093-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBảy27-4-2019
M.VƯƠNG-M.CHUNG
N
gày 26-4, TAND TP.HCM
đưa vụ án gây rối trật tự phiên
tòa và chống người thi hành
công vụ từng gây chú ý vì diễn ra
ngay tại trụ sở TAND huyện Bình
Chánh ra xét xử sơ thẩm. Tòa tuyên
phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiền (41
tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) một
năm tù về tội gây rối trật tự phiên
tòa, một năm tù về tội chống người
thi hành công vụ (tổng hợp hình
phạt là hai năm tù).
Cả nhà hung hăng
Bị cáo NguyễnVăn Sang (38 tuổi,
em ruột Hiền) bị phạt một năm tù về
tội chống người thi hành công vụ.
Riêng bị cáo Lê Thị Ngọc Loan (62
tuổi, chị họ Hiền) bị tuyên phạt một
năm tù nhưng cho hưởng án treo về
tội chống người thi hành công vụ.
Theo cáo trạng, sáng 23-7-2018,
tại TAND huyện Bình Chánh
(TP.HCM) diễn ra phiên tòa sơ thẩm
xét xử vụ án tranh chấp lối đi giữa
nguyên đơn là ông Nguyễn Văn
Nam và bị đơn là bị cáo Nguyễn
Văn Hiền và bà Trần Thị Em. Bị
cáo Loan và Sang và nhiều người
thân khác của ông Hiền được xác
định là người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan.
Đến khoảng 11 giờ cùng ngày,
HĐXX tuyên án nhưng trong lúc
thẩm phán đang đọc bản án thì bị
cáo Hiền không đồng ý nên giơ tay
TP.HCM ký quy chế liên ngành giải quyết án hình sự
Hoãn xử vụ tòa xử “siêu nhanh” sau 15 ngày thụ lý
Đại diện ba cơ quan tố tụng TP.HCMký quy chế.
Ảnh: MINHCHUNG
Chiều 26-4, tại trụ sở VKSND TP.HCM
đã diễn ra lễ ký kết quy chế phối hợp liên
ngành trong công tác điều tra, truy tố và
xét xử vụ án hình sự hai cấp giữa CQĐT,
VKSND và TAND TP.HCM (Quy chế 29).
Quy chế 29 quy định những nội dung
phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố,
xét xử án hình sự của CQĐT, VKSND,
TAND hai cấp trên địa bàn TP.HCM. Việc
phối hợp dựa trên nguyên tắc phát huy tinh
thần trách nhiệm, hỗ trợ nhau hoàn thành
nhiệm vụ trên cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh
pháp luật.
Các cơ quan tiến hành tố tụng hai cấp
của TP.HCM có trách nhiệm phối hợp với
các cơ quan liên quan khác để đảm bảo
tính độc lập và chính xác khi thực hiện các
công tác nghiệp vụ.
Quy chế 29 gồm bảy chương, 21 điều, có
hiệu lực kể từ ngày ký (ngày 26-4) và thay
thế Quy chế 29/QCLN-CA-VKS-TA (Quy
chế 29 cũ, ký kết vào năm 2012) để khắc
phục những hạn chế, thiếu sót cũng như bổ
sung các quy định để bắt kịp với tinh thần
của BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2017) và BLTTHS 2015.
“Quy chế này được ký kết với mục đích
ngăn ngừa, đấu tranh, phòng, chống tội
phạm nhằm đảm bảo an toàn cho người
dân, vì sự phát triển của TP” - ông Trần
Thế Lưu (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng
ban Nội chính Thành ủy TP.HCM) phát
biểu nhấn mạnh.
M.CHUNG - M.VƯƠNG
Ba bị cáo tại phiên xử. Ảnh: MINHCHUNG
Vì sao cơ quan tố tụng huyện Bình Chánh
không xử lý?
Theo hồ sơ ngày 31-7-2018, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh ra
quyết định khởi tố vụ án và bị can theo thẩm quyền. Tuy nhiên, sau đó cơ
quan này đã đề nghị VKSND huyện chuyển vụ án lên Cơ quan CSĐT Công
anTP.HCMđể thụ lý. Lý do là để bảo đảm tính khách quan vì bị hại trong vụ
là người công tác tại VKSND huyện. Trên cơ sở đề nghị này, VKSND huyện
đã có công văn gửi VKSND TP.HCM đề nghị tiếp nhận hồ sơ vụ án và cơ
quan này đã đề nghị Cơ quan CSĐT Công anTP.HCM tiếp nhận hồ sơ, bị can
để điều tra, xử lý. Từ đó, VKSND huyện đã ra quyết định chuyển vụ án lên.
Về kết quả phiên xử sơ thẩmvụ tranh chấp dân sự củaTAND huyện Bình
Chánh ngày 23-7-2018. Tại tòa, kiểm sát viên Lân phát biểu quan điểmcho
rằng lối đi mà các bên đang tranh chấp là đường đi chung, đề nghị bị đơn
ông Hiền, bà Em tháo dỡ các vật cản, trả lại lối đi chung cho các hộ. Bản
án của tòa cũng đồng quan điểm với ý kiến của VKS và tuyên như trên.
Sau đó, phía bị đơn là bị cáo Hiền và bà Em kháng cáo. Hiện TANDTP.HCM
chưa xét xử phúc thẩm vụ kiện này.
Sau khi suy nghĩ một lúc,
bị cáo Hiền trả lời tòa,
xác định lại rằng hành vi
của mình là đánh KSV
chứ không phải là quơ
tay trúng mặt.
Ban đầu bị cáo khai chỉ quơ tay trúngmặt kiểm sát viên
và không nhớmấy cái nhưng sau thì thừa nhận đã có
hành vi đấmba cái vàomặt.
3 anh chị em
lãnh án vì
“quậy tưng” tòa án
xin phát biểu ý kiến nhưng chủ tọa
vẫn tiếp tục đọc. Khi chủ tọa đọc
xong bản án và đang tuyên bố bế
mạc phiên tòa thì bị cáo Hiền giơ
tay lên phản đối và chạy xộc lên
bục xét xử đấm vào mặt kiểm sát
viên (KSV) Nguyễn Văn Lân ba cái
làm vỡ mắt kính ông Lân đang đeo.
Lúc này lực lượng công an đang
làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa
ngăn cản, khống chế và đưa bị cáo
Hiền ra khỏi phòng xử án. Sau đó
người nhà của ông Hiền la lối, gây
ồn ào tại trụ sở TAND huyện. Lúc
này, một PV báo
Người Lao Động
dùng điện thoại di động quay lại
sự việc đã bị người nhà ông Hiền
xông đến giành điện thoại, không
cho quay phim và xóa các đoạn ghi
âm, ghi hình.
Khi bảo vệ tòa án đến can ngăn
thì xảy ra xô xát với vợ bị cáo Hiền
nên Hiền xông tới định đánh bảo vệ
nhưng bị ông Phan Minh Tuấn (cán
bộ Công an thị trấn Tân Túc) ngăn
lại. Bị cáo Hiền tiếp tục dùng chân
đạp vào đùi, tay ông Tuấn. Thấy
vậy, bị cáo Loan dùng gậy đánh
vào lực lượng công an để giải vây
cho ông Hiền.
Bị cáo Sang cũng chạy đến hỗ
trợ cho Hiền và Loan nhưng bị ông
NguyễnAnh Bình (Công an thị trấn
Tân Túc, bảo vệ phiên tòa) ngăn lại.
Ông Sang đấm vào mặt ông Bình
trước khi các bị cáo bị lực lượng
công an khống chế.
Chối tội nhưng
không thành
Quá trình xét hỏi, HĐXX đưa ra
nhiều câu hỏi nhằm xác định hành
vi nhận thức của các bị cáo trong
khi gây án. Chủ tọa hỏi bị cáo Hiền
về lý do tấn công KSV thì Hiền
khai do không đồng ý với bản án
nên đã lao lên bục của KSV, cầm
theo tập hồ sơ để nộp nhưng KSV
không nhận nên Hiền đã quơ tay
trúng mặt KSV này.
Bị cáo Hiền khai: “Tôi có quơ
vào mặt KSV nhưng không nhớ
rõ là mấy cái”. Chủ tọa hỏi Hiền:
“Bị cáo xác định rõ là đã đánh hay
là quơ?”, Hiền đáp là quơ trúng
mặt KSV.
HĐXX xét hỏi bị cáo Loan, bị cáo
này cũng khai nhận chỉ quơ bốn cái
vào người một chiến sĩ công an. Về
phần mình, bị cáo Sang thừa nhận
có hành vi đánh người của lực lượng
bảo vệ phiên tòa.
Sau đó, HĐXX đã tạm nghỉ để
hội ý và tuyên bố quay lại phần xét
hỏi. Vị chủ tọa hỏi lại: “Bị cáo xác
định rõ hành vi của bị cáo là quơ
hay đánh?”. Sau khi suy nghĩ một
lúc, bị cáo Hiền trả lời, xác định lại
rằng hành vi của mình là đánh KSV
chứ không phải là quơ tay.
Phần tranh luận, đại diệnVKSND
TP.HCM cho rằng cả ba bị cáo
đều khai báo thành khẩn, ăn năn
hối cải, hành vi phạm tội xuất phát
từ sự thiếu hiểu biết, phạm tội lần
đầu. Tuy nhiên, cần thiết phải xử lý
nghiêm nhằm răn đe và phòng ngừa
chung đối với xã hội. Đại diện VKS
đề nghị tòa phạt Hiền từ 12 đến 18
tháng tù về hai tội; hai bị cáo Sang
và Loan, mỗi bị cáo từ 12 đến 18
tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Luật sư bảo vệ đề nghị HĐXX
xem xét cho các bị cáo được hưởng
án treo vì nhận thức của bị cáo thấp,
hành vi phạm tội xuất phát từ hành
động thiếu hiểu biết, bản thân bị cáo
Hiền còn phải nuôi ba con nhỏ. Về
tội danh, luật sư cho rằng hành vi
của Hiền diễn ra khi phiên tòa đã
kết thúc, chủ tọa đã tuyên bố bế mạc
phiên tòa nên Hiền không phạm tội
gây rối trật tự phiên tòa.
Tuy nhiên, phần tuyên án, HĐXX
cho rằng lập luận trên của luật sư
là không đúng. Bởi bị cáo Hiền
đã hành hung KSV Lân tại phòng
xử án khi mọi người đang ở trong
phòng xử án. Lúc này, HĐXX chưa
rời khỏi phòng xử nên hành vi của
bị cáo Hiền đã cấu thành tội như
cáo trạng truy tố. Hành vi của các
bị cáo xâm phạm đến sự uy nghiêm
của phiên tòa, xâm phạm đến hoạt
động bình thường của cơ quan nhà
nước nên cần xử lý nghiêm.•
Chiều 26-4, TAND TP Nha Trang,
Khánh Hòa quyết định hoãn phiên tòa sơ
thẩm xử vụ kiện tranh chấp hợp đồng vay
tài sản giữa ông Mai Thanh Tùng (47 tuổi,
ngụ TP Nha Trang) và bị đơn là Công ty
TNHH Thiên Hải Phú (trụ sở phường Vĩnh
Hải, TP Nha Trang). Lý do hoãn là vắng
mặt bị đơn và bị đơn có đơn yêu cầu hoãn
phiên tòa. Thời gian mở lại phiên tòa sẽ
được HĐXX thông báo sau.
Theo trình bày của bị đơn, trước ngày
xét xử, công ty nhận được quyết định của
TAND TP Nha Trang về giải quyết khiếu
nại. Theo đó, tòa chấp nhận đơn khiếu nại
của công ty về công văn ngày 16-4 của
thẩm phán thụ lý vụ án ban hành, có nội
dung không chấp nhận yêu cầu phản tố của
phía công ty. Tòa yêu cầu thẩm phán thu
hồi công văn đã ban hành, đồng thời giải
quyết yêu cầu phản tố của công ty theo quy
định.
Vì vậy, ngày 25-4, công ty có đơn đề
nghị tòa hoãn xử để thẩm phán thực hiện
việc thu hồi công văn giải quyết đơn phản
tố theo quyết định giải quyết khiếu nại của
chánh án TAND TP Nha Trang.
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh,
vụ án này được tòa xét xử “siêu nhanh” chỉ
sau 15 ngày thụ lý. Trong thời gian này,
bị đơn có đơn phản tố đối với nguyên đơn
và một người liên quan. Nhưng thay vì ra
thông báo chấp nhận hay trả lại đơn phản
tố thì thẩm phán lại ban hành công văn trả
lời đơn phản tố với nội dung không chấp
nhận phần lớn các yêu cầu của bị đơn.
Bị đơn khiếu nại công văn này, trong khi
chánh án chưa giải quyết đơn khiếu nại thì
ngày 18-4 thẩm phán có thông báo kết quả
phiên họp kiểm tra về giao nộp tiếp cận
chứng cứ. Tiếp đó, ngày 19-4, thẩm phán
ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử
vào ngày 26-4...
HOÀI QUỐC
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook