098-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứHai 6-5-2019
TRÚCPHƯƠNG
“C
ông nhân (CN) nói
nhiều, phát biểu
nhiều, để Chính phủ,
các bộ, ngành lắng nghe,
thấu hiểu và có những hoạch
định chính sách phù hợp với
thực tiễn hơn”. Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ
mong mỏi tại buổi gặp mặt
với gần 1.000 CN, lao động,
trong đó có 90 CN, lao động
kỹ thuật cao ở bảy tỉnh, thành
thuộc vùng kinh tế trọng điểm
và nhiều công đoàn ngành
trong cả nước vào sáng 5-5
tại TP.HCM.
“Cần để CN bậc cao
đi học ngoại ngữ…”
Sau phần phát biểu của
Thủ tướng, đại diện cho 90
CN kỹ thuật cao tại buổi
gặp gỡ, CN Nguyễn Xuân
Quang, Xí nghiệp vật lý
giếng khoan - Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam, đề xuất:
“Chính phủ cần quan tâm
chỉ đạo đổi mới nội dung
và phương thức đào tạo CN
lao động kỹ thuật cao cũng
như công tác đào tạo nghề,
gắn với nhu cầu thực tế của
doanh nghiệp (DN) và đáp
ứng yêu cầu khắt khe của
thị trường lao động”.
Không chỉ vậy, trong quá
trình làm việc, CN kỹ thuật
rất cần được cập nhật và bồi
dưỡng thường xuyên những
kỹ năng về chuyênmôn, ngoại
ngữ để làm chủ công nghệ
mới. “Chúng tôi rất muốn học
ngoại ngữ, bồi dưỡng tay nghề
nhưng để đảm bảo thời gian
làm việc và đồng lương còn
hãy đặt hàng với DN, với
lao động kỹ thuật cao trong
nghiên cứu khoa học, trong
sản xuất máy móc, thiết bị
công nghệ cao phù hợp với
mục tiêu phát triển của DN
và nhu cầu của xã hội.
34 bộ giáo trình quốc
tế để đào tạo người
lao động bậc cao
Trước các kiến nghị được
nêu lên trong buổi gặp mặt,
Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc khẳng định đào tạo có
vai trò quyết định để xây
dựng lực lượng lao động có
trình độ cao và yêu cầu các
bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH,
Bộ GD&ĐT và giám đốc
ĐH Quốc gia TP.HCM trình
bày giải pháp khắc phục các
khuyết điểm vừa nêu.
TrướcyêucầucủaThủtướng,
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung,
Bộ LĐ-TB&XH, trả lời việc
thay đổi tình trạng “nặng lý
thuyết, nhẹ thực hành” là vấn
đề lớn mà Bộ LĐ-TB&XH
và các bộ, ngành liên quan
đã và đang tập trung thay đổi.
Hiện Bộ LĐ-TB&XH đã
nhập 34 bộ giáo trình quốc tế
để đào tạo các môn học phù
hợp với yêu cầu quốc tế, học
viên sẽ được công nhận để
làm việc trong nước và quốc
tế. Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp
tục phối hợp với chín quốc
gia để liên thông công nhận
bằng cấp của nhau. “Việc này
nhằm xây dựng lực lượng lao
động cạnh tranh với lao động
quốc tế, đồng thời khắc phục
tình trạng các trường “có gì
đào tạo đó” hoặc “tiện đâu
đào tạo đó” mà không gắn
với thực tế” - Bộ trưởng Đào
Ngọc Dung khẳng định.
Tiếp lời, Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ
cho biết Bộ đã chỉ đạo, cho
Thủ tướng: Lắng nghe “khối óc,
tiếng lòng” công nhân
Đây là năm thứ tư liên tiếp người đứng đầu Chính phủ có cuộc đối thoại với công nhân để lắng nghe và
chia sẻ nhữngmongmuốn của đội ngũ công nhân lao động trong quá trình hội nhập và phát triển.
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc bắt tay công nhân tại buổi gặp gỡ. Ảnh: QUANG LIÊM
thấp nên anh em CN không
đủ điều kiện để học” - anh
Quang bày tỏ lo ngại.
Trước thực trạng này, anh
Quang mong muốn các DN
nên tạo động lực cho các CN
học tập, nâng cao tay nghề
bằng việc bố trí thời gian học
tập nằm trong quỹ thời gian
lao động, sản xuất.
Mặt khác, anh cũng cho
rằng sẽ rất phí cho DN khi
các CN kỹ thuật cao sau 30
tuổi rút về làm quản lý, hành
chính văn phòng. Vì đây là
thời điểm các CN có đầy đủ
kinh nghiệm và tay nghề để
gia tăng năng suất và sáng tạo
trong công việc. Anh Quang
dẫn chứng ngay tại nơi anh
làm việc, tiền thuê chuyên gia
nước ngoài rất cao trong khi
khả năng của CN, lao động
kỹ thuật cao lâu năm trong
nước nếu được đào tạo nâng
cao thì đáp ứng được. Vì CN
là người cọ xát với máy móc,
công nghệ hằng ngày nhưng
do chưa qua đào tạo, chưa có
bằng cấp nên các CN chưa
được đặt vào vị trí chuyên gia.
Đồng quan điểm, anh Phan
Quang Liền, Công ty Cổ phần
Dệt may 23/9, đề xuất thêm:
Để CN lao động kỹ thuật cao
phát huy được hết khả năng
của mình, giống như một
cách khởi nghiệp, Chính phủ
Trong khi cả nước
có trên 53 triệu lao
động thì lao động
bậc cao chưa đầy
19,5% trong tổng số
người lao động.
Công nhân kỹ thuật cao là tài sản,
vốn quý quốc gia
ViệtNamkhông thểđi theoconđường laođộnggiá rẻ, đầu
tư vốn lớn mà phải tập trung vào đổi mới, sáng tạo. Chính
phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển
đội ngũ CN có tay nghề cao, tận dụng lợi thế dân số vàng
để Việt Nam trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong
khu vực và trên thế giới.
Cùng đó, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo các ngành, địa
phương, chủDNquan tâmbốnvấnđề liênquanđếnđời sống
thiết yếu của CN lao động. Đó là tiền lương và thu nhập; đảm
bảo nhu cầu sống tối thiểu; nhà ở xã hội; môi trường làmviệc,
học tập cho CN lao động và chỗ học tập, vui chơi cho CN, con
cái của CN.
Thủ tướng
NGUYỄN XUÂN PHÚC
phép tạo môi trường sinh
thái gắn kết giữa nhà trường
và DN, theo đó DN tham gia
trực tiếp vào việc đào tạo,
các kỹ sư có kinh nghiệm
có thể tham gia đào tạo. Bộ
GD&ĐT cũng cho phép các
trường chủ động đào tạo các
mã ngành mà các nước tiên
tiến đã có để cập nhật trình
độ quốc tế.
Đồng tình với phản ánh
của các CN, Giám đốc ĐH
Quốc gia TP.HCM Huỳnh
Thành Đạt nhìn nhận: “DN
cần thì mới tìm đến nhà
trường để tìm kiếm nguồn
nhân lực. Các giảng viên,
nhà nghiên cứu thì cũng
lúng túng khi chuyển giao
các công trình nghiên cứu
để áp dụng vào thực tiễn.
Vì vậy, cần có sự vào cuộc
của Chính phủ để thực hiện
theo tam giác liên kết đó là
Nhà nước - nhà trường - DN
trong việc đào tạo nhân lực
chất lượng cao đáp ứng tốt
nhu cầu xã hội”.•
Sáng 5-5, ông Lê Ngọc Khanh, Phó Trưởng phòng
GD&ĐT huyện Đức Hòa, Long An, xác nhận với PV
sự việc trên. Theo ông Khanh, sự việc xảy ra tại Trường
Tiểu học Nguyễn Văn Dương, xã Đức Hòa Đông, huyện
Đức Hòa, Long An. Theo đó, vào giờ thể dục, 13 học sinh
không đem theo quả cầu nên thầy Nguyễn Việt Hưng phạt
các em thụt dầu.
Liên quan hình thức xử lý kỷ luật đối với thầy Hưng,
ông Lê Văn Đức, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết sau khi
phụ huynh phản ánh, thầy Hưng cũng đã đến gia đình xin
lỗi. Hội đồng sư phạm nhà trường đã kiểm điểm, phê bình,
nhắc nhở để thầy không còn sử dụng hình phạt trên.
Thế nhưng sau đó phụ huynh lại tiếp tục gửi đơn lên
chính quyền địa phương. Trước tình hình đó, nhà trường
đã họp bàn và đưa ra hình thức kỷ luật theo đúng quy định
của ngành giáo dục
“Quy định về đạo đức nhà giáo có nêu rõ giáo viên
không được xúc phạm đến thân thể, danh dự, nhân phẩm
của người học. Thế nhưng thầy Hưng đã vi phạm khi phạt
học sinh thụt dầu. Ngoài ra, nhà trường còn căn cứ theo
Nghị định 27 của Chính phủ về xử lý kỷ luật viên chức.
Căn cứ vào những quy định trên, sáng 2-5, trường đã
thành lập hội đồng kỷ luật, thống nhất kỷ luật thầy Hưng ở
mức độ khiển trách”.
“Bản thân là hiệu trưởng, tôi cũng không muốn phải xử
lý kỷ luật đối với nhân viên của mình. Nhưng một khi họ
đã vi phạm khiến phụ huynh phải khiếu nại, tố cáo, tôi
cũng phải xử lý theo luật” - ông Đức nói.
Trước thông tin thầy giáo bị kỷ luật khiển trách vì phạt
học sinh thụt dầu, nhiều nhà giáo đã bày tỏ sự trăn trở.
Thầy Phạm Thư Tùng, giáo viên Trường THPT Tenlơman,
quận 1, nói: “Bản thân tôi không đồng tình với mức xử lý kỷ
luật mà thầy Hưng phải chịu. Nói hình phạt thụt dầu nhưng
thực tế giống như một bài tập rèn luyện thể lực, hơn nữa đây
lại là giờ thể dục. Mong muốn của giáo viên lúc nào cũng
muốn tốt cho học sinh. Nếu nhà trường trao quyền cho phụ
huynh, học sinh quá nhiều thì giáo viên sẽ không còn biết
phải giáo dục như thế nào khi các em vi phạm”.
Tương tự, thầy Lâm Vũ Công Chính, giáo viên Trường
THPT Nguyễn Du, quận 10, bày tỏ: Hiện nay vì tác động
của dư luận nên trước một sự việc xảy ra, một số lãnh đạo
nhà trường có suy nghĩ nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến
trường. Cho nên đôi khi có những lãnh đạo họ chọn giải pháp
an toàn là kỷ luật khiển trách. Thế nhưng khiển trách cũng là
một trong ba mức độ kỷ luật. Khi bị kỷ luật, ngoài việc họ bị
cắt thi đua của năm học đó, giáo viên còn bị ghi vào hồ sơ,
không được tăng lương và còn rất nhiều hệ lụy đằng sau.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng
Trường Tiểu học Mê Linh, quận 3, nói: “Tại sao trường
không tổ chức một cuộc họp có sự tham gia của ban giám
hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh và thầy
thể dục? Dựa trên ý kiến các bên, nhà trường hãy đưa ra
quyết định của mình về việc xử lý thầy giáo. Sự việc ở
mức độ nào phụ thuộc rất lớn ở cách đánh giá, nhìn nhận
vấn đề của nhà quản lý. Nhưng ở đây, tôi thấy việc xử lý
kỷ luật ở mức khiển trách là quá nặng đối với thầy giáo”.
NGUYỄN QUYÊN
Thầy giáo bị khiển tráchvì phạt học sinh thụt dầu
Nhiều giáo viên băn khoăn trước việc xử lý kỷ luật thầy giáo.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook