098-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 6-5-2019
Doanh nhân Đặng Tất Thắng:
“Tôi vềViệt Namđể thử thách”
“Nếu có thất bại thì tôi không tiếc những gì đã và đang làm” - doanh nhânĐặng TấtThắng.
TậpđoànhàngđầuNhật “hiếnkế” chodoanhnghiệpViệt
Tại hội thảo về các tiêu chuẩn đối với hàng hóa vào
chuỗi siêu thị AEON - tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản
do Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư TP.HCM
(ITPC) vừa tổ chức, ông Shito Yuichiro, Tổng Giám đốc
Công ty TNHH AEON TopValu Việt Nam, cho biết: Gần
đây nhiều công ty trên thế giới có xu hướng chuyển sản
xuất từ Trung Quốc qua các nước lân cận và Việt Nam
cũng là quốc gia được lựa chọn. Trong bối cảnh đó, thị
phần xuất khẩu của các nước như Campuchia, Myanmar
sang Nhật thông qua AEON tăng trưởng mạnh. Nhiều mặt
hàng thực phẩm, gia dụng… của Việt Nam xuất khẩu sang
Nhật dù có tăng trưởng nhưng không mạnh như các nước
Myanmar, Campuchia.
Lý giải điều này, ông Shito Yuichiro cho rằng do các
nước như Myanmar, Campuchia nhận được đầu tư nhiều
từ các công ty Trung Quốc và nhận hướng dẫn kỹ thuật
từ Nhật Bản nên mức tăng trưởng của họ cao hơn. Thêm
vào đó, ở Việt Nam nguyên vật liệu hay sản phẩm phụ trợ
phần lớn nhập từ các nước thứ ba như Trung Quốc. Do đó,
hiện tại Việt Nam cạnh tranh chủ yếu về chi phí nhân công
và đây cũng là điểm yếu của Việt Nam.
Ông Yuichiro cho biết thêm từ năm 2018 đến nay, riêng
hàng gia dụng AEON đã đặt hàng của tám doanh nghiệp
Việt với tổng đơn hàng 1 triệu USD. Hiện nay đối với sản
phẩm va ly kéo tập đoàn đã chuyển vùng sản xuất từ Đài
Loan về Việt Nam. Nếu trong tương lai, doanh nghiệp
Việt có thể cung cấp được linh kiện, vật liệu cho sản phẩm
này thì số lượng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng.
Ông Nishitohge Yasuo, Giám đốc điều hành khu vực
Đông Nam Á kiêm Tổng Giám đốc Công ty AEON Việt
Nam, cho biết thêm hiện nay Tập đoàn AEON đang hợp
tác với 2.665 nhà cung cấp Việt Nam, trong đó nhà cung
cấp hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu chiếm nhiều nhất
với 52%. Kim ngạch nhập khẩu hàng Việt Nam tăng đều
hằng năm. Năm 2017 kim ngạch nhập khẩu hàng Việt
thông qua AEON trị giá 246 triệu USD.
Bên cạnh đó, hiện tại AEON còn đang bày bán sản
phẩm độc quyền hàng mang thương hiệu Topvalu được
sản xuất tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế của tập
đoàn. “Chiến lược của Tập đoàn AEON tăng cường mạnh
mẽ hơn nữa chủng loại, số lượng hàng Việt Nam” - ông
Nishitohge Yasuo thông tin.
TÚ UYÊN
PHƯƠNGMINH-QUANGHUY
thực hiện
.........................
N
ếu chọn cách sống an
nhàn, với kiến thức
và chuyên môn, ông
Đặng Tất Thắng, nhà sáng
lập Công ty Giải pháp công
nghệ I3 Australia, hiện đặt
trụ sở tại Công viên phần
mềm Quang Trung có thể dễ
dàng tìm kiếm việc làm bên
Úc, nơi ông định cư.
Nhưng muốn thách thức
khả năng và khao khát giúp
đất nước, ông đã quay về Việt
Nam (VN) thành lập công ty
phần mềm với hướng đi đem
lại những giải pháp tối ưu cho
hệ thống y tếVN, dù biết rằng
chặng đường phía trước còn
nhiều cam go.
Câu chuyện y tế Úc
.
Phóng viên
:
Đâu là lý do
chính khiến ông quyết định
quay về VN làm việc?
+ Ông
Đặng Tất Thắng
:
Trong những chuyến về thăm
VN và vào bệnh viện (BV)
thăm người thân…, tôi nhận
thấy các bác sĩ, điều dưỡng
làm việc trong môi trường
rất nhiều áp lực. Nhiều BV
có sử dụng phần mềm công
nghệ thông tin để hỗ trợ và
giải quyết nhanh công việc
cho nhân viên y tế nhưng tôi
nhận thấy phần mềm tại các
BV thiên về phục vụ quản
trị hàng hóa, vật tư hơn là
hỗ trợ khám lâm sàng cho
bác sĩ.
Trong quá trình làm việc
bên Úc, tôi cũng đã khởi
động học chương trình tiến
sĩ, đặt ra nhiều ước mơ và
tham vọng cho mình. Tuy
nhiên, dù bên Úc tôi đã làm
đến vị trí giám đốc phát
triển phần mềm, song trên
mình còn có chủ đầu tư nên
phạm vi thử nghiệm, những
gì muốn làm sẽ bị giới hạn
đến từ tầm nhìn của người
trả tiền cho mình. Trong khi
xây dựng một doanh nghiệp
khởi nghiệp là cách để hiện
thực hóa những gì mình đặt
ra. Bản thân tôi cũng muốn
thử thách khả năng và muốn
đóng góp kiến thức thu thập
từ nước ngoài về phục vụ
đất nước.
Với những cái nhìn như
vậy, tôi quyết định về VN
mở công ty.
. Ông có nhận thấy sự
khác biệt giữa lập công ty
khởi nghiệp kinh doanh tại
Úc và VN?
+ Việc thiết lập công ty
bên Úc có chi phí cao và phát
triển phần mềm cũng không
rẻ do chi phí nhân công đắt.
Còn về VN, tôi được Nhà
nước miễn thuế trong vòng
bốn năm do hoạt động trong
lĩnh vực công nghệ thông tin.
Hơn nữa, nhân lực trong lĩnh
vực y tế VN có trình độ tốt
và hiện vẫn có mức lương
khá hợp lý.
. Vậy là người làm việc
nhiều năm bên Úc, ông nhận
xét gì về hệ thống y tế củaÚc?
+
Hơn 10 năm làm phần
mềm liên quan đến lĩnh vực
y tế tại Úc, tôi nhận thấy hệ
thống y tế bên Úc luôn muốn
đem lại nhiều tiện lợi nhất cho
bệnh nhân. Các bác sĩ luôn
tận dụng sức mạnh công nghệ
thông tin để khám lâm sàng
chính xác và giám sát chặt
chẽ bệnh án bệnh nhân. Từ
đó bệnh nhân được giải quyết
các vấn đề bệnh tật nhanh và
chính xác.
Mặt khác, các bác sĩ bên
Úc bị ràng buộc bởi tính
pháp lý khá chặt trong hồ
sơ bệnh án nên các BV phải
đầu tư rất nhiều cho hệ thống
phần mềm để đảm bảo trả
lời đầy đủ các câu hỏi về
chuyên môn với thời gian
ngắn nhất.
Chẳng hạn, trước khi ramột
phương pháp điều trị, các bác
sĩ mất nhiều thời gian để khai
thác nhiều khía cạnh từ bệnh
nhân. Khi gặp bệnh nhân, bác
sĩ đã nắm được những vấn đề
căn bản nhất của bệnh nhân
và chỉ cần đào sâu thêm để
khai thác bệnh cảnh.
. Đó là bên Úc, còn nhìn về
VN, ông thấy thế nào?
+ Qua quá trình làm việc
thì tôi thấy hướng đi của Bộ
Y tế VN đang xây dựng hệ
thống phần mềm theo hướng
mô hình chuẩn nước ngoài.
Tuy nhiên, có rất nhiều thứ
mà hệ thống y tế VN có nhu
cầu rất lớn như là bệnh án
điện tử nhưng đến giờ vẫn
đang trong quá trình xem xét
triển khai.
Nên tạo điều kiện
cho doanh nghiệp
chứng minh
. Ông có hình dung được
những khó khăn phải đối mặt
khi về VN khởi nghiệp, kinh
doanh, nhất là trong lĩnh
vực y tế?
+ Những vấn đề tôi gặp
tại VN cũng như bao doanh
nghiệp khác thôi. Với môi
trường kinh doanh ở VN,
cần phải giải bài toán tồn tại
trong 2-3 năm đầu, đó là tìm
được khách hàng, hiểu mục
tiêu tạo ra sản phẩm. Nhưng
khó nhất vẫn là phải có được
khách hàng ổn định. Sau đó
mọi thứ sẽ dễ dàng hơn và tạo
tiền đề chắp cánh cho ước mơ
xa hơn của mình.
Tôi tin công ty của mình
đang đi đúng hướng. Hiện
chúng tôi đã chạm mốc bốn
năm tồn tại, đặc biệt chúng
tôi có nhiều khách hàng lớn
như BVBạch Mai, BVHoàn
Mỹ, Sài Gòn Co.op… đủ ổn
định tài chính để hướng đến
những kế hoạch đặt ra trong
tương lai.
. Nhưng với đặc thù là công
ty làm phần mềm, chắc hẳn
việc tiếp cận khách hàng
không hề đơn giản?
+ Ở nước ngoài, nhà nước
luôn mở cửa cho các doanh
nghiệp phần mềm tiếp cận
để viết các giải pháp tích
hợp thử nghiệm và cho triển
khai thử các ý tưởng đó, nếu
hiệu quả họ sẵn sàng hợp
tác. Nhưng ở VN còn hơi
thiếu điều đó.
Ngoài ra, khi đi chào hàng
các BVcông, câu hỏi đầu tiên
đặt ra cho tôi là đã làm ở đâu
chưa. Quả thật nếu không có
nơi bắt đầu thì rất khó trả lời
câu hỏi đó.
Nếu được, Nhà nước nên
tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp chứng minh và hỗ trợ
doanh nghiệp bằng cách thiết
lập mô hình giả lập và có thể
chọn một số BV tuyến dưới
thử nghiệm, nếu có hiệu quả
thì nhân lên và hợp tác.
. Xin cám ơn ông.•
“Nếu làm ra một
sản phẩm chỉ tốt
tương đương với đối
thủ thì chẳng có lý
do gì để khách hàng
chọn mình. Còn nếu
kinh doanh bằng
mối quan hệ thì nó
không bền vững và
mất rất nhanh.”
Ông
Đặng Tất Thắng
ÔngĐặng Tất Thắng: “Nếu kinh doanh bằngmối quan hệ thì nó không bền vững vàmất rất nhanh”.
Ảnh: PHƯƠNGMINH
“Ai kinh doanh mà không sợ thất bại”
. Khi về VNđầu tư và kinh doanh, ông có sợ gặp rủi ro, thậm
chí thất bại?
+ Ai kinh doanhmà không sợ thất bại nhưng nếu có thất
bại thì tôi không tiếc những gì đã và đang làm. Thực tế, với
tôi, nếu giả định có thất bại thì lại quay về Úc làm việc. Vì
khả năng đáp ứng mức sống cơ bản của con người không
quá lớn đối với các nước phát triển. Vấn đề là mình dám đi
ra khỏi vùng an toàn đó, đặt ra mục tiêu và kiên quyết thực
hiện mục tiêu đó.
Mongmuốn củamột người làmchủ là đạt sự thành công,
có nhiều tiền nhưng với tôi là sự ao ước được góp một tay
thayđổi nềny tếVNtrongmột phạmvi nàođó, đồng thời góp
phần thay đổi chất lượng cuộc sống người dân nước mình.
. Nhưng để đạt mục tiêu đề ra hẳn là công ty ông phải có gì
đó riêng biệt để cạnh tranh và phát triển?
+Tôi cho rằngmỗi doanh nghiệp cần phải có sự khác biệt
để cạnh tranh, với công ty chúng tôi là hướng đến quyền lợi
người dùng phầnmềm. Nếu chúng tôi làmphầnmềmnhư
bao phầnmềm khác thì cũng khó cạnh tranh tại VN, do vậy
chúng tôi buộc phải làm sao cho sản phẩm của mình vượt
hơn bình thường một chút để khách hàng chọn vì không
thể tìm thấy một sản phẩm tương đương thay thế.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook