092-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứSáu26-4-2019
Xài điện thả ga vẫn
nhận được tiền!
Công ty Điện lực Sài Gòn sẽ thanh toán tiền cho các khách hàng đã
ký thỏa thuận bán điện do hệ thống điệnmặt trời ápmái sản xuất.
HƯƠNG TRANG
N
gày 25-4, Công ty Điện
lực Sài Gòn ký hợp đồng
mua bán điện với khách
hàng đã lắp đặt hệ thống điện
mặt trời áp mái (ĐMTAM).
Đây là lần đầu tiên một đơn
vị thuộc Tổng Công ty Điện
lực TP.HCM (EVNHCMC)
chính thức ký hợp đồng mua
điện của các hộ dân, đơn vị
lắp đặt hệ thống ĐMTAM. Sau
đó, phía điện lực sẽ thanh toán
tiền cho các khách hàng đã ký
thỏa thuận bán điện trước đó.
Vừa xài thoải mái
vừa kinh doanh
Sau khi nghe thông tin về
việc ký kết và thực hiện hợp
đồng mua bán điện với EVN,
một số khách hàng tham dự lễ
ký kết hợp đồng mua bán điện
tại Công ty Điện lực Sài Gòn
đã chủ động xin lắp đặt thêm
ĐMTAM.
Ông NguyễnMinhTâm, ngụ
quận 3 (TP.HCM), cho biết:
“Vào thời điểm nắng nóng,
đặc biệt giá điện tăng như hiện
nay thì việc sử dụng ĐMTAM
là một phương án rất tốt. Việc
lắp đặt ĐMTAM giúp tôi tận
dụng diện tích trên sân thượng
của công ty. Đồng thời, chúng
tôi sẽ không phải lo lắng gì về
việc tăng giá điện hoặc nguy
cơ thiếu điện như hiện nay. Sản
lượng điện mặt trời thu được
sẽ giúp tôi tiết kiệm thêm chi
phí. Với lượng điện tiêu thụ
như hiện nay thì chừng bảy
năm nữa tôi sẽ thu hồi vốn”.
TheoôngTâm, lượngđiện tiêu
thụ hiện nay của công ty ông
khoảng 90 kWh/ngày, trong đó
ĐMTAMđãcungcấpkhoảng80
kWh/ngày. Nhờ vậy mỗi tháng
ôngTâmchỉ cần trả khoảng 300
kWh. Trước những lợi ích từ
pin năng lượng mặt trời và có
thể bán điện được cho EVN,
ông Tâm quyết định lắp thêm
ĐMTAM và liên hệ ngay với
nhà cung cấp xuống khảo sát.
Tương tự, anh Nguyễn Đình
Ái Huyên là hộ dân đã lắp đặt
ĐMTAM vui mừng cho biết:
Cách đâymột năm anh có nghe
nói Nhà nước sẽmua lại điện từ
hệ thống năng lượng mặt trời
áp mái nên anh đã tìm hiểu và
quyết định đầu tư.
“Với số vốn ban đầu là hơn
100 triệu đồng, mỗi tháng
gia đình cũng tiết kiệm được
khoảng 300 kWhmà vẫn có thể
xài điện thả ga. Sau bao ngày
trông mong, hôm nay tôi cũng
chính thức được ký hợp đồng
mua bán điện năng lượng mặt
trời với ngành điện. Đây là
một nguồn năng lượng sạch,
vừa được xài thoải mái, vừa có
thể kinh doanh được. Sắp tới
tôi sẽ giới thiệu với bạn bè để
có thể cùng nhau sử dụng và
kinh doanh” - anh Huyên nói.
Bên cạnh đó, nhiều khách
hàng của EVN cũng tỏ ra lo
lắng khi có quá nhiều người
tham gia lắp đặt ĐMTAM thì
ngành điện có đủ lực lượng
để khảo sát, hỗ trợ người dân
lắp đặt đồng hồ điện hai chiều
không. Đồng thời, khách hàng
yêu cầu EVN giới thiệu những
nhà cung cấp pin có hiệu quả
nhất cho khách hàng.
Khách hàng sẽ nhận
tiền hằng tháng
Ông Phạm Văn Thảo, Phó
banTruyền thông EVNHCMC,
cho biết với nhu cầu sử dụng
điện đang dần nâng cao thì để
đáp ứng nguồn điện cho khách
hàng, ngành điện đã và đang
vận động các hộ dân, cơ quan,
công ty lắp đặt ĐMTAM. Bởi
TP.HCM có cường độ bức xạ
lớn với 1.581 kWh/m
2
/năm, chỗ
cao nhất là 6,3 kWh/m
2
/ngày.
Vớithếmạnhtrên,đếnnayEVN
HCMCđã vận động được 1.432
hộ dân, đơn vị lắp đặt ĐMTAM
với tổng công suất trên 17.000
kWh. Tuy nhiên, trước đó phía
EVNHCMC cũng chỉ làm biên
bản thỏa thuận tạm thời về việc
xác nhận chỉ số công tơ điện và
điện năng giao nhận của dự án.
Đến ngày 25-4, Công tyĐiện
lựcSàiGòn(đạidiệnEVNHCMC)
chính thức ký kết hợp đồngmua
bán điện các dự án điện năng
lượng mặt trời với các chủ đầu
tư. Theo đó, với sản lượng điện
trước ngày 25-4 sẽ được thanh
toán trước ngày 15-5; đối với
sản lượng điện sau ngày 25-4
thì sẽ được thanh toán định kỳ
hằng tháng theo đúng thời gian
thỏa thuận tại hợp đồng đã ký.
Cụ thể, thời hạn của hợp đồng
là 20 năm kể từ ngày vận hành
thương mại.
Ông Phan Vân Phong Vũ,
Phó Giám đốc Công ty Điện
lực Sài Gòn, cho biết theo
Thông tư số 05/2019 của Bộ
Công Thương, giá bán điện
của hộ dân, gia đình lắp đặt
hệ thống ĐMTAM cho ngành
điện được tính bằng Việt Nam
đồng (VNĐ) cụ thể như sau:
Đối với các dự án vận hành
thương mại trước 1-1-2018 là
2.086 đồng/kWh. Dự án vận
hành thương mại từ 1-1-2018
đến 31-12-2018 có giá mua
điện là 2.096 đồng/kWh và vận
hành từ 1-1-2019 đến 31-12-
2019 có giá mua điện là 2.134
đồng/kWh (giá mua điện này
chưa tính thuế GTGT).
Từ năm2020 và các năm tiếp
theo, giá mua điện vẫn tính là
9,35 cent/kWh và được xác
định từng năm dựa theo tỉ giá
trung tâm của VNĐ với USD.
Mức giá này nằm giữa khung
bậc 3 và 4 giá bán lẻ điện sinh
hoạt trong thang giá sáu bậc
của ngành điện. Các dự án điện
năng lượngmặt trời sẽđược thực
hiện theo cơ chế mua bán điện
theo chiều giao và chiều nhận
riêng biệt của công tơ mua bán
điện hai chiều.•
Bà Nguyễn Ngọc Tường Vi, Quyền Trưởng ban Kinh doanh
EVNHCMC, cho biết tiền điện thanh toán bằng VNĐ được xác
định cho từng năm và được tính đến hàng đơn vị đồng (không
làm tròn số). Hình thức thanh toán chuyển khoản và phí chuyển
khoản do chủ đầu tư chịu.
Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn
thì hằng tháng Công ty Điện lực nhận hóa đơn và thanh toán
tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy
định. Chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa
đơn thì hằng tháng Công ty Điện lực thực hiện lập bảng kê để
thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không
bao gồm thuế GTGT.
Sau khi lắp đặt hệ
thống điện năng
lượng mặt trời, chủ
đầu tư có nhu cầu
hòa lưới điện quốc
gia, bán phần điện
dư cho ngành điện
thì gọi tới đường dây
nóng 1900545454 để
được hỗ trợ.
Mở rộng sân bay Nội Bài đáp ứng
100 triệu khách/năm
Cục Hàng không Việt Nam (VN) và Công ty
ADP Ingénierie (ADPi - Pháp) vừa ký bản ghi
nhớ hợp tác dự án nghiên cứu phương án mở rộng
và lập quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc
tế Nội Bài.
Nghiên cứu này nằm trong khuôn khổ hợp tác ưu
tiên giữa hai nước Pháp-Việt về lĩnh vực hàng không
dân dụng, bao gồm hợp tác về thể chế, cung cấp
máy bay cho các công ty hàng không VN, cung cấp
thiết bị và dịch vụ về an toàn hàng không và hạ tầng
cảng hàng không VN.
Được biết đến nay Cảng hàng không quốc tế Nội
Bài đã khai thác vượt quá công suất thiết kế của các
nhà ga.
Để bảo đảm mục tiêu phát triển Cảng hàng không
quốc tế Nội Bài trở thành cảng hàng không hiện đại,
trước đó Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu
Bộ GTVT chủ động làm việc với các nhà khoa học,
các tổ chức tư vấn có năng lực rà soát quy hoạch
phát triển của cảng này.
Trước mắt rà soát quy hoạch khu vực phía Bắc để
nâng quy mô công suất khai thác đạt 50 triệu hành
khách/năm, đồng thời nghiên cứu phát triển về phía
Nam, bảo đảm đến năm 2050 đạt 80-100 triệu hành
khách/năm.
ADPi là công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và kỹ
thuật sân bay của Pháp thuộc Aéroports de Paris
Group (ADP). Công ty này quản lý và thiết kế
các công trình phức hợp sân bay như nhà ga hành
khách, tháp điều khiển, nhà ga để máy bay như
hangar, trung tâm bảo dưỡng máy bay... tại các
sân bay ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Seoul, Dubai,
Jeddah...
Đây cũng chính là doanh nghiệp được Cục Hàng
không VN ký hợp đồng thuê rà soát, nghiên cứu
quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất.
VIẾT LONG
Trộm cả bulông, ốc vít, dây cáp
ngầm trên cao tốc
Công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc
Việt Nam (VEC E) vừa trình báo công an về tình
trạng mất cắp dây cáp điện ngầm, hộp đệm, bulông,
ốc vít trên nhiều tuyến cao tốc.
Cụ thể, theo ghi nhận của VEC E, cuối tuần qua,
trong quá trình tuần tra đường cao tốc, nhân viên
tuần đường đã phát hiện tại lý trình Km 0+000
thuộc nhánh D2 - nút giao Vành đai 2, đường cao
tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (địa phận
phường Phú Hữu, quận 9, TP.HCM) bị mất một số
tài sản hạ tầng.
Tài sản bị trộm gồm 44 m dây cáp điện ngầm loại
CXV 4 x 25 mm
2
; 44 m dây tiếp địa (dây đồng trần)
1 x 10 mm
2
; 44 m dây điều khiển 2 x 4 mm
2
với
tổng giá trị thiệt hại khoảng 13 triệu đồng.
Ngoài ra, trong ba tháng đầu năm 2019, 270
bộ hộp đệm bằng tôn mạ kẽm trên tuyến cao
tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng đã bị tháo trộm.
Khoảng một năm trước, 16 bộ ốc vít nối các
tấm hộ lan tại Km 0+450 – Km 0+600 - nhánh
D2 nút giao Vành đai 2 (TP.HCM) cũng đã bị
kẻ trộm lấy mất.
Theo VEC E, hành vi trộm cắp tài sản trên
các tuyến đường cao tốc gây thiệt hại hàng trăm
triệu đồng mỗi năm và làm gia tăng nguy cơ
mất an toàn, thậm chí tử vong cho người tham
gia giao thông trên các tuyến đường cao tốc khi
gặp sự cố.
Trước thực trạng trên, Tổng Công ty Đầu tư
phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã chỉ
đạo các đơn vị quản lý khai thác thường xuyên
phối hợp với chính quyền các địa phương tăng
cường tuyên truyền cho người dân sinh sống ven
đường cao tốc nâng cao ý thức bảo vệ tài sản
đường cao tốc.
Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng tăng
cường tuần tra, phối hợp với lực lượng xử lý nghiêm
các hành vi trộm cắp nhằm đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn giao thông cho người và phương tiện tham
gia giao thông trên đường cao tốc.
PHAN CƯỜNG
Nhân viên ngành điện
khảo sát gắn đồng hộ đo
đếm lượng điện bán lên
lưới cho khách hàng.
Ảnh: H.TRANG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook