098-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 6-5-2019
“Siêu ban” ở TP.HCM
hoạt động ra sao?
Ban giao thông đang được xem là “siêu ban” ở TP.HCMvới khối lượng
công việc và số lượng dự án khổng lồ.
Dự án nâng cấp đườngNguyễnHữu Cảnh (quận Bình Thạnh, TP.HCM), một trong danhmục các dự án
chuyển về “siêu ban”. Ảnh: K.CƯỜNG
Các khu quản lý
giao thông cho biết
việc chuyển giao
này sẽ theo nguyên
tắc “nguyên canh,
nguyên cư” và hiện
công tác chuyển giao
không gặp khó khăn
gì.
Rút ngắn quy trình, thủ tục
Theo cơ chế mới, các vấn đề vướng mắc liên quan đến bồi
thường, giải phóngmặt bằng tại các công trình được Ban giao
thông trình lênUBNDTP.HCMthay vì trước đây phải trình theo
các cấp: Từ các khu quản lý giao thông lên Sở GTVT rồi mới
tới UBNDTP. Vậy theo cơ chế mới này thì nhiều quy trình, thủ
tục sẽ được rút ngắn. Theo đó, các vấn đề vướngmắc sẽ được
giải quyết nhanh và gọn hơn.
Về phía Sở GTVT, sau khi chuyển giao các dự án về Ban giao
thông, Sở sẽ tập trung vào công tác quản lý nhà nước thuộc
lĩnh vực xây dựng giao thông, trong đó có các dự án do Ban
giao thông làm chủ đầu tư.
KIÊNCƯỜNG
“T
ừ đầu tháng 5, các
dự án xây dựng cầu,
đường của các khu
thuộc Sở GTVT quản lý theo
địa bàn quận, huyện sẽ do các
ban điều hành dự án thuộc
Ban giao thông tiếp tục triển
khai thực hiện” - ông Lương
Minh Phúc, Giám đốc Ban
Quản lý dự án đầu tư xây
dựng công trình giao thông
(viết tắt là Ban giao thông),
cho biết trong buổi lễ ký kết
biên bản bàn giao mới đây.
Quản lý hàng trăm
dự án
Cụ thể, các dự án xây dựng
cầu, đường trước đây do các
khu quản lý giao thông đô thị
số 1, 2, 3, 4 (Khu 1, 2, 3, 4),
Khu đường sông và Ban nạo
vét Soài Rạp thực hiện, nay
sẽ được chuyển giao về cho
Ban giao thông tiếp tục điều
hành, triển khai.
Nhưvậy, ngoài các dựánmới
nhận bàn giao từ các khu nói
trên cùng với các dự án tầm cỡ
mà Ban giao thông đang quản
lý thì ban này đang được xem
là “siêu ban” ở TP.HCM với
khối lượng công việc và số
lượng dự án khổng lồ.
Một vị lãnh đạo Ban giao
thông cho hay dự án của các
khu chuyển giao về hiện nay
theo thống kê chưa đầy đủ đã
lên tới con số hơn 160 trên địa
bàn TP. Hiện các bộ phận của
ban đang tổng hợp và phân
loại các dự án này.
“Trong hơn 160 dự án được
chuyểngiaovề thì cầnphải phân
loại: Dự án nào đã tất toán, dự
án nào đang triển khai, dự án
nào chuẩn bị giải ngân, dự án
nào đầu tư, dự án nào chuyển
tiếp… rất nhiều nên chúng tôi
cần có thời gian rà soát lại” - vị
lãnh đạo này chia sẻ.
Vị lãnh đạo này cho biết
thêm, Ban giao thông là đơn
vị trực thuộc UBNDTP.HCM,
trước đây có 94 nhân viên và
đang quản lý năm dự án giao
thông đô thị tầm cỡ với tổng
vốn đầu tư khoảng 3 tỉ USD
như đại lộ Đông Tây, dự án
cải thiện môi trường nước TP
các giai đoạn 1, 2, 3, dự án nút
giao An Phú - kết nối với cao
tốc Long Thành - Dầu Giây,
dự án phát triển giao thông
xanh, dự án điều khiển giao
thông TP.
“Ngoài năm dự án trên và
hơn 160 dự án được tiếp nhận
từ các khu, TP cũng vừa mới
giao cho chúng tôi gần cả
chục dự án nữa. Số nhân sự
của ban cũng tăng lên và đạt
gần 270 người” - vị lãnh đạo
“siêu ban” nói.
Chuyển giao “nguyên
canh, nguyên cư”
TheoBangiaothông,hiệnban
vẫn đang chờUBNDTP.HCM
chính thức phê duyệt quy chế
hoạt động của ban để có thể dựa
vào đó tổ chức bộ máy, cơ chế
hoạt động, vận hành trơn tru.
Trước mắt, để vận hành hiệu
quả, liên tục, không gián đoạn
do việc chuyển tên chủ đầu tư
(từSởGTVTTPsangBan giao
thông) thì ban sẽ thành lập các
ban nhỏ, mỗi tiểu ban này sẽ
quản lý các dự án trực thuộc
mỗi khu tương ứng trước đây.
Ngoài ra, các cơ chế trả lương,
chế độ của các nhân sự ở các
khu sau khi về ban cũng sẽ có
những điều chỉnh cho phù hợp.
Liên quan đến công việc và
trách nhiệm của các khu quản
lý giao thông đô thị, trước đây
các khu có nhiệm vụ quản lý -
điều hành dự án - duy tu - sửa
chữa - chiếu sáng - cây xanh
thì nay dự án chuyển về ban,
còn chiếu sáng - cây xanh đã
chuyển về Trung tâmQuản lý
hạ tầng kỹ thuật TP.HCMthuộc
Sở Xây dựng nên các khu chỉ
còn nhiệm vụ về duy tu - sửa
chữa dự án cầu, đường.
“Sắp tới, rất có thể các khu
sẽ được sáp nhập và thành lập
một trung tâmmới chuyên về
duy tu - sửa chữa nhưng tất cả
vẫn còn đang chờ cơ quan chức
năng quyết định” - một vị lãnh
đạo Ban giao thông cho hay.
Liên quan đến công việc
chuyển giao, các khu giao
thông cho biết hiện không có
khó khăn gì và việc chuyển
giao này sẽ theo nguyên tắc
“nguyên canh, nguyên cư”.
“Chúng tôi đã thực hiện
chuyển giao tất cả dự án về
Ban giao thông, đồng thời
các công việc của dự án vẫn
được làm bình thường và
không có khó khăn gì” - ông
Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc
Khu 3, nói.
Ông Nguyễn Xuân Vinh,
Giám đốc Khu 4, cũng cho
biết đã hoàn tất chuyển giao
dự án, hồ sơ, con người, trang
thiết bị liên quan theo đúng
tinh thần “nguyên canh, nguyên
cư” về Ban giao thông.
Còn ông Lê Ngọc Hùng,
Giám đốc Khu 2, cũng cho
biết đã hoàn tất chuyển giao
và các dự án vẫn đang tiến
hành thực hiện bình thường.•
Cần Thơ: Giãn tiến độ 1 dự án
nhà ở xã hội
UBND TP Cần Thơ vừa có quyết định chấp
thuận giãn tiến độ thực hiện dự án nhà ở xã hội
ở phường Phước Thới, quận Ô Môn (do Công ty
TNHH Vũ Thành Dũng làm chủ đầu tư) đến năm
2020 thay vì năm 2018.
“Tháng 4-2019, hoàn thành việc xin phép xây
dựng và khởi công xây dựng công trình; từ tháng
5 đến tháng 7-2019, thi công hệ thống hạ tầng kỹ
thuật; từ tháng 7-2019 đến ngày 30-6-2020, thi
công xây dựng công trình, nghiệm thu đưa vào
hoạt động” - quyết định nêu.
Đồng thời, quyết định này cũng sẽ bãi bỏ Quyết
định 189/QĐ-UBND ngày 22-1 thu hồi chủ
trương đầu tư dự án nhà ở xã hội, phường Phước
Thới do Công ty TNHH Vũ Thành Dũng làm chủ
đầu tư.
Theo Quyết định chủ trương đầu tư 3249/2016
của UBND TP Cần Thơ, dự án nhà ở xã hội nêu
trên có mục tiêu là xây dựng khu chung cư nhà ở
xã hội; tạo điều kiện cho các gia đình có thu nhập
thấp và trung bình được sở hữu căn hộ phù hợp,
giúp ổn định chỗ ở và nâng cao chất lượng sống.
Quy mô dự án gồm bốn khối chung cư. Tầng
một và một phần tầng lửng làm khu thương mại,
dịch vụ và khu sinh hoạt cộng đồng. Tầng 2-7 bố
trí 232 căn hộ với diện tích 58-79 m
2
.
Tổng diện tích sàn của toàn dự án là 18.000 m
2
,
trong đó diện tích phục vụ công cộng là 1.800 m
2
(chiếm 10% diện tích sàn của toàn dự án). Diện
tích sử dụng đất là 5.130 m
2
. Tổng vốn đầu tư của
dự án hơn 125,891 tỉ đồng, gồm vốn tự có của
doanh nghiệp, vốn vay tổ chức tín dụng và vốn
huy động khác. 
NHẪN NAM
Nguy hiểm tại chân cầu Gò Dưa
đã được khắc phục
Khu quản lý giao thông đô thị số 1 thuộc Sở
GTVT TP.HCM (Khu 1) vừa cho hay đã đặt biển
cảnh báo nguy hiểm tại chân cầu Gò Dưa (quận
Thủ Đức, TP.HCM) sau khi có thông tin phản ánh
từ báo
Pháp Luật TP.HCM
.
Cụ thể, đơn vị đã lắp đặt bổ sung các biển báo
“Đi chậm” và “Chú ý quan sát” tại chân cầu Gò
Dưa. Đồng thời, kẻ vạch sơn 3.3 “Vạch phân làn
đường trong khu vực tách và nhập làn” nối liền
hai dải phân cách bên trên đường Phạm Văn Đồng
nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu
thông trên tuyến.
Đơn vị này cũng thông tin trên đường Phạm
Văn Đồng có mật độ phương tiện giao thông rất
lớn, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm sáng và
chiều trên làn hỗn hợp. Nhằm hạn chế nguy cơ
ùn tắc giao thông, tăng khả năng thông hành trên
tuyến, Khu 1 đã thực hiện điều chỉnh giao thông
vào làn ô tô (làn xe sát dải phân cách bên) trên
tuyến đường này trong khoảng thời gian từ 6 giờ
đến 8 giờ sáng và từ 16 giờ đến 19 giờ chiều. Sau
khi điều chỉnh giao thông như trên, tình hình đã
được cải thiện rõ rệt.
Tại vị trí giao lộ Phạm Văn Đồng - Hiệp Bình,
Khu 1 cũng tổ chức điều chỉnh việc lưu thông
bằng cách cấm rẽ phải từ đường Phạm Văn Đồng
vào đường Hiệp Bình, do tại vị trí này có độ dốc
lớn (i = 14,5%), tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao
thông cao. Do đó, tại chân cầu Gò Dưa được thiết
kế vị trí nhập dòng cho các phương tiện chuyển
hướng từ làn ô tô để lưu thông về đường Hiệp
Bình.
Tuy nhiên, vào giờ cao điểm sáng và chiều, tại
đây cho phép xe hai bánh lưu thông vào làn ô tô,
dẫn đến xuất hiện giao cắt giữa hai làn với nhau.
Ngoài giờ cao điểm, xe hai bánh không được phép
lưu thông vào làn ô tô.
Trước đó,
Pháp Luật TP.HCM
có bài phản ánh
“Hiểm nguy rình rập tại chân cầu Gò Dưa”
(đăng
ngày 15-4). Theo đó, điểm giao cắt tại chân cầu
Gò Dưa tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông,
rình rập nguy hiểm đối với người đi đường.
THY NHUNG
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook