Với tình trạng thực tế hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đã
đưa ra dự thảo sửa đổi Thông tư 43/2016/TT-NHNN quy
định hoạt động cho vay tiêu dùng tại CTTC và dự thảo này
đang lấy ý kiến. Một trong những điểmbổ sung của dự thảo
lần này là có quy định thêm về hình thức giải ngân cho vay
tiêu dùng của CTTC.
Cụ thể, CTTC chỉ được giải ngân (cho vay) trực tiếp đối
với khách hàng được đánh giá có lịch sử trả nợ tốt theo
quy định nội bộ của CTTC. Ngoài ra, khách hàng không có
nợ xấu trên CIC đến thời điểm gần nhất tính từ thời điểm
ký kết hợp đồng cho vay tiêu dùng.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook