079-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứNăm11-4-2019
KIÊNCƯỜNG
N
gày 10-4, Bí thư Thành ủy
TP.HCMNguyễn Thiện Nhận
chủ trì “Hội nghị gặp gỡ giữa
lãnh đạo TP và doanh nghiệp bất
động sản (DN BĐS)”. Tại hội nghị
có nhiều DN bức xúc phản ánh liên
quan đến cách làm việc chậm trễ của
cơ quan chức năng TP khiến dự án
của DN họ đình trệ.
Nhiều thủ tục chồng chéo
“Dù không muốn nhưng tôi vẫn
phải nói vì việc giải quyết hồ sơ, dự án
của cơ quan chức năng TP. Hiện tình
trạng “thủ kho to hơn thủ trưởng” là
có thật, nhân viên thụ lý hồ sơ ở các
sở/ngành khiến chúng tôi rất hoang
mang” - bà Nguyễn Thị Như Loan,
TổngGiámđốc Công tyQuốc Cường
Gia Lai, phát biểu tại hội nghị.
BàLoan nêu ví dụ: “Lô đất 3.000m
2
được Ủy ban chấp thuận chủ trương
đầu tư vào tháng 10-2017, trong khi
DN đang khó khăn thì dự án này có
thể kiếm vài trăm tỉ, giúp chúng tôi
trang trải chi phí, lương nhân viên.
Nhưng chỉ vì một câu chữ khiến mọi
thứ quay về số 0”.
Cụ thể, khi trình UBND về việc
chấp thuận đầu tư sau khi hoàn
thành đầy đủ thủ tục thì bị chuyển
trả lại với lý do: Trong hồ sơ Sở Xây
dựng ghi là “cơ bản hoàn thành”
chứ không phải “hoàn thành”. Qua
nhiều khâu, nhiều khúc mắc đến nay
dự án vẫn chưa được giải quyết.
Tương tự, ông Lê Ngọc Tú, Giám
đốc Công ty Bình Dân, kể: “Chúng
tôi làm xong dự án nhà tái định cư
năm 2009 ở phường Bình Chiểu,
quận Thủ Đức, sau đó đình trệ vì
kế hoạch tái định cư của quận trục
trặc và hiện gặp các vấn đề về đơn
giá tiền sử dụng đất do khác biệt về
thời gian. Chúng tôi cũng họp hoài
mà đến nay vẫn vậy”.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám
đốc Công ty Đất Lành, thì đưa ra dẫn
chứng về việc thủ tục lòng vòng khi
ông xin đóng tiền sử dụng đất bổ
sung cho dự án đến nay đã 18 tháng
vẫn chưa được giải quyết. “Sự phối
hợp giữa sở, ban, ngành và Ủy ban
không chuyên nghiệp nên vụ việc
chậm trễ” - ông Đực nói.
Đại biểu Quốc hội TP.HCM - luật
sư Trương Trọng Nghĩa cho rằng:
Các vấn đề khúc mắc ở lĩnh vực
BĐS TP.HCM thì các tỉnh khác
cũng tương tự và việc tháo gỡ là
một khối lượng công việc cực lớn
Bí thư TP.HCM tìm cách gỡ khó
cho DN bất động sản
Bí thưThành ủy TP.HCMNguyễnThiệnNhân ghi nhận các ý kiến phản ánh và đưa ra các giải pháp gỡ khó
cho doanh nghiệp bất động sản.
Bí thư Thành ủy TP.HCMNguyễn ThiệnNhân phát biểu tại hội nghị. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
khi Ủy ban và các sở/ngành phải rà
soát tỉ mỉ nhiều dự án.
“Có những chi tiết, thủ tục chồng
chéo hoặc có những vấn đề TPkhông
tự giải quyết được như liên quan đất
công…Tôi nghĩ nên huy động thêm
hiệp hội và chuyên gia tham gia các
tổ tháo gỡ, đưa các kiến nghị, giải
quyết, quy trình giải quyết của sở/
ngành qua hình thức online để biết
dự án đang được giải quyết đến đâu”
- ông Nghĩa góp ý.
“Nếu không biết thì
đừng làm nữa”
Trước trình bày của nhiều DN
BĐS và các ý kiến tại hội nghị, Bí
thư Nhân chia sẻ: “Tôi nghe DN nói,
khi làm việc rất thương giám đốc
sở/ngành liên quan vì có những vấn
đề giám đốc trả lời muốn giúp DN
nhưng không biết phải làm thế nào”.
Tuy nhiên, theo ông Nhân, giám
đốc sở muốn giúp DN thì phải vận
dụng luật pháp quản lý nhà nước, cái
nào không giải quyết được thì báo
cáo cấp ủy để cùng thảo luận, còn
không thì báo lên trên.
“Không thể để tình trạng giám đốc
muốn giúp DN nhưng lại trả lời DN
rằng không biết giúp như thế nào,
thế mà vẫn làm giám đốc à? Trách
nhiệm quản lý trong ngành mình, là
người đứng đầu thì phải biết cách trả
lời vấn đề đó, tìm lối ra giải quyết
vấn đề” - ông Nhân góp ý.
Không những vậy, với tình trạng
chuyên viên ở sở/ngành không
biết làm thế nào nên chưa trình lên
giám đốc, ông Nhân thẳng thắn cho
rằng: “Đó là vi phạm thời hạn giải
quyết hồ sơ và trình độ của chính
chuyên viên, nếu không biết thì
đừng làm nữa”.
Ngay sau góp ý của Bí thư, hội
trường với hàng trămDN BĐS tham
dự hội nghị đồng loạt vỗ tay.
“Ai cũng có điều không biết,
không biết thì bàn, phải thảo luận
trong ngành, mời tư pháp, khó nữa
thì liên ngành mời Ủy ban xuống
cùng nghe, khó nữa, phức tạp quá
thì báo Thành ủy cho chủ trương...
chứ không phải không biết thì cứ
để đấy cái đã” - ông Nhân nói tiếp.
Đồng thời, ông Nhân cũng đưa
ra nhiều góp ý giải pháp như cơ
quan chức năng vẽ lại quy trình
về việc triển khai xây dựng dự án
BĐS: sở nào làm gì, thủ tục gồm
những bước nào, cái nào liên sở
phải giải quyết...•
“Không thể để tình trạng
giám đốc muốn giúp
DN nhưng lại trả lời DN
rằng không biết giúp như
thế nào, thế mà vẫn làm
giám đốc à?”
Bí thư
Nguyễn Thiện Nhân
Thời cơ kinh doanh bất động sản đang rất lớn
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho hay: Nhiều hạn chế có
trách nhiệm của cơ quan nhà nước, sở/ngành, Ủy ban... và cũng có trách
nhiệm của DN.
“Về vấn đề 124 dự án tiếp tục được triển khai ở TP.HCM thì chúng tôi
tiếp tục làm việc với các cơ quan để triển khai các bước tiếp theo theo quy
định. Vấn đề tính giá đất thì sẽ hệ thống lại và các cơ quan chức năng cần
có báo cáo cụ thể” - ông Tuyến nói.
Theo Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, DN BĐS không nên bi quan vì nhu cầu
thị trường TP là vô cùng lớn khi nhà kiên cố ở TP chỉ mới chiếm 38%, 60%
còn lại là nhà bán kiên cố, 2% là nhà không kiên cố và nhà tạm.
“Chưa bao giờ thời cơ cho kinh doanh BĐS TP.HCM lớn như bây giờ. Cứ
năm năm dân số TP tăng lên 1 triệu người và thu nhập đầu người không
ngừng tăng lên” - ông Nhân đánh giá.
Đề xuất người vi phạm giao thông phải
lao động công ích
Ngày 10-4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Tổng cục)
tổ chức sơ kết hai năm triển khai Nghị định 46/2016 về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ và đường sắt. Bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ
Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục), cho biết hiện nay mức
phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40
triệu đồng đối với cá nhân.
Theo đó, bà Hạnh cho rằng cần tăng mức phạt tối đa với
cá nhân khi vi phạm Luật Giao thông đường bộ lên 80 triệu
đồng, đồng thời điều chỉnh tỉ lệ % phạt tiền so với mức phạt
tối đa của các chức danh, tăng mức phạt với người sử dụng
rượu bia, vi phạm trên đường cao tốc.
Trong khi đó, ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, đề xuất đối với những
người vi phạm giao thông ngoài phạt tiền cần có hình thức
phạt lao động công ích, lưu số lần bị phạt để phạt lũy tiến…
Tuy nhiên, theo ông Minh, nếu chỉ sửa đổi Nghị định 46 mà
không sửa đổi các luật, nghị định khác liên quan thì hiệu
quả sẽ không cao. Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng khi
sửa nghị định này cần xem xét tăng thời hạn tước quyền sử
dụng giấy phép lái xe và tước vĩnh viễn giấy phép lái xe đối
với những tài xế gây tai nạn nghiêm trọng.
Kết thúc buổi họp, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục
trưởng Tổng cục, cho rằng trước mắt các cơ quan liên quan
cần tăng cường phối hợp chia sẻ kinh nghiệm, kết nối dữ
liệu, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong
việc thực hiện Nghị định 46, tiến tới xử phạt qua hình ảnh.
Đồng thời, đề nghị tổ biên tập tiếp thu ý kiến góp ý để sửa
Nghị định 46 và các thông tư liên quan.
PHÚ PHONG
Hà Nội: Cấm xe máy đang bị
“lợi ích nhóm” thách thức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chia
sẻ như vậy bên hành lang hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ
TP Hà Nội sáng 10-4. Đề cập đến vấn đề cấm xe máy, ông
Chung cho hay hiện nay Hà Nội dành phần lớn ngân sách
(khoảng 38%) để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nhằm
giải quyết nạn ùn tắc.
Ông cho hay ở các nước phát triển thì phát triển ô tô là con
đường chắc chắn, do Việt Nam còn nghèo nên “định hướng ban
đầu là phát triển xe máy”. Các đô thị tại Việt Nam trước sau
cũng sẽ phát triển theo con đường các nước đã làm. Tuy nhiên,
hiện nay việc hạn chế xe cá nhân, đặc biệt là xe máy đang là
thách thức, trong đó có thách thức đến từ “lợi ích nhóm” của
những doanh nghiệp sản xuất xe máy. “Hiện nay, lợi ích nhóm
của các doanh nghiệp sản xuất xe máy đang rất lớn vì mỗi năm
họ sản xuất 3,5 triệu chiếc xe máy” - ông Chung nói.
Theo ông Chung, về mặt dịch vụ đi theo để phát triển ô tô
sẽ tạo công ăn việc làm lớn hơn nhiều so với xe máy.
Trước đó, sáng 9-4, bên hành lang kỳ họp HĐND TP Hà
Nội, Chủ tịch Hà Nội cho hay đề án hạn chế phương tiện cá
nhân để giảm ùn tắc giao thông của Hà Nội đã được UBND
TP trình và được HĐND TP thông qua vào tháng 7-2017,
trong đó đã nêu rõ lộ trình thực hiện. Trên địa bàn TP hiện
nay có gần sáu triệu xe máy. Cho nên cấm xe máy từng
khu vực hay hạn chế vào khu vực nào phải được nghiên
cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng. Toàn bộ phương án cấm xe máy
trước khi quyết định ban hành phải được công bố công khai
và có sự đồng thuận của người dân.
TRỌNG PHÚ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook