098-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 6-5-2019
Tăng mức phạt và thời gian
giam bằng lái
Tình trạng
uống rượu
bia rồi lái xe
gây tai nạn
gây bức xúc
trong xã hội.
Bộ GTVT
đang sửa đổi
Nghị định
46/2016 theo
hướng xem
xét tăng kịch khung mức xử phạt
tiền đối với hành vi uống rượu
bia lái xe từ mức tối đa 18 triệu
đồng lên 40 triệu đồng. Đồng thời
tăng thời gian tước bằng lái lên 24
tháng.
Tuy nhiên, các đề xuất tước bằng
lái xe vĩnh viễn, phạt lao động
công ích, phạt tù… tài xế sử dụng
rượu bia tham gia giao thông chưa
thể điều chỉnh trong Nghị định 46.
Hiện Luật Giao thông đường bộ
và Luật Xử lý vi phạm hành chính
đang được Bộ GTVT, Bộ Tư pháp
tổng kết để sửa đổi và Bộ GTVT sẽ
xem xét và kiến nghị sửa đổi các
quy định để đủ răn đe, phòng ngừa
tai nạn giao thông do người uống
rượu bia gây ra.
Tuy nhiên, quá trình sửa luật,
nghị định phải cần thời gian, vì
vậy Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Văn Thể vừa có chỉ đạo các đơn vị
cần đẩy mạnh tuyên truyền. Trong
đó, mỗi cán bộ là một tuyên truyền
viên, làm gương từ trong gia đình
đến cơ quan, khu phố, cộng đồng
trong việc chấp hành pháp luật
nói chung, Luật Giao thông đường
bộ và các quy định liên quan nói
riêng.
Ông
NGUYỄN VĂN THẠCH
,
Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông,
Bộ GTVT
Tước bằng lái, tăng chế tài
dân sự
Đối với hành vi uống rượu bia
tham gia giao thông đã có chế tài
hình sự lẫn hành chính. Cái hiện
nay đang cần điều chỉnh trước
mắt là tăng
chế tài dân
sự, tức là
trách nhiệm
bồi thường.
Ví dụ, một
tài xế tông
chết người
có khi chỉ
bồi thường
80-100 triệu
đồng là phi
lý. Mức này là quá nhẹ, dẫn đến
nhiều gia đình có người thân gặp
nạn bị thiệt đơn thiệt kép… Đành
là tính mạng con người là vô giá
xử hình sự?
Rượu làmchậm
phảnxạ của tài xế
Theo BS CK2 Huỳnh Thanh Hiển, BV Tâm
thần TP.HCM, Nghị định 46/2016/NĐ-CP
nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ô tô,
riêng người chạy xe máy sẽ bị xử phạt khi nồng
độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc vượt
quá 0,25 mg/lít khí thở và mức phạt sẽ tăng dần
theo nồng độ cồn.
Để dễ hình dung và dựa trên các tính toán,
đơn vị rượu (alcohol unit) là lượng rượu tương
đương 10 ml rượu nguyên chất hay 25 ml rượu
mạnh 40 độ hoặc 200 ml bia 5 độ cồn. Khi uống
hai đơn vị rượu trở lên thì nồng độ cồn sẽ vượt
quá 80 mg/100 ml máu hoặc 0,4 mg/lít khí thở.
Luật pháp của hầu hết các quốc gia trên thế
giới bắt đầu xử phạt từ nồng độ 0,4 mg/lít khí
thở nên các Việt kiều thường truyền miệng nhau
là chỉ uống dưới 1,5 lon bia để không bị xử
phạt nếu bị cảnh sát kiểm tra. Tuy nhiên, lượng
rượu uống vào và nồng độ rượu khi test còn
phụ thuộc vào tình trạng chức năng gan, thận và
thời gian từ lúc uống đến lúc bị kiểm tra. Người
suy giảm chức năng gan, thận thì nồng độ cồn
sẽ cao hơn và thời gian sẽ dài hơn.
Từ đặc thù giao thông, Việt Nam quy định
nồng độ rượu đã “hạ chuẩn” bằng 1/2 của thế
giới và nghiêm cấm uống rượu khi điều khiển ô
tô là hoàn toàn đúng đắn.
Do rượu làm chậm phản ứng của não trước
các tình huống cần đưa ra quyết định và phản
ứng tức thời (phản xạ bị chậm) nên người uống
rượu điều khiển xe rất dễ gây ra tai nạn giao
thông. Giả sử một ô tô đang lưu thông với tốc
độ 50 km/giờ và chỉ cần phản ứng chậm một
giây (chậm rời chân ga để đạp chân thắng trong
một giây) thì xe đã trôi về phía trước được 13,8
m (50.000 m/3.600 giây). Đó chính là sự nguy
hiểm khi lái xe mà có một lượng cồn trong cơ
thể.
Theo các tài liệu, lượng rượu dung nạp vào
cơ thể có những ảnh hưởng khác nhau lên não
bộ. Sau đây là các ảnh hưởng cấp của rượu lên
não bộ:
+ 10-50 mg/100 ml máu # 0,05-0,25 mg/lít
khí thở: Suy giảm nhẹ khả năng phán xét, phấn
kích và tăng hoạt động, vài vùng não bộ bị ức
chế.
+ 60-100 mg/100 ml máu # 0,3-0,5 mg/lít khí
thở: Vỏ não bị ức chế lan tỏa, có cảm giác buồn
ngủ, giảm sự tập trung và chú ý, phản xạ chậm
và kém khả năng phối hợp các động tác, giảm
khả năng phán xét và đưa ra quyết định hợp lý,
trương lực cơ giảm. Ở nồng độ này, việc điều
khiển xe rất dễ gây tai nạn và vì thế hầu hết các
quốc gia đều cấm ở nồng độ này.
+ 100-150 mg/100 ml máu # 0,5-0,75 mg/lít
khí thở: Gần như toàn bộ vỏ não bị ức chế, buồn
ngủ, phản ứng trước các tình huống chậm đáng
kể, thất điều động tác, nhức đầu hoặc choáng
váng, suy giảm chức năng thị giác như nhìn mờ
hoặc nhìn đôi, trương lực cơ giảm mạnh.
+ 160-290 mg/100 ml máu # 0,8-1,45 mg/lít khí
thở: Suy giảm cảm giác nghiêm trọng, bao gồm
giảm nhận thức về các kích thích bên ngoài.
Suy giảm vận động nghiêm trọng, đi đứng
loạng choạng hoặc té.
Khi nồng độ đạt trên 400 mg/100 ml máu #
2 mg/lít khí thở: Hôn mê, suy hô hấp, có thể
ngưng thở và tử vong.
(Tài liệu tham khảo: Drinking and driving,
World Health Organization, Global Road Safety
Partnership 2007)
Mamen lái xe phải bị nghiêmtrị
Nên tước bằng lái vĩnh viễn với người uống rượu bia gây tai nạn.
nhưng tôi cho rằng chúng ta cần
phải nghiên cứu, nâng mức bồi
thường dân sự lên hàng tỉ đồng
nhằm góp phần ngăn ngừa.
Bên cạnh đó, đối với những
người uống rượu bia gây tai nạn
giao thông phải tước bằng lái vĩnh
viễn, không cho lái xe nữa.
Ngoài ra, hiện nay chúng ta đang
hô hào không sử dụng rượu bia
khi lái xe nhưng thiếu đi các triển
lãm, video về tai nạn giao thông để
người dân biết sợ và cần quy trách
nhiệm cho lãnh đạo địa phương để
tai nạn giao thông xảy ra nhiều.
Về đề xuất sử dụng rượu bia gây
tai nạn phải xử tương đương với
tội giết người là không thể vì bản
chất hai vấn đề này hoàn toàn khác
nhau.
Đại biểu
LƯU BÌNH NHƯỠNG
,
Phó Trưởng ban Dân nguyện
Quốc hội
Thận trọng khi xem là
giết người
Tội giết
người và
tội vi phạm
quy định
về tham gia
giao thông
đường bộ
có một điểm
khác nhau cơ
bản nhất là
lỗi. Nếu là
lỗi cố ý dùng
phương tiện giao thông để gây
cái chết cho nạn nhân thì tội giết
người. Còn nếu chỉ chứng minh
được họ cố ý với hành vi điều
khiển phương tiện giao thông và vô
ý gây chết người thì không thể cấu
thành tội danh giết người.
Tội giết người có khung hình
phạt cao nhất là tử hình nên chúng
ta cần thận trọng, cân nhắc.
Ông
ĐỖ ĐỨC HỒNG HÀ
,
Ủy viên Thường trực
Ủy ban Tư pháp Quốc hội
Phải có hướng dẫn để xử
hình sự người say
Tình trạng uống rượu bia lái xe
mà không hề nghĩ đến hậu quả,
không quan tâm đến sự an toàn
của bản thân và mọi người đang
diễn ra phổ biến.
Trong năm 2018, lực lượng chức
năng xử lý hơn 91.000 trường hợp
vi phạm nồng độ cồn. Trong bốn
tháng đầu năm 2019 đã xử lý gần
50.000 trường hợp nhưng xét cho
cùng đó chỉ là phần ngọn. Vấn đề
gốc là cần kiểm soát bằng pháp
luật. Chúng ta cần một môi trường
pháp lý chặt chẽ, có sự ràng buộc
rõ ràng để khi người tham gia
giao thông nghĩ đến hình phạt,
chế tài… là
không muốn,
không dám
vi phạm.
Hiện
khoản 4
Điều 260 Bộ
luật Hình sự
đã có quy
định xử lý
hình sự đối
với người uống rượu bia tham gia
giao thông ngay cả khi chưa gây
hậu quả nhưng có khả năng thực tế
gây hậu quả. Tuy nhiên, cần sớm
có hướng dẫn chi tiết về điều này
để có thể ngăn chặn hiệu quả các
vụ tai nạn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, chúng ta phải ngăn
chặn khả năng tiếp cận rượu bia
quá dễ dãi như hiện nay. Ở Nhật
không chỉ tài xế, người ngồi cùng
xe bị xử lý hình sự mà cả người
bán rượu bia cho tài xế cũng liên
đới chịu trách nhiệm…
Thượng tá
NGUYỄN QUANG
NHẬT
,
Phó Trưởng phòng
Hướng dẫn tuyên truyền và điều tra,
giải quyết tai nạn giao thông,
Cục CSGT
“Uống rượu bia,
một người tốt đã thành
kẻ giết người”
Khi nghe
tin tài xế
say rượu lái
xe gây tai
nạn làm hai
người phụ
nữ chết tại
hầm Kim
Liên (Hà
Nội) ngày
1-5, tôi đã viết lên Facebook ngắn
gọn “Uống rượu bia, một người tốt
đã thành kẻ giết người”. Tôi biết
thông tin cơ bản về người lái xe
gây ra tai nạn, về nhân thân của
anh này. Tôi nói anh ấy là người
tốt, trước khi anh ấy uống rượu. Vì
lúc bình thường, bình tĩnh, kiểm
soát được hành vi, anh ấy là người
tốt. Sau khi anh ta uống rượu, lái
xe gây tai nạn chết người thì một
người tốt đã thành kẻ giết người.
Tôi muốn dùng từ “giết người”
trong trường hợp này. Bởi khi được
cấp bằng, tài xế nào cũng biết uống
rượu bia lái xe bị cấm và gây tai
nạn chết người nhưng vẫn thực
hiện. Như vậy chúng ta còn băn
khoăn gì nữa… Tôi cho rằng say
rượu lái xe không khác nào cầm
trong tay khẩu súng nên phải có
chế tài thật mạnh…
Ông
KHUẤT VIỆT HÙNG
,
Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn
giao thông Quốc gia
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook