093-2019 - page 14

14
MINHQUANG
chặng tranh tài thứ 13
dài 141 km từ TP Nha
Trang lên TP Đà Lạt,
đoàn đua sẽ chinh phục hai
ngọn đèo cực kỳ gian nan là
Khánh Lê và Giang Ly. Đặc
biệt là độ dài thăm thẳm 30
km của Khánh Lê chính là
điểm nhấn đáng chú ý nhất
của chặng đua khắc nghiệt.
Nhìn vào cục diện trên
bảng tổng sắp cá nhân, êkíp
TP.HCM Anh văn Hội Việt
Mỹ nắm giữ lợi thế lớn nhất
so với các đối thủ khi họ có
đến năm VĐV nối tiếp nhau
dẫn đầu bảng. Trong đó, áo
vàng hai năm liền 2015-2016
Nguyễn Trường Tài nổi lên
như một ứng viên sáng giá
nhất cho chức vô địch 2019.
Cùng với Trường Tài,
người đội trưởng mẫn cán
Mai NguyễnHưng cũng được
fan hâm mộ TP kỳ vọng sẽ
lần đầu tiên khoác lên mình
danh hiệu cao quý nhất làng
xe đạp Việt Nam. Nhất là sau
nhiều năm liên tục, ngôi sao
làng xe đạp đã chấp nhận hy
sinh lùi một bước làm nền
cho các đồng đội trẻ tỏa
sáng. Bên cạnh đó, cựu áo
vàng 2013 Trần Thanh Điền,
Quàng Văn Cường, Nguyễn
Tấn Hoài, Loic Desriac, cựu
vương 2009GongHyo-suk…
cũng là những nhân tố sáng
giá trong cuộc tranh đua ngôi
vô địch cá nhân.
Sau chặng đồng đội tính giờ
(tại TuyHòa), NguyễnTrường
Tài vượt lên “xé” áo vàng của
Huỳnh Thanh Tùng, khoảng
cách hiện thời Tài tạo ra được
so với đối thủ gần nhất Quàng
VănCường là29giây, với Loic
Desriac là một phút 19 giây.
Tuy nhiên, theo nhận định
của giới chuyênmôn, Nguyễn
Trường Tài (hayMai Nguyễn
Hưng) không phải là át chủ
bài trong cuộc chiến đánh áo
vàng của đội TP.HCM Anh
văn Hội Việt Mỹ.
Như chúng tôi đã nhận
định trước ngày cuộc đua
khởi tranh, Cúp Truyền hình
2019 không còn là cuộc chiến
của các nội binh chính bởi sự
khắc nghiệt của chặng đấu
khắc nghiệt.
Thay vào đó, các nhân
tố ngoại như Sarda Javier
Perez (TP.HCM Anh văn
Hội Việt Mỹ), Loic Desriac
(Bikelife Đồng Nai), Gong
Javier Perez, nhân tố có thể gây bất ngờ sau chặng quyết định trong sự hỗ trợ của êkíp TP.HCM.
Ảnh: HUY PHẠM
Hyo-suk (Gạo Hạt Ngọc Trời
An Giang), cựu vương 2017
Alex Courdroy (TP.HCM
MM MegaMarket), chuyên
gia cá nhân tính giờ người
Iran Mirsamad Pouryseyed
(Tập đoàn LộcTrờiAnGiang,
đang giữ áo chấm đỏ) mới
là những diễn viên chính ở
chặng đua quyết định này.
Xét về khả năng đua đường
trường, nếu độ chênh về
chuyên môn giữa các nội
binh và ngoại binh không
có cách biệt thì trên những
cung đường đèo, các ngoại
binh có trình độ vượt trội hơn
hẳn các tay đua Việt Nam.
Trong lịch sử, những cá
nhân “chân đèo” kiệt xuất như
PhanHoàngThái,NguyễnTấn
Hoài, Lê Ngọc Sơn, Nguyễn
Trường Tài… không ít lần
“chảy nước dãi” (trạng thái
Tất cả nguồn lực
lượng của TP.HCM
sẽ tập trung đẩy
Sarda Javier Perez
lên tuyến đầu,
cạnh tranh áo vàng
chung cuộc.
LĐBĐ châu Á (AFC) vừa giao Việt
Nam (VN) làm bảng trưởng vòng loại
U-16 và U-19 châu Á. Việc được đăng cai
bảng trưởng thường xuyên đến với bóng
đá VN, song khi nào VN làm chủ nhà của
một vòng chung kết châu Á?
Vòng loại U-16 và U-19 châu Á sắp tới,
khu vực Đông Á, ngoài VN được AFC
chỉ định là bảng trưởng một bảng vòng
loại còn có các quốc gia và vùng, lãnh thổ
khác. Theo đó, ở vòng loại U-19 khu vực
Đông Á có các nước, vùng, lãnh thổ như
VN, Campuchia, Đài Loan, Myanmar.
Ở vòng loại U-16 châu Á, ngoài VN còn
có Lào, Indonesia, Myanmar và Singapore.
Đây là những vòng loại châu Á để xác
định các suất dự vòng chung kết châu Á,
rồi tại vòng chung kết đó cũng xác định
các suất châu lục dự World Cup U-20 và
U-17 năm sau đó.
VN từng là chủ nhà của vòng chung kết
cấp châu lục, đó là U-16 châu Á năm 2000
tại Đà Nẵng và vào đến bán kết.
Ở cấp độ vòng chung kết dành cho đội
tuyển quốc gia thì VN chỉ một lần đồng
tổ chức cùng với Thái Lan, Malaysia và
Indonesia, đó là Asian Cup 2007.
Tình hình sân bãi của VN hiện nay khó
có thể tổ chức vòng chung kết châu Á cấp
độ đội tuyển quốc gia hay U-23. Tuy nhiên,
ở lứa tuổi như vòng chung kết U-19 hay
U-16 thì hoàn toàn có thể thực hiện được.
Bởi hiện nay riêng Hà Nội cũng có các sân
Hàng Đẫy, Mỹ Đình và các hệ thống khác
của các trung tâm đào tạo bóng đá.
Khu vực phía Nam tổ chức một vòng
chung kết châu lục cấp độ U-19 trở xuống
vẫn được bởi các sân như Thống Nhất,
Bình Dương và các hệ thống sân tập đều
có thể đáp ứng. Mới đây, bóng đá TP.HCM
vừa khánh thành hai sân tập mới có chất
lượng mặt cỏ chỉ rất tốt ở Trung tâm thể
thao Phú Thọ hoặc Thành Long…
Hy vọng ngày đó sẽ không xa và việc
đăng cai những vòng chung kết tầm cỡ
châu lục sẽ tương tác rất nhiều với sự phát
triển của bóng đá VN cùng sự đầu tư của
nhiều cấp.
TẤN PHƯỚC
Đấu trí và đấu sức tại đèo
Khánh Lê và Giang Ly
Lợi thế trên đỉnh Khánh Lê sẽ quyết định 99% chủ nhân của chiếc áo vàng Cúp Truyền hình 2019.
Vì thế chặng đua khắc nghiệt sáng 27-4 được người hâmmộ xe đạp chờ đợi hơn bao giờ hết.
Khi nào Việt Nam tổ chức được vòng chung kết châu lục?
Thể thao -
ThứBảy27-4-2019
thể lực mất kiểm soát) trước
sức tấn công vũ bão của các
tay đua nước ngoài.
Thế nên với những phân
tích kể trên, HLV được đánh
giá cao tay ấn nhất làng xe
đạp Việt Nam Đỗ Thành Đạt
không thể mạo hiểm toan tính
áo vàng cho Nguyễn Trường
Tài hay Mai Nguyễn Hưng.
Tất cả nguồn lực lượng của
TP.HCM sẽ tập trung đẩy
Sarda Javier Perez lên tuyến
đầu, cạnh tranh áo vàng
chung cuộc với các đối thủ
cộm cán nhất.
Thậm chí ông Đạt sẵn sàng
hy sinh ngôi nhất đồng đội
để tập trung một mục tiêu
duy nhất bảo vệ áo vàng
cho TP.HCM Anh văn Hội
Việt Mỹ.
Hãy chờ xem vì có thể
sau hai ngọn đèo Khánh Lê
và Giang Ly, trật tự sẽ được
định đoạt và giữ vững cho
đến khi đoàn đua về đích
tại TP.HCM vào trưa 30-4.•
Áo chấm đỏ, áo xanh cũng căng thẳng
trong chặng quyết định
• Bên cạnh cuộc chiến áo vàng, danh hiệu “vua leo núi”
giữa Pouryseyed và PhanHoàngThái (Dược DomescoĐồng
Tháp) cũng được chú ý đặc biệt. Nếu trong một ngày thi
đấu xuất thần giành chiến thắng đỉnh đèo Khánh Lê (cùng
điều kiện Pouryseyed hạng ba), Phan Hoàng Thái sẽ vượt
qua khoảng cách thua 7 điểm, đoạt lại áo chấm đỏ từ tay
đối thủ người Iran.
• Để bảo toàn chiếc áo xanh, hai anh em nước rút Lê
Nguyệt Minh và Lê Văn Duẩn phải hoàn thành chặng đấu
khắc nghiệt trong khung giờ an toàn 15% so với tay đua
giành chiến thắng chặng 13.
MQ
Pouryseyed đang giữ áo chấmđỏ trước sự cạnh tranh của nhiều
đối thủ và tất cả sẽ được quyết định tại hai ngọn đèo gian khổ.
Ảnh: HUY PHẠM
Để HLV Sirilak không có bằng cấp làm
thuyền trưởng tuyển Thái Lan đá King’s
Cup 2019 vào đầu tháng 6, LĐBĐ Thái Lan
(FAT) lại phải viết tường trình và giấy xin
phép “nợ bằng” gửi lên AFC năn nỉ lần nữa.
HLV Sirilak chưa có bằng HLV nào cả
nhưng ngồi ghế HLV cấp độ đội tuyển
quốc gia thì bắt buộc phải có bằng HLV
chuyên nghiệp của FIFA (ProLicence).
Cho đến nay, FAT phải làm động thái
xin phép AFC lần thứ ba để ông Sirilak có
điều kiện dẫn dắt tuyển Thái Lan chuẩn
bị King’s Cup. FAT năn nỉ rằng ngay sau
King’s Cup, HLV Sirilak sẽ tham dự khóa
học HLV ProLicence do AFC tổ chức. Sở
dĩ trong thời gian qua ông Sirilak không
thể theo học được là do liên tục dẫn dắt đội
tuyển Thái Lan. Mặt khác, FAT cũng quyết
liệt và đầy trách nhiệm tìm HLV mới, kể
cả các hồ sơ HLV nước ngoài nhưng chưa
tìm ra người ưng ý.
Lần thứ nhất FAT xin AFC là sau trận
Thái Lan thua Ấn Độ 1-4 và HLV Sirilak
thay HLV Rajevac bị sa thải. Lần thứ hai
là trước khi đội tuyển Thái Lan tham dự
China Cup, FAT cũng gửi đơn cầu cứu lên
AFC rằng họ đang tìm HLV trưởng cho
đội tuyển quốc gia mà chưa tìm được. AFC
cũng chấp nhận tiếp cho hoàn cảnh trên.
Còn hiện nay đội tuyển Thái Lan chuẩn
bị để đá King’s Cup 2019, FAT cũng tiếp
tục gửi đơn lên AFC lần thứ ba kèm lời
hứa sau giải này sẽ cho HLV của mình học
lấy bằng FIFA.
Bóng đá Thái Lan từng tự hào là số một
Đông Nam Á thế mà bây giờ lại khốn khổ
với việc dùng HLV nội không có bằng và
cứ phải xin phép AFC cho… nợ.
DUY ÂN
Thái Lan xin “nợ” AFC vì dùng HLV không bằng cấp
Bóng đá Thái Lan đã ba lần xinAFC choHLVđược
hành nghề thiếu bằng cấp. Ảnh: GETTY IMAGES
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook