093-2019 - page 13

13
HOÀNG LAN
Đ
i khám chuyên khoa hô
hấp ở Bệnh viện (BV)
quận 2, TP.HCM, bà
Trương Thị Hoa (57 tuổi)
được bác sĩ (BS) kết luận bị
hen phế quản (hay còn gọi
là hen suyễn) và được căn
dặn thường xuyên đeo khẩu
trang để tránh tác nhân bụi
bặm gây cơn hen phế quản
cấp sau khi được cho thuốc.
Tối phải ngủ ngồi
Bà Hoa rầu rĩ cho biết nhà
bà ở mặt tiền đường Nguyễn
Duy Trinh (phường Phú Hữu,
quận 9), gần cảng Phú Hữu
nên thường có xe container
và nhiều phương tiện lưu
thông khiến bụi bay mù mịt,
muốn tránh hít bụi cũng khó.
“Mặc dù ở trong nhà nhưng
tôi vẫn luônmang khẩu trang,
tuy nhiên không thể nào hạn
chế được bụi 100%. Mỗi lần
có việc đi ra ngoài, chạy
sau xe nhả khói đen là tôi
đều thấy khó thở, ngứa cổ,
ngứa mũi. Vào buổi chiều tôi
thường khạc ra đờm có bợn
màu đen, nhất là mùa nắng
bụi bay nhiều. Gần đây tôi
thường khó thở, khò khè,
tối ngủ càng khó thở hơn.
Nhiều lúc khó thở quá phải
ngồi dựa lưng vào tường mà
ngủ” - bà Hoa kể.
Tại BV Thống Nhất cũng
có không ít người đi khám
chuyên khoa hô hấp các bệnh
lý viêm mũi dị ứng, phối tắc
nghẽn mạn tính (COPD).
Ông Lê Văn Châu (56 tuổi,
ngụ huyện Bình Chánh) cho
hay ông bị COPD đã sáu năm
nay. Gần đây thời tiết nắng
nóng cộng khói bụi, xe cộ
xả thải khiến ông luôn cảm
thấy khó chịu, khó thở khi
ra đường và không dám lơ
là đi tái khám.
Do từ trước tới nay không
có thói quen sử dụng khẩu
trang khi ra đường, ông Trần
Phi Hùng (64 tuổi, ngụ quận
2) cho biết từ khi bị viêmmũi
dị ứng, ông bắt đầu siêng đeo
khẩu trang hơn. “Đeo khẩu
trang cũng hạn chế được một
phần thôi, ở nhà thì không sao
nhưng cứ ra đường là tôi hay
bị khó chịu, khó thở, nghẹt
mũi. Ban đầu tôi định để cho
bệnh tự hết nhưng không
thấy hết nên phải đi BS cho
thuốc và lời khuyên” - ông
Hùng chia sẻ.
Cảnh báo nguy hiểm
từ bụi mịn
BS Quách Minh Phong,
Phó khoa Nội tổng hợp,
Trưởng đơn vị hô hấp BV
quận 2, cho hay khói bụi là
một trong những nguyên nhân
khiến những người có bệnh
nền hô hấp như hen suyễn,
viêm mũi dị ứng, viêm hầu
họng, COPD càng nặng hơn
và dễ lên cơn cấp.
“Khói bụi phân thành những
loại hạt mà chúng ta có thể
thấy được và có thể ho khạc
ra được. Cạnh đó cũng có
những loại hạt bụi mịn mắt
thường không nhìn thấy như
các hạt bụi ôxit cacbon, bụi
sắt, bụi silicat siêu nhỏ... sinh
ra từ khí thải xe cơ giới, công
trình xây dựng, nhà máy sản
xuất... Những bụi mịn này
phế quản không thể cản nổi
và lâu dần sẽ tích tụ sâu tận
tiểu phế quản, theo thời gian
gây nên bệnh về hô hấp, tổn
thương phổi” - BS Phong nói.
Cũng theo BS Phong, khói
bụi hít vào hằng ngày không
phải có triệu chứng liền. Mỗi
ngày hít vào một ít, lâu dần
sẽ làm cho đường dẫn khí bị
hư, bị chai. “Các lông mao
trong mũi bình thường khi
bị kích thích sẽ có phản xạ
ho để đẩy khí độc ra thì lâu
dần bị hư, liệt, không đẩy
chất độc ra ngoài được” - BS
Phong giải thích.
Ghi nhận mùa cao điểm
nắng nóng ở BV những
ngày qua, số ca bệnh khám
chuyên khoa hô hấp đang
có xu hướng tăng. Mỗi ngày
đơn vị hô hấp, BV quận 2
tiếp nhận khoảng 30 trường
hợp lên cơn hen suyễn do các
yếu tố dị nguyên tác động và
hơn 40 ca khám các bệnh lý
hô hấp khác.
BS Phong dự đoán thời
điểm giao mùa từ hè sang
thu, kèm theo thời tiết thất
thường lúc nắng lúc mưa,
bệnh lý về hô hấp sẽ càng
tăng nên người dân cần chủ
động bảo vệ sức khỏe. Ngoài
giải pháp đồng bộ của Nhà
nước nhằm giảm ô nhiễm
không khí môi trường, người
dân nên hạn chế tiếp xúc với
khí thải độc hại bằng cách
mang khẩu trang, hạn chế ra
đường giờ cao điểm.
Theo BS Phong, loại khẩu
trang vải chỉ có chức năng
chống nắng nhưng không cản
bụi hiệu quả, người dân nên
trang bị các loại khẩu trang
có than hoạt tính giúp hút
chất độc và cản bụi tốt hơn.
Ngoài ra, vào ban đêm, khi đi
ra đường cũng nên đeo khẩu
trang vì lúc này khói bụi vẫn
ô nhiễm như thường. Cạnh
đó cần nhớ chích ngừa cảm
cúm, ăn nhiều thực phẩm
chứa vitamin C nhằm tăng
sức đề kháng.
“Nếu có các triệu chứng
như hắt xì hơi, ho khạc đàm,
đàm đổi màu trắng đục nên
đi khám chuyên khoa để
được BS đưa ra hướng xử
trí và tư vấn rõ ràng” - BS
Phong lưu ý.•
Bà Trương Thị Hoa đang được BSQuáchMinh Phong thămkhámbệnh hen suyễn. Ảnh: HOÀNG LAN
Bụi mịn là những hạt bụi có kích thước rất nhỏ, mắt
thường không thể nhìn thấy được và rất nguy hiểm. Nó có
khả năng lắng đọng, thẩm thấu và đi sâu vào các phế nang,
vào máu. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học
Lancet
năm 2016, ô nhiễm không khí, trong đó có ô nhiễm
bụi mịn là nguyên nhân của bảy triệu ca tử vong hằng năm
trên thế giới.
“Gần đây tôi thường
khó thở, khò khè, tối
ngủ càng khó thở
hơn. Nhiều lúc khó
thở quá phải ngồi
dựa lưng vào tường
mà ngủ.”
Cứumẹ con sảnphụ
sinhmổ lần2
bị nứt tử cung
Ngày 26-4, thông tin từ BV Từ Dũ (TP.HCM)
cho hay vào lúc 2 giờ 20 cùng ngày, các bác sĩ
(BS) đã kịp thời phẫu thuật cấp cứu một trường
hợp thai phụ bị nứt góc trái tử cung do nhau ăn
sâu vào cơ tử cung. Trước đó, sản phụ NTNN
(34 tuổi) nhập viện trong tình trạng đau bụng
nhiều khi thai còn gần bảy tuần nữa mới tới ngày
dự sinh. Do sản phụ có một lần mổ lấy thai năm
2015 nên các BS nghi ngờ tình trạng trên là do
dọa vỡ tử cung trên đường rạch cơ tử cung trước
đây.
Sản phụ nhanh chóng được chuyển vào phòng
mổ. Tuy nhiên, kíp mổ khá bất ngờ khi vào ổ
bụng thấy có 300 ml máu đỏ tươi nhưng vết mổ
cũ còn nguyên vẹn. Ngay lập tức, BS đã phẫu
thuật để cho bé trai nặng 2,1 kg chào đời. Nguyên
nhân chảy máu lại là do một vết nứt ở góc trái tử
cung, dường như nhau ăn gần hết lớp cơ tử cung
khiến vị trí này chỉ còn một lớp mỏng, nhìn thấy
được cả bánh nhau. BS đã may lại góc nứt, thắt
động mạch cấp máu chính cho tử cung để hạn chế
nguy cơ chảy máu lại.
Theo các BS, tình trạng nhau ăn sâu vào cơ tử
cung gây nên nguy cơ nhau không thể bong sau
khi em bé đã sinh, làm chảy máu không cầm hoặc
làm thủng cả tử cung, gọi là nhau cài răng lược.
Nếu thai phụ từng có vết mổ cũ mổ lấy thai, nhau
thường ăn vào dấu ấn cũ này, có thể xuyên qua
lớp này ăn tới bàng quang. Trong trường hợp của
chị N., thai không làm tổ gần đường mổ, nhau
bám cao ở đáy tử cung nhưng lại xuyên rất sâu
vào góc tử cung, tạo nên một vị trí rất yếu. Dưới
tác động của các cơn gò thưa thớt của giai đoạn
thai trên 32 tuần, nơi mỏng manh này bị nứt, vỡ.
May mắn là sản phụ đã đến bệnh viện kịp thời vì
việc chảy máu nhanh của tử cung có thể làm thai
suy cấp trước khi ảnh hưởng đến tính mạng người
mẹ.
HOÀNG LAN
5 công nhân bị ngộ độc
khí amoniac
Ngày 26-4, thông tin từ Bệnh viện (BV) Bà Rịa,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết nơi đây vừa cấp
cứu thành công năm bệnh nhân bị ngộ độc do hít
phải khí amoniac. Năm bệnh nhân đều là công
nhân làm việc tại Công ty TNHH Hoàng Thành
Chung, chuyên chế biến hải sản tại phường 12, TP
Vũng Tàu.
Sáng cùng ngày, khi các công nhân đến công ty
làm việc thì hít phải khí amoniac rò rỉ, năm người
phải nhập viện với biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt,
khó thở, buồn nôn nên đã được các bác sĩ sơ cấp
cứu ban đầu, cho thở ôxy. Hai người trong số đó
bị nặng hơn được chạy ôxy cao áp. Hiện sức khỏe
của cả năm bệnh nhân đang dần hồi phục và được
tiếp tục theo dõi tại BV.
Một nữ bệnh nhân cho hay trước đây tại công
ty đã xảy ra vài lần khí amoniac bị rò rỉ nhưng
không nguy hiểm như lần này. Buổi sáng chị vừa
tới nhà gửi xe đã hít phải khí rò rỉ, bị choáng, khó
thở nên được đưa vào BV cấp cứu.
HX
Êkíp bác sĩ can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Đời sống xã hội -
ThứBảy27-4-2019
Bụi mịn, “sát thủ”
mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng khiến tình trạng khói bụi ô nhiễm càng trầm trọng
làmột trong những nguyên nhân làmgia tăng các bệnh lý về hô hấp.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook